Phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng khu du lịch ở CHDCND Lào 30

Bảng 1.2. Số lượng khách du lịch, thu nhập và thời gian nghỉ đêm từ năm 2011 - 2020 31

Bảng 2.1. Số lượng điểm tài nguyên du lịch thành phố Viêng Chăn 37

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch tham quan thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 50

Bảng 2.3. Doanh thu từ du lịch và đóng góp của du lịch vào GDP thành phố Viêng Chăn 52

Bảng 2.4. Cơ cấu lưu trú phục vụ du lịch thành phố Viêng Chăn 54

Bảng 2.5. Số lượng quán nhà ăn và khu vui chơi, giải trí ở thành phố Viêng Chăn 55

DANH MỤC CÁC HÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính nước CHDCND Lào 26

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào 34

Phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

Hình 2.2. Biểu đồ sự gia tăng khách du lịch nội địa năm 2011 - 2015 50

Hình 2.3. Biểu đồ sự gia tăng khách du lịch quốc tế năm 2011 - 2015 51

Hình 2.4. Biểu đồ tổng thu nhập từ du lịch giai đoạn 2005 - 2015 53

Hình 2.5. Bản đồ các điểm, tuyến du lịch thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào 65

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Những năm đầu của thế kỉ XXI, nhiệm vụ trọng tâm của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là đẩy mạnh phát triển kinh tế trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá. Về khách quan, nước Lào không thể nằm ