Đánh Giá Tình Trạng Dinh Dưỡng Trẻ Em Theo Chỉ Số Z-Score


N guyên nhân sâu xa (tiềm tàng) là sự yếu kém trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em; Kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình, vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo vệ sinh, tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế.

N guyên nhân cơ bản (gốc rễ) dẫn đến thiếu dinh dưỡng đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội, chính sách, tiềm năng của mỗi quốc gia.

1.1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo chỉ số Z-score

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [26]. Tình trạng dinh dưỡng của cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phNm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sinh hoá, sinh lý trong quá trình chuyển hoá. Việc sử dụng thực phNm phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng), là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng, hoặc cả hai.

Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề về dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phNm của một cộng đồng. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, và có thể sử dụng để so sánh với số liệu của quốc gia hoặc các cộng đồng khác [27].

Có nhiều chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Đó là các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu và nhị đầu, vòng đầu… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ. Theo đó, các số đo chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ được sử dụng để tính toán các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [28]. Do trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển không khác nhau theo chủng tộc, nên Tổ chức Y tế Thế giới năm 1980 đã chọn


số liệu N CHS (N ational Center for Health Statistics) của Hoa Kì làm quần thể tham chiếu để so sánh. Tháng 4 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức khuyến cáo sử dụng quần thể chuNn (WHO Child Growth Standards) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thay thế cho quần thể N CHS đã được sử dụng trước đó. ChuNn mới mô tả sự phát triển bình thường của trẻ dưới điều kiện môi trường tối ưu và có thể sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở bất kỳ nơi nào, bất kể dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và tập quán nuôi dưỡng [29]. Tại Việt N am, Viện Dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo sử dụng quần thể chuNn 2006 này [30].

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng các chỉ số Z-scores để đánh giá TTDD ở trẻ. Z- score được tính bằng công thức [31]:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Z െ score ൌ Kích thước đo được െ trị số trung bình của quần thể

Độ lệch chuẩn của quần thể chuẩn

N hư vậy ta có các chỉ số Z-score tương ứng với các chỉ số nhân trắc bao gồm chiều cao theo tuổi (Height for age Z-score - HAZ), cân nặng theo tuổi (Weight for age Z-score - WAZ), cân nặng theo chiều cao (Weight for length/height Z-score

- WHZ). Ba chỉ số này so sánh chiều cao, cân nặng của một trẻ với giá trị trung bình của quần thể chuNn được nuôi dưỡng tốt cùng tuổi và cùng giới. Chỉ số HAZ được sử dụng để đo lường tình trạng SDD mạn tính ở trẻ. Chỉ số WHZ sử dụng để đo lường SDD cấp tính ở trẻ và chỉ số này có thể thay đổi rất nhanh. Chỉ số WAZ bị ảnh hưởng bởi SDD cấp tính và mạn tính. Một trẻ được coi là SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và SDD gầy còm khi các chỉ số Z-score tương ứng WAZ, HAZ, WHZ dưới -2 [29], [31].

- Cân nặng theo tuổi (WAZ): là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất. Trẻ có WAZ thấp là trẻ bị SDD chung, không phân được SDD mạn tính hay cấp tính, trường hợp này còn được gọi là trẻ nhẹ cân (Underweight).

- Chiều cao theo tuổi (HAZ): phản ánh sự tăng trưởng về chiều cao, HAZ thấp chỉ sự thiếu sức khỏe hay thiếu dinh dưỡng đã kéo dài và tích lũy. Trẻ có HAZ thấp gọi là trẻ bị thấp còi (Stunting).

- Cân nặng theo chiều cao (WHZ): phản ánh trọng lượng với chiều cao cơ thể, chỉ số này thấp là hậu quả của một quá trình cấp tính và nặng dẫn tới mất cân bằng đáng kể, thường là đói cấp tính hoặc bệnh nặng. Trẻ có WHZ thấp gọi là trẻ SDD cấp hay gầy còm (Wasting).


1.1.4. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em thế giới

1.1.4.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng

Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em là một gánh nặng của thế giới, đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, gây ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực sức khỏe mà còn trong mọi lãnh vực khác như kinh tế, xã hội [32].

N ăm 2020, theo thống kê của UN ICEF, WHO và N gân hàng Thế giới (WB), trên toàn cầu có khoảng có 144,0 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi, 47,0 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm, trong đó 14,3 triệu trẻ bị SDD nặng. N hư vậy, SDD vẫn ở tình trạng báo động. Đặc biệt, SDD thể thấp còi giảm rất chậm và SDD thể gầy còm còn ảnh hưởng đến nhiều trẻ em.

Hình 1.2 cho thấy, sự phân bố SDD thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới. Có khoảng hơn 90% các trường hợp thấp còi sống ở châu Phi và châu Á. Trong số đó, có hơn một nửa trẻ thấp còi phân bố ở Châu Á (khoảng 78,2 triệu trẻ) và khoảng 2/5 phân bố ở Châu Phi (57,5 triệu) [33]. Tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn còn chiếm ở mức rất cao trong cộng đồng (khu vực Đông Phi 34,5%, N am Á 31,7%, Trung Phi 31,5%).

Hình 1 2 Phân bố trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi 2019 Nguồn UNICEF WHO WB 2020 1

Hình 1.2. Phân bố trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi 2019

(Nguồn: UNICEF, WHO, WB, 2020)

N guyên nhân được giải thích cho tỷ lệ SDD cao ở các khu vực trên vì SDD có liên quan chặt chẽ đến nghèo đói [34]. Tác động của nghèo đói đối với các cá nhân có thể được nhìn thấy qua nhiều biểu hiện, bao gồm tình trạng dinh dưỡng kém, mất an ninh lương thực, dễ bị bệnh tật, giảm năng suất, và sự phát triển thể chất và trí tuệ bị tổn hại. N goài ra, những người sống trong cảnh nghèo đói không thể tiếp cận các


nhu cầu thiết yếu bao gồm thực phNm dinh dưỡng, môi trường hợp vệ sinh, nơi ở thích hợp và chăm sóc sức khỏe đầy đủ [35]. Do đó, sẽ không sai khi cho rằng, mặc dù SDD là một hiện tượng toàn cầu, nhưng những người sống trong cảnh nghèo đói phải đối mặt với gánh nặng cao hơn. Một nghiên cứu khác đã xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng thấp còi ở trẻ là: trình độ học vấn của mẹ thấp, giới tính nam, hộ nghèo, thời gian cho con bú kéo dài, trẻ nhẹ cân, tuổi của mẹ (<20 tuổi), nguồn nước uống (không được cải thiện), chỉ số BMI (Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể) của mẹ thấp (<18,5), tình trạng tiêu chảy, trình độ học vấn và nơi ở của người cha thấp (khu vực nông thôn) [36].

Hình 1 3 Xu hướng suy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 2


Hình 1.3. Xu hướng suy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2000-2019

(Nguồn: UNICEF, WHO, WB, 2020)

Hình 1.3 cho thấy sự suy giảm tỷ lệ thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới kể từ năm 2000 cho đến 2019. Trong thời gian 20 năm, tỷ lệ SDD thấp còi trên toàn cầu đã giảm từ 32,4% xuống còn 21,3%, trong đó, Châu Á giảm mạnh nhất (từ 37,8% năm 2000 xuống còn 21,8% năm 2019), Châu Mĩ La tinh và Carribean giảm từ 16,8% xuống còn 9%, Châu Phi giảm từ 32,8% xuống 29%. Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc SDD thấp còi giảm nhưng số lượng trẻ thấp còi ở Châu Phi lại tăng lên: từ 49,7 triệu (2000) lên 57,5 triệu (2019). N hiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thấp còi vẫn


chiếm tỷ lệ rất cao như ở Etiopia là 38,3% [37], vùng Karamoja ở Uganda lên tới 45% [38].

Bên cạnh tình trạng thấp còi, hàng triệu sinh mạng trẻ em trên thế giới còn bị đe dọa bởi tình trạng SDD gầy còm. N ăm 2019, có khoảng 6,9% trẻ em toàn cầu gầy còm tương ứng với khoảng 47 triệu trẻ. Trong số đó, có hơn một nửa (khoảng 32,6 triệu) trẻ gầy còm ở Châu Á, 12,7 triệu trẻ ở Châu Phi và 0,7 triệu trẻ ở Châu Mĩ La tinh và vùng Ca-ri-bê, 0,1 triệu trẻ ở Châu Đại dương [33]. Báo động nhất là tại Châu Á và Châu Đại dương, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì gầy còm ảnh hưởng tới 1 trẻ, làm tăng nguy cơ tử vong (hình 1.4).

Hình 1 4 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gầy còm năm 2019 Nguồn UNICEF WHO WB 3

Hình 1.4. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gầy còm năm 2019

(Nguồn: UNICEF, WHO, WB, 2020)

Mặc dù, các nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ ra rằng, tình trạng gầy còm và thấp còi là hai tình trạng riêng biệt với những nguyên nhân và hậu quả khác nhau. N hưng với những nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu kéo dài cho thấy, SDD gầy còm có khả năng góp phần gây ra tình trạng thấp còi và các dạng suy giảm phát triển khác của cơ thể [39]. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gầy còm của trẻ em ở 6 quốc gia N am Á được phân tích dao động từ 9% ở Afghanistan đến 21% ở Ấn Độ [40] đã phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến tình trạng gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi như: giới tính, đặc điểm của bà mẹ, đặc điểm hộ gia đình, môi trường.


Xu hướng thay đổi tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới phụ thuộc vào mức thu nhập bình của mỗi quốc gia (hình 1.5). Ở các nước có thu nhập thấp, vấn đề về SDD vẫn còn trầm trọng [32]. Trong khi các nước có thu nhập cao và trên trung bình đã giảm tỷ lệ SDD thấp còi hơn 2/3 kể từ năm 2000, trong khi các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình chỉ đạt được mức giảm một phần ba.

Thu nhập thấp

Thu nhập trên trung bình

Thu nhập cao

Thu nhập trung bình

Hình 1.5. Sự thay đổi tỷ lệ trẻ em thấp còi, gầy còm, thừa cân tại các quốc gia có mức thu nhập khác nhau giai đoạn 2000 – 2019

(Nguồn: UNICEF, WHO, WB, 2020)

1.1.4.2. Tình trạng thiếu VCDD

VCDD đóng một vai trò thiết yếu trong sinh lý học và miễn dịch học của con người (Guerrant và cộng sự 2000) nhưng sự thiếu hụt thường gặp ở thời thơ ấu và có thể gây ra hậu quả lâu dài về sức khỏe. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những hậu quả sức khỏe lâu dài của tình trạng suy dinh dưỡng ở thời thơ ấu như suy giảm phát triển nhận thức và tăng trưởng thấp cò [42].

Thiếu VCDD là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng. Không giống như suy dinh dưỡng protein-năng lượng, hậu quả của tình trạng thiếu VCDD không phải lúc nào cũng thấy rõ, do đó, nó được gọi là 'nạn đói tiềm Nn' [41]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có hơn hai tỷ người bị thiếu VCDD trên toàn cầu [42].

Thiếu sắt

Thiếu VCDD phổ biến nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu là thiếu sắt. Sắt là một nguyên tố thiết yếu với các chức năng quan trọng như vận chuyển oxy, tổng hợp DN A và chuyển hóa cơ. Thiếu sắt là yếu tố quyết định chính của bệnh thiếu máu,


là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 33% phụ nữ không mang thai, 40% phụ nữ có thai và 42% trẻ em trên toàn thế giới [43].

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của cơ thể, giảm hoạt động thể chất, giảm năng suất lao động và khả năng làm việc cũng như đến các hoạt động xã hội, nghiêm trọng hơn, thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn [44].

Hình 1 6 Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em trên thế giới 45 Trong hình 4

Hình 1.6. Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em trên thế giới [45]

Trong hình 1.6, chúng ta thấy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trên toàn cầu, có khoảng 42% trẻ em bị thiếu máu. Tỷ lệ này thấp nhất ở các khu vực có thu nhập cao như Bắc Mỹ (9%), Châu Âu và Trung Á (22%), và Đông Á & Thái Bình Dương (26%). Tỷ lệ này cao ở N am Á và Châu Phi cận Sahara, với tỷ lệ lần lượt là 55% và 60% trẻ em bị thiếu máu [46]. Các nước đang phát triển có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em vẫn rất cao: 53% ở Ấn Độ, 45% ở Indonesia, 37,9% ở Trung quốc, và 31,8% ở Phillipines, trong khi đó các nước đã phát triển tỷ lệ này tương đối thấp: Mỹ (3 - 20%), Hàn Quốc (15%) [46], [47].

Thiếu kẽm

Thiếu kẽm thường thấy ở những trẻ thiếu máu và SDD. Theo cách ước tính của WHO năm 2000, ở bất cứ nơi nào, khi tỷ lệ SDD thể còi > 20% được coi là thiếu kẽm có YN SKCĐ [48]. Một số tác giả đã nêu lên tình trạng thiếu kẽm cũng khá phổ


biến ở những nước có thu nhập thấp [49]. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, nguy cơ thiếu kẽm tương đối cao ở các nước đang phát triển [41]. Tỷ lệ ước lượng dân số thiếu kẽm cao nhất ở khu vực N am Á, tiếp theo là Bắc Phi và Trung Đông. Đông N am Á (trong đó có Việt N am) là khu vực có nguy cơ thiếu kẽm cao, đứng thứ 3 trên thế giới.

Hình 1 7 Tỷ lệ thiếu kẽm trên thế giới 50 Thiếu vitamin A Thiếu vitamin A là 5

Hình 1.7. Tỷ lệ thiếu kẽm trên thế giới [50]

Thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa có thể phòng tránh được ở các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình, trong đó trẻ em và phụ nữ có thai là đối tượng đặc biệt dễ mắc phải [51]. Các chiến lược can thiệp y tế công cộng như hướng dẫn bổ sung vitamin A của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em là một biện pháp can thiệp hiệu quả với chi phí thấp. Tuy nhiên, vào năm 2017, UN ICEF báo cáo rằng, trong số các quốc gia được coi là ưu tiên cho các chương trình bổ sung vitamin A cấp quốc gia, chỉ hơn một phần ba đạt được tỷ lệ bao phủ từ 80% trở lên trong năm 2016 [52]. Trong hình 1.8, chúng ta thấy tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 1995-2005, tỷ lệ thiếu cao nhất ở khu vực châu Phi cận Sahara và N am Á, thường lên tới 60-70% [53]. Tỷ lệ

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023