Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

1.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Sự đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ của tài nguyên du lịch tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng và sự phân bố của các dạng tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Quy mô hoạt động du lịch của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên và nó quyết định tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. [23]

1.1.4.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Sự phân bố dân cư, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số liên quan mật thiết đến sự phát triển của du lịch.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu du lịch của người dân càng cao, chất lượng dịch vụ càng đa dạng. Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như: công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.

Trên phạm vi toàn cầu, du lịch quốc tế ngày càng mở rộng và nó chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trên thực tế, những đất nước hòa bình, ổn định thường thu hút đông đảo du khách tới tham quan do môi trường xã hội ổn định làm cho du khách yên tâm, tự do khám phá, giao lưu tìm hiểu với người dân bản địa một cách vui vẻ, hòa đồng. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đối với việc củng cố hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế, con người có nguyện vọng được sống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới tác động của các nhân tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài và phụ thuộc vào phương thức sản xuất. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ: Xã hội, nhóm người và cá nhân. Trong đó quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi của xã hội, nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du lịch và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.

Bên cạnh đó, những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thế kỉ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, sự đảm bảo về điều kiện sống cùng với sự gia tăng nhanh tỉ lệ dân số đô thị là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. [19]

1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

* Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đặc biệt là mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu có vai trò thúc đẩy du lịch phát triển. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Chỉ có mạng lưới giao thông thuận tiện và nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Thông tin liên lạc cũng là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó đảm nhiệm việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế trong đó có du lịch.

* Cơ sở vật chất - kĩ thuật

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Do vậy, sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở để xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành giúp cho các cơ sở dịch vụ hoạt động có hiệu quả và kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vì thế, tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo lãnh thổ và là tiền đề căn bản để hình thành các trung tâm du lịch. [10]

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CHDCND Lào là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng, Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

CHDCND Lào là một nước lục địa nằm trên bán đảo Đông Dương ở khu vực Đông Nam Á và kéo dài từ 13054B đến 22030B, diện tích 236.800km2 và có dân số là 6,4 triệu người (năm 2015).

Phần lớn đất đai Lào nằm giữa dãy Trường Sơn và sông Mê Kông, theo chiều Bắc Nam từ Nhọt U đến Keng liphi, dài trên 1000km. Nước Lào có trên 4700km biên giới đất liền với 5 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Thái Lan và Campuchia, đặc biệt có biên giới dài nhất với Việt Nam (khoảng 2069km) và với Thái Lan (khoảng 1835km). Lào là một trong số ít quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển, con đường thông ra biển lâu nay là qua các cảng chủ yếu ở miền Trung Việt Nam như cảng Cửa Lò, cảng Đà Nẵng.

Từ Đông sang Tây, chiều dài của Lào khoảng tứ 150 km đến 500 km (từ 1000 05Đ đến 107037Đ), nằm giữa một bên là dãy Trường Sơn và một bên là sông Mê Kông (chỉ có hai tỉnh Xay Nha Bu Ly và Chăm Pa Sắc nằm phía hữu ngạn sông Mê Kông).

Phần biên giới quốc gia và lãnh thổ của Lào hiện nay dựa trên cơ sở Hiệp định giữa Pháp và Thái Lan được ký kết tại Băng Cốc năm 1893, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Lào.

Hình 1 1 Bản đồ hành chính nước CHDCND Lào Nguồn Tác giả biên vẽ Lào là một 1


Hình 1.1. Bản đồ hành chính nước CHDCND Lào


(Nguồn: Tác giả biên vẽ)

Lào là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn. Đây là nguồn lực rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Lào là đất nước có nhiều sông suối và sông Mê kông là trục lớn chảy từ Bắc đến Nam. Đây cũng là con sông lớn ở châu Á, đứng hàng thứ 8 trên thế giới và có 14 phụ lưu tương đối lớn. Sông Mê Kông trở thành con đường giao thông đường thủy quan trọng nhất của Lào. Trên lãnh thổ Lào có thể chia dòng Mê Kông thành 4 đoạn với những đặc điểm riêng biệt về thủy văn. Hệ động vật của Lào cũng rất phong phú gồm các động vật phổ biến ở Đông Nam Á, điển hình như trâu rừng, bò rừng, bò tót, tê giác, lợn rừng, nai, hổ, báo, chồn, vượn, được phân bố tập trung dọc theo Trường Sơn, Viêng Chăn, Khăm Kớt, Xay Nha Bu Ly... và người ta đã gọi Lào là “đất nước triệu voi”. Các loại chim ở Lào ước tính có 800 loại, trong đó có nhiều loại chim đẹp như chim công, trĩ màu,... Sự phong phú của giới thực - động vật ở Lào có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch. Hiện nay, toàn bộ đất nước lào còn là một cánh rừng xanh tươi mà rừng nguyên sinh chiếm đại bộ phân.

Tài nguyên du lịch của Lào phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lập lại giữa vùng này với vùng khác nên tạo hứng thú khám phá cho du khách tham quan. Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của khách, nhiều lãnh thổ du lịch của Lào nếu được qui hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Viêng Chăn, Luang Prabang và Chăm Pa Sắc...

Trung tâm du lịch thành phố Viêng Chăn có hệ thống mạng lưới cung cấp nước và tiêu nước cho đô thị. Nơi đây có nhiều sông suối chảy qua, đặc biệt là sông Nặm Ngừm. Ngoài ra, còn có câu lạc bộ để hoạt động văn hóa văn nghệ, có cửa hàng ăn uống, bãi câu cá có thưởng... Viêng Chăn có nhiều nguồn

tài nguyên nhân văn tạo điều hiện cho việc phát triển du lịch, tham quan, nghiên cứu và nghỉ ngơi giải trí với các điểm du lịch như Phạ Thạt Luông Viêng Chăn; Vạt Xi Mương; Wat Si Sa ket; Hỏ Phar Keo; wat Xiêng Khuan; wat Ông Tự; wat In Peng; A Nu Xa Va Li (cổng tượng Kỷ niệm); Thạt Đăm (tháp Đen); Tường thành cổ thủ đô Viêng Chăn; Khu vườn văn hóa dân tộc Lào; Khu vườn thanh niên; Vườn thiếu nhi; Vườn Jao Anuvong Cầu hữu nghị Lào - Thái Lan; Thác nước Hỉn Khăn Na...

Thành phố Viêng Chăn vừa là đồng bằng mênh mông bát ngát vừa là chiếc cầu nối tiếp giữa Bắc và Nam, xứng đáng là nơi tiếp nhận, giao lưu khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Viêng Chăn là nơi tập trung văn hóa, văn minh của đất nước Lào.

Tiếp theo là vùng du lịch Hạ Lào (Chăm Pa Sắc) thuộc phần cực Nam Lào. Phía Tây có biên giới giáp với Thái Lan và phía Nam giáp với Campuchia bằng đất liền và lòng sông Mê Kông (thác khổng). Người ta gọi lòng sông này là “Li Phi” có nghĩa là thác ghềnh to và cao khoảng 10-15m, tàu bè không thể vượt qua được. Ở đầu thác có các hòn đảo to nhỏ khác nhau với số lượng 4000 đảo (Xi Phăn Đon) nằm trong lòng sông Mê Kông, có dân cư sinh sống đông đúc, có nền văn hóa, văn minh lâu đời, đại điện nhất là Vạt Phu Chăm Pa Sắc. Toàn khu nhà chùa làm bằng khối đá đảo với nghệ thuật tỉnh xảo của những người thợ giỏ giang, nghệ thuật của ông cha bộ tộc Lào xây ở trên đỉnh núi cao cách xa huyện Pắc Xê về phía Tây Nam 45 km. Ngoài ra, Chăm Pa Sắc còn có chợ sáng lớn để trao đổi hàng hóa, tiền tệ nằm ngay trung tâm thành phố Pác Xê. Chăm Pa sắc có khách sạn lớn, khách sạn này là nhà cũ của Bun Úm (còn gọi là nhà của vua Bun Úm ở Chăm Pa Sắc) vì ngày xưa người ta gọi ông Bun Úm là vua của Chăm Pa Sắc (trước thời giải phóng). Hiện nay, Bun Úm đã ra đi và ngôi nhà của ông được dùng làm khách sạn, nghỉ ngơi, giải trí tương đối hiện đại ở thành phố lớn cực Nam Lào. Người dân nơi đây có tính sáng tạo, cần cù không kém những nơi khác trên lãnh thổ Lào. Bản Xa Phai nổi tiếng về

