Số Lượng Khách Du Lịch, Thu Nhập Và Thời Gian Nghỉ Đêm Từ Năm 2011 - 2020

doanh thu đạt 2.250.000 đô la Mỹ. Chính phủ thực hiện năm Du lịch Lào trong khoảng thời gian năm 1999 - 2000, làm cho số khách du lịch tăng nhanh, ví dụ: Năm 2000 đạt 737.208 người, doanh thu 113.898.285 đô la Mỹ, xếp hạng số 1 trong ngành xuất khẩu kinh tế [20].

Bảng 1.2. Số lượng khách du lịch, thu nhập và thời gian nghỉ đêm từ năm 2011 - 2020‌


Năm

Số lượng khách

Thu nhập (USD)

Thời gian

nghỉ (đêm)


Lưu ý

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2.723.564

3.330.072

3.779.490

4.158.719

4.332.000

4.680.000

5.028.000

5.376.000

5.724.000

6.072.000

406.184.338

506.022.586

595.909.127

641.636.543

672.192.000

728.446.000

784.700.000

840.954.000

897.208.000

953.462.000

7,0

7,2

8,4

7,9

8,8

9,2

9,7

10,2

10,8

11,5


Dự kiến Dự kiến Dự kiến

Dự kiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2015, vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào.

Sau khi Lào là chủ nhà năm Du lịch ASEAN, số khách du lịch đã tăng lên trong bước thứ 2, lên đến 894.806 du khách, đạt 118.947.707 đô la Mỹ. Năm 2011 số lượng khách du lịch vào nước Lào đã đạt 2,7 triệu du khách. Đến năm 2015 số lượng khách du lịch chiếm tới 4,3 triệu người, trong đó dân số Lào chưa đến 7,0 triệu người (tức là cứ 2 người dân đón 1 lượt khách du lịch). Du lịch Lào đang vượt xa Việt Nam. Trong khi đó, VN (dân số 91 triệu) đón 7,9 triệu lượt khách. Xét về hiệu quả thì Việt Nam thấp hơn.

Tiểu kết chương 1


Chương 1 đã tổng kết các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu như về du lịch, phát triển du lịch. Có thể thấy khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ của người dân cũng tăng theo. Ngày càng có nhiều du khách muốn tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những điểm du lịch hấp dẫn, những nét văn hóa, phong tục tập quán khác biệt của các cộng đồng dân tộc thông qua hoạt động du lịch. Lào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nếu khai thác tốt lợi thế này thì ngành du lịch của Lào sẽ phát triển nhanh chóng, kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO‌


2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Trên bản đồ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành phố Viêng Chăn ở khu vực miền Trung Lào, với hệ tọa độ địa lí kéo dài từ 1808’B - 18013’B; 102031’Đ - 102051’Đ; trên một nhánh sông Mê Kông.

Thành phố có diện tích 3.920 km2, chiếm 1,6% diên tích cả nướ c.

Thành phố Viêng Chăn có đường biên giới chung với 3 tỉnh và Thái Lan, phía Bắc giáp tỉnh Viêng Chăn, phía Đông giáp tỉnh Xay-sôm-bun, phía Nam

giáp tỉnh Bo-li-khăm-xay và phía Tây giáp Thái Lan chay

Kông 170 km.

dài theo sông Mê

Vị trí địa lý của thành phố Viêng Chăn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành trong vùng, trong cả nước cũng như hội nhập quốc tế góp phần nâng cao đời sống người dân cả về vật chất và tinh thần, giảm bớt sự chênh lệch giữa thành phố Viêng Chăn với các vùng trong cả nước, đưa thành phố Viêng Chăn nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng. Đồng thời, do vị trí giao thông thuận lợi, hàng năm thành phố Viêng Chăn đón hàng ngàn học sinh, sinh viên từ các tỉnh trong cả nước sang học tập, và cũng có một bộ phận lớn dân cư thành phố Viêng Chăn xuất cư khỏi tỉnh xuống các tỉnh miền đồng bằng làm việc và học tập, điều này ảnh hưởng lớn đến đặc điểm dân số và nguồn lao động của thành phố Viêng Chăn.


34 Hình 2 1 Bản đồ hành chính thành phố Viêng Chăn Nước CHDCND Lào Nguồn Tác 1


34

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Viêng Chăn, Nước CHDCND Lào

(Nguồn: Tác giả biên vẽ)

34

Thành phố Viêng Chăn là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục, đào tạo, kinh tế, chính trị, của nước Lào.

Thành phố Viêng Chăn gồm có 9 huyện là: Chanthabuly, Sikhottabong, Xaysettha, sisatanak, Hadxaifong, Pakngum, Naxaithong, Sangthong, Xaythany.

Về lịch sử hình thành của Viêng Chăn, đại sử thi Lào, Phra Lak Phra Lam, cho rằng hoàng tử Thattaradtha đã lập ra thành phố khi ông rời vương quốc huyền thoại của Lào là Muong Inthapatha Maha Nakhone bởi vì ông đã nhường ngôi cho người em. Thattaradtha ban đầu lập ra một thành phố tên là Maha Thani Si Phan Phao ở bờ phía tây sông Mê Kông; thành phố này được cho là đã trở thành Udon Thani hiện nay của Thái Lan.

Trái với Phra Lak Phra Lam, đã số các nhà sử học tin rằng Viêng Chăn ban đầu là nơi định cư của người Khmer tập trung thành một ngôi đền Hindu, sau này Pha That Luong đã thay thế nó.

Trong thế kỷ XI và thế kỷ XII, thời gian khi dân tộc Thái được cho là đã thâm nhập vào vùng Đông Nam Á từ phía Nam Trung Quốc, một số người Khmer ít ỏi còn lại trong vùng đã hoặc bị giết, xua đuổi khỏi đó, hay đồng hóa vào văn minh Lào, nền văn minh sau này sẽ phát triển khắp vùng đó.

Năm 1353, vua Fa Ngum lập ra vương quốc Lan Xang, Viêng Chăn trở thành một thành phố hành chính quan trọng, dù nó không phải là thủ đô.

Vua Xaysetthathirath chính thực lập nó làm thủ đô Lan Xang năm 1560. Khi Lan Xang tan rã năm 1707, nó trở thành vương quốc độc lập với lãnh thổ gồm vùng Đông Bắc Thái Lan và vùng miền trung của nước Lào ngày nay. Năm 1779, thành phố này bị viên tướng Xiêm là phraya Chakri chinh phục và biến thành một chư hầu của Xiêm.

Khi vua Anouvong (thường được phiên âm thành A-nỗ, hay Chậu A Nụ) khởi nghĩa để thoát khỏi ách cai trị của Thái, nhưng thất bại, thành phố bị quân Xiêm hủy diệt hoàn toàn năm 1827. Dân cư bị người Xiêm bắt đi, chạy tứ tán đi khắp nơi, khiến thành phố bị bỏ hoang, tiêu điều. Tới năm 1893, thành phố

chuyển vào tay người Pháp, nó trở thành thủ đô của nước Lào thuộc quyền bảo hộ của Pháp năm 1899.

Trước năm 1989, thành phố Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn là một đơn vị hành chính. Sau khi tách ra, Lào vừa có tỉnh Viêng Chăn vừa có thành phố trực thuộc Trung ương Viêng Chăn.

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình thành phố Viêng Chăn chủ yếu là đồng bằng chay theo ven

sông Mê Kông, từ hướ ng Tây - Đông bao quanh bởi các dãy núi Khao - khoy. Vùng đồng bằng này chiếm 85% và vù ng nú i chiếm 15% củ a diêṇ tích cả thành phố.

Thành phố Viêng Chăn là thành phố nằm trong đồng bằng Viêng Chăn

môt

trong ba đồng bằng lớn nhất trong nướ c, đây là một thuận lợi của thành

phố Viêng Chăn cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hôị , phân bố dân cư, nguồn lao động dễ dàng hơn so với các tỉnh trong vùng.

b. Khí hậu

Thành phố Viêng Chăn có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: từ tháng 5 đến tháng 9 mùa mưa và từ tháng 10 đến tháng 4 mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 29 độ C, cao nhất có thể lên đến 40 độ C và thập nhất khoảng 19 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm.

c. Thủy văn

Thành phố Viêng Chăn nằm trong maṇ g lưới sông Mê Kông, có 2 hê thống sông lớn chảy qua là sông Mê Kông và sông Nặm Ngưm.

Sông Mê Kông có chiều dài 4.880 km chảy qua nướ c Lào 1.865 km, và

chảy qua thành phố Viêng Chăn 170 km. Tổng lương nướ c sông bình quân la

2.506 triêu sông Nhơṃ

m3/phút. Sông Nặm Ngưm có chiều dài 354 km và có hồ cấp nước có diện tích rộng hơn 250 km2.

Ngoài maṇ g lưới sông thành phố Viêng Chăn còn có có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: từ tháng 5 đến tháng 9 mùa mưa và từ tháng 10 đến tháng 4 mùa khô. Đô ̣ ẩm trung bình hàng năm là 82%, cao nhất có thể lên đến 93% và thập nhất khoảng 57,25%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ

1.500 đến 2.000 mm.

d. Sinh vật

Năm 2015 thành phố Viêng Chăn có 213.520 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 54,4% quỹ đất), trong đó rừng sản xuất là 88.080 ha và ̀ ng bảo tồn thiên nhiên là 125.440 ha. Đất lâm nghiệp có rừng tập trung chủ yếu ở các

huyện Xay-tha-ny, Hát-xai-phong, Pác-ngưm

của thành phố Viêng Chăn [2].

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Các di tích lịch sử - văn hóa

, Na-xai-thong, Sắng-thong của

Thành phố Viêng Chăn là nơi có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều công trình kiến trúc cổ kính mang phong túc tấp quán, lễ hội... Du lịch hồ, sông Mê Kông được coi là một điểm du lịch hấp dẫn. Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay ở thành phố Viêng Chăn có 51 điểm du lịch được nhà nước xếp hạng trong đó có 26 thắng cảnh, 25 di tích lịch sử và di tích văn hoá, số lượng di tích trên được phân bố như sau:

Bảng 2.1. Số lượng điểm tài nguyên du lịch thành phố Viêng Chăn


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Điểm TNDL nhân Văn

24

24

24

24

26

26

Điểm TNDL tự nhiên

12

12

12

13

25

25

Tổng cộng

36

36

36

37

51

51

Nguồn: Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch thành phố Viêng Chăn

Ngoài các di tích được Nhà nước xếp hạng còn có các di tích văn hoá lịch sử, thiên nhiên đang được khảo cứu thiết lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận. Nhìn chung về mặt số lượng các di tích của thành phố chưa nhiều

nhưng khá đa dạng, trong đó có một số di tích có khả năng thu hút mạnh các đối tượng khách du lịch nội địa và một số khách du lịch quốc tế.

b. Các lễ hội

Khi nói đến lễ hội còn phải kể đến các sinh hoạt lễ hội tiêu biểu. Sinh hoạt lễ hội là một tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó trong thực tế các lễ hội đã trờ thành nhu cầu văn hoá và tâm linh, về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hoá thu hút khách hàng hướng và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí cửa các lễ hội. Các hoạt động lễ hội chính ở thành phố Viêng Chăn có thể chia ra nhiều loại như:

- Lễ hội Bun phar vết (Phật hóa thân) tháng 1 âm lịch.

- Lễ hội Khậu chí 21 tháng 2 âm lịch.

- Bun Pi May (Lễ hội té nước) 13-16 tháng 4 âm lịch.

- Lễ hội Viên thiên (thắp nến) 19 tháng 5 âm lịch.

- Bun Khậu Phăn Sa (Hội vào chay và mãn chay) 17-18 tháng 7 âm lịch.

- Lễ hội Họ Khậu Sa Lạc (đua thuyền) 14 tháng 9 âm lịch.

- Lễ hội Óc Phăn Sa Lay Hưa Phay (Hội thả đèn lồng) 14-15 tháng 10 âm lịch.

Lễ hội Thạt Luông Viêng Chăn tháng 12 âm lịch

Thạt Luổng có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.

Hội Thạt Luổng là lễ hội tôn giáo lớn nhất, đậm nét văn hóa Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cũng như khách quốc tế. Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, đây được coi là biểu tượng của đất nước Lào, là ngôi chùa lớn và đẹp nhất xứ sở Triệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023