Đối Với Công Tác Tổ Chức, Quản Lý Đào Tạo.


5.2.2. Đối với đội ngũ giáo viên.


Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người học đồng ý với năng lực của đội ngũ giáo viên, tuy nhiên kinh nghiệm thực tế của giáo viên và sự quan tâm của giáo viên thì không được đánh giá cao. Điều đó có nghĩa là giáo viên còn thiếu kinh nghiệm thực tế và chưa thường xuyên có thái độ quan tâm, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho người học cũng như phát huy tính tích cực của người học. Do đó, nhà trường và bản thân các giáo viên cần phải có sự thay đổi về quan niệm dạy và học, cải thiện về mối quan hệ thầy-trò, áp dụng phương pháp dạy học theo hướng hiện đại với việc lấy người học làm trung tâm cho quá trình dạy-học.

Và điều rất quan trọng là nhà trường cần phải thường xuyên đưa giáo viên đi thực tế tại các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn 4, 5 sao tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà nội. Bởi vì có một thực tế là phần lớn giáo viên giảng dạy các môn chuyên ngành như Lễ tân, Quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, . . xuất phát là những giáo viên giảng dạy tiếng anh, hay những người học đại học chuyên ngành xã hội, sau đó được đưa đi bồi dưỡng và chuyển sang dạy chuyên ngành về du lịch nên họ còn thiếu kinh nghiệm thực tế.

Theo báo cáo về đội ngũ giảng viên tại Trường CĐN Du lịch Vũng Tàu, tỷ lệ giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 1,6%, thạc sĩ là 14,3% và đại học là 69,8%. Như vậy tỷ lệ giảng viên đạt trình độ tiến sĩ và thạc sĩ là rất thấp, nhà trường cần có kế hoạch đưa các giảng viên, nhất là các giảng viên chuyên ngành đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời hàng năm cần mở các lớp tập huấn cho giáo viên vào dịp hè. Nhà trường cũng cần có chiến lược dài hạn, cải thiện chế độ chính sách nhằm thu hút nhiều giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm để cải thiện chất lượng đào tạo của nhà trường.

5.2.3. Đối với cơ sở vật chất.


Khi nhìn vào giá trị trung bình của yếu tố cơ sở vật chất (Xem phụ lục 7) có thể nhận thấy phần lớn người học chưa đồng ý với mức độ trang bị các thiết bị phục vụ công tác đào tạo. Trong các thành phần trên, thành phần bị đánh giá thấp nhất là


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, thư viện và nguồn tài liệu trong thư viện, yếu tố này chưa đáp ứng được công tác học tập của và nghiên cứu của học viên. Qua đây, các cơ sở đào tạo cần thực hiện việc nâng cấp và mở rộng thêm thư viện, các loại giáo trình tài liệu cần bổ sung thường xuyên. Ngoài hệ thống tài liệu và sách báo đã có sẵn thì thư viện cần phải trang bị hệ thống máy tính được kết nối internet để dễ dàng cho việc truy cập và cập nhật kịp thời những thông tin mới liên tục thay đổi từ bên ngoài. Phòng học thực hành cần phải được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ học tập như trang biết bị nấu ăn (phòng thực hành nấu ăn), ti vi, máy chiếu, điện thoại, máy vi tính . . . Thiết bị tại các phòng học thực hành buồng phòng, lễ tân, khách sạn, bếp cần phải được cập nhật hiện đại tương phù hợp với các khách sạn du lịch.

5.2.4. Đối với người học.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 12


Là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo, với các giá trị trung bình ở trên thì kiến thức trước khi học và ý thức tự học chưa được chính bản thân người học đánh giá cao. Trong thời gian tới, nhà trường cần đưa ra những chính sách phân loại cụ thể hơn cho từng đối tượng người học vừa đảm bảo sự lựa chọn các ngành nghề vừa phù hợp với mức độ kiến thức của họ trước khi đào tạo. Bên cạnh đó là các phương pháp động viên, hỗ trợ để người học nhận thức được vấn đề và nâng cao ý thức học tập.

Có một thực tế là hiện nay phần lớn học sinh phổ thông, nhất là học sinh khá giỏi và các bậc phụ huynh còn rất ít quan tâm đến ngành Du lịch, vì vậy khi thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng những học sinh khá, giỏi thường lựa chọn các ngành như Kinh tế, Kỹ thuật, Khoa học tự nhiên . . hay các ngành khác mà không phải ngành Du lịch. Do đó chất lượng đầu vào của ngành Du lịch là khá thấp, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Để khắc phục vấn đề này, các cơ sở đào tạo cần xây dựng và tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh hàng năm cho đối tượng là học sinh phổ thông trung học cuối để thay đổi nhận thức của các em và các bậc phụ huynh, giúp họ quan tâm hơn đến ngành Du lịch. Đặc biện các


cơ sở đào tạo xây dựng chế độ học phí, học bổng, chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút được nhiều người giỏi, qua đó cải thiện chất lượng đầu vào.

5.2.5. Đối với công tác tổ chức, quản lý đào tạo.


Đây là nhân tố cũng có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo. Phần lớn người học chưa đánh giá cao công tác tổ chức quản lý đào tạo của nhà trường (Xem phụ lục 7). Các trường, các cơ sở đào tạo cần phải củng cố công tác quản lý đào tạo tốt hơn, cần thường xuyên khảo sát lấy ý kiến của người học về chất lượng giảng dạy của giáo viên, từ đó đưa ra các cảnh báo về chất lượng đào tạo và có các phương án điều chỉnh thích hợp để cải thiện chất lượng, những vấn đề liên quan đến những thắc mắc, khiếu nại của học viên cũng cần phải được chú ý giải quyết một cách thỏa đáng, có hiệu quả, vì đó cũng là sự quan tâm, khuyến khích thúc đẩy ý thức học tập của học viên tốt hơn.

5.2.6. Một số kiến nghị khác


Bên cạnh các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài này, tác giả cũng có những ý kiến cá nhân đúc kết qua quá trình tìm hiểu và khảo sát tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch và các doanh nghiệp Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và kiến nghị như sau:

Một là, ngành Du lịch nên phối hợp các ban, ngành liên quan triển khai hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch.

Hai là, Nhà nước cần ban hành các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của doanh nghiệp trong việc đào tạo lại đội ngũ nhân lực du lịch; Tăng cường kinh phí đào tạo cũng như nâng cấp cơ sở vật chất; Cho phép đa dạng hóa việc liên kết đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động mời gọi doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo.


Ba là, các cơ sở đào tạo cần phần thường xuyên cập nhật các hình thức đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu của xã hội và đào tạo theo năng lực học viên.

Bốn là, việc nâng cao kiến thức thực tế của học viên cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Do vậy trong chương trình đào tạo phần kiến thức thực hành phải chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Phần kiến thức thực hành có thể chia làm các nhóm:

+ Lồng ghép vào các học phần giảng dạy. Song song với kiến thức lý thuyết sinh viên sẽ được thực hành tại cơ sở của trường hoặc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng lân cận.

+ Thực tập dã ngoại dài ngày. Trong chương trình đào tạo, để tăng kiến thức thực tế cho sinh viên còn thiết kế các học phần thực tập dã ngoại, sinh viên được tổ chức đi thực tập dã ngoại tại các điểm du lịch trong phạm vi cả nước.

+ Thực tập doanh nghiệp. Cuối khóa học, trong chương trình đào tạo có một khoảng thời gian khá lớn cho phần thực tập tại doanh nghiệp du lịch. Sau đó viết báo cáo chuyên đề tốt nghiệp và báo trước Hội đồng khoa học của nhà trường. Điều này không chỉ là việc sinh viên tích lũy được học phần, mà còn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp nâng cao kiến thức thực tế và tạo khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp.

Năm là, trong chương trình đào tạo các học phần giảng dạy được thiết kế để các giáo viên có thể sử dụng được các công cụ hỗ trợ hiện đại: như máy tính xách tay kết hợp với máy chiếu LCD (projector LCD), các phần mềm hỗ trợ (phần mềm thiết kế tour và tuyến điểm, phần mềm không gian 3 chiều về quản trị cơ sở lưu trú, phần mềm giảng dạy pha chế rượu và thực phẩm, phần mềm trang trí và cắm hoa,…). Đồng thời một số học phần nghề nghiệp như nghiệp vụ và quản lý tiếp tân, buồng phòng, bàn bar,… được thực tập tại Trường.

Sáu là, để sinh viên thường xuyên được tiếp cận được với các doanh nghiệp trong chương trình đào tạo có thiết kế 2 học phần chuyên đề. Nội dung các học phần


này là mời các cán bộ quản lý của ngành du lịch, giám đốc các doanh nghiệp du lịch đến trình bày về yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp, hướng phát triển của doanh nghiệp,…và hàng năm cùng với các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ việc làm.

Bảy là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị: Cơ quan quản lý nhà nước - Doanh nghiệp – Nhà trường làm sao cho chính sách, thực tế và đào tạo sử dụng hợp lý phù hợp với nhu cầu xã hội, thị trường. Bởi chính thị trường là nơi đánh giá chính xác nhất thành quả đào tạo. Ngoài ra các cơ sở đào tạo cần có sự tăng cường học hỏi lẫn nhau vì đây là ngành nghề đặc biệt mở và luôn thay đổi, mới mẻ.


5.3. Những đóng góp của nghiên cứu


Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và cũng là để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch, góp phần vào sự phát triển Du lịch của địa phương. Với mục tiêu này, qua kết quả nghiên cứu có thể thấy: Nghiên cứu đã thực hiện việc khảo sát đối với 300 sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu và sinh viên chuyên ngành Du lịch tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, qua đó tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại địa phương. Thông qua kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch như đề xuất cho chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các dịch vụ hỗ trợ và bản thân người học và các đề xuất khác.


5.4. Những hạn chế của nghiên cứu


Để đánh giá chất lượng của một chương trình đào tạo bằng việc đánh giá sự tác động của một số nhân tố đến nó thì cần phải thực hiện nhiều cách đánh giá,


nhiều khía cạnh và các thành phần đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, khả năng, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng là người học đang theo học cao đẳng tại Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu và Sinh viên ngành Quản trị Du lịch Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (Thuộc khoa Kinh tế) mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các đối tượng khác như những người lao động trong các doanh nghiệp du lịch đã qua đào tạo, hay các cán bộ, nhà quản lý ở các khách sạn, nhà hàng, các đơn vị quản lý du lịch.

Việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo cách thức lấy đại diện và thực hiện việc khảo sát ngẫu nhiên mà chưa đi sâu vào đặc điểm của từng đối tượng; do đó, mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát hết toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Nghiên cứu chưa xem xét đến sự ảnh hưởng của một số yếu tố tới chất lượng đào tạo như giới tính, độ tuổi, yếu tố vùng miền của sinh viên.


5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo


Với những hạn chế về cách thức và phạm vi nghiên cứu, tác giả thấy cần có một nghiên cứu có thể đánh giá toàn diện hơn về các khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch; mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các đối tượng khác là người học ở tại các địa phương khác, đặc biệt là các trung tâm kinh tế, du lịch lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Huế, . . . , người học đã tốt nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, người sử dụng lao động Du lịch. Và đặc biệt, nghiên cứu sự hài lòng của các doanh nghiệp du lịch đối với chất lượng lao động đã qua đào tạo. Làm được điều này mới bao quát được nhiều vấn đề ảnh hưởng và mức độ tác động của các vấn đề đó đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch.

Bên cạnh đó, vấn đề chọn mẫu nên được tiến hành theo cách thức lấy đại diện nhưng cần đi sâu hơn vào việc phân loại từng nhóm đối tượng khảo sát, như thế sẽ làm tăng khả năng khái quát của tổng thể mẫu nghiên cứu. Tiến hành phân tích để


thấy sự ảnh hưởng của một số yếu tố như giới tính, độ tuổi, dân tộc . . . khi đánh giá về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch.

Tác giả cũng sẽ thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ học viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, qua đó có thêm tông tin để đánh giá được chất lượng đào tạo được chính xác hơn. Đồng thời cũng nghiên cứu dự báo báo về nhu cầu lao động du lịch trong tương lai để các trường xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp hơn.


Tóm tắt chương 5

Từ kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đưa ra kết luận và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số kiến nghị khác. Trong chương này cũng nêu lên các đóng góp của nghiên cứu cũng như những mặt còn hạn chế. Và cuối cùng là đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

2. Đang, N.T.(2011), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

3. Đ.B.Diệp (2010), Đánh giá chất lượng dịch vụ khu Du lịch Biển Đông Thành phố Vũng Tàu, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. TS. Phan Đình Nguyên và ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Trần Nam Trung (2012), Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo các trường Đại học và Cao đẳng TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 41, pp.24-28.

5. Nguyễn Phước Lân (2010), Mức độ hài lòng của học viên tại Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Quốc gia TP.HCM, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.

6. Thủy, L.X và P.T.M.Lý (2011), Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3(44).

7. Hồ Minh Sánh (2009), Đo lường chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ADSL, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.

8. Quốc hội (2005), Luật Du lịch.

9. Quốc hội (2005), Luật giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2023