ngành dệt, vùng cao nguyên Bo La Vên với bốn mùa cây trái đặc biệt là sầu riêng, măng cụt. Riêng bắp cải thì có thể trồng được quanh năm kể cả mùa mưa và tiêu thụ trong cả nước. Chăm Pa Sắc là nơi cung cấp thực phẩm thường xuyên cho cả nước đặc biệt là các loại hoa quả xứ nóng như chôm chôm, măng cụt,...

Một trung tâm du lịch lớn nữa của Lào là Luang Phabang - một trong những nơi du lịch tuyệt với và đồng thời là di sản văn hóa thế giới.

Có thể nhận thấy, Lào có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên, giàu bản sắc dân tộc và văn hóa lịch sử, có nền kinh tế đang phát triển. Đó là những điền kiện thuận lợi để du lịch Lào phát triển với tất cả các loại hình du lịch khác nhau trong tương lai.

Các tài nguyên du lịch tự nhiên có tổ hợp du lịch ven sông hồ, tổ hợp du lịch núi và tổ hợp du lịch đồng bằng, đồi. Trong đó, tổ hợp du lịch đồng bằng, đồi có vai trò quan trọng nhất hiện nay. Thuộc nhóm tài nguyên nhân văn, các di tích lịch sử, văn hoá có sức hấp dẫn và lôi cuốn khách du lịch nhiều nhất.

Lào giao lưu với các nước láng giềng và các nước trong khu vực chủ yếu bằng đường bộ và đường hàng không. Khách du lịch quốc tế đến Lào chủ yếu bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Wat Tay, cửa khẩu quan trọng để đón khách và giao lưu hàng hóa với các nước trên thế giới. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ, đường sông cũng có vai trò nhất định.

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tài nguyên du lịch của Lào đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên và văn hóa (các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc...). Đã tạo điều kiện cho nước Lào phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như: nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày.

Lào coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh du lịch hình thành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch trong nước.

Bảng 1.1. Số lượng khu du lịch ở CHDCND Lào năm 2015



Tỉnh

Khu du lịch

thiên nhiên

Khu du lịch

văn hóa

Khu du lịch lịch sử

Tổng cộng

Phôngxali HuaPhăn XiêngKhoang Luângnặmtha Ouđômxay Borkeo Luângphabăng Xayyabuli

Tỉnh Viêngchăn Thủ đô Viêng chăn Borlikhămxay Khămmuân Savănnạkhẹt Chămpasắc Salavăn

Sêkông

Áttapư

29

36

105

51

71

70

107

29

103

25

70

141

74

112

43

20

30

66

28

54

14

41

23

86

13

11

17

11

30

29

60

32

8

11

3

53

31

14

7

6

34

6

5

9

3

29

13

40

6

4

10

98

117

190

79

119

99

227

48

119

51

84

200

116

212

81

32

51

Tổng cộng

1,116

534

273

1,923

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2015, vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào.

Thực hiện chính sách phát triển và quảng bá du lịch đã khiến cho ngành du lịch của Lào phát triển nhanh chóng. Nhìn chung từ năm 1990 - 2010 số lượng khách du lịch đến với tỷ lệ (27,61%) trên năm. Như năm 1990 số lượng khách du lịch chỉ có 14.400 người, năm 1991 số lượng khách đạt 37.613 người

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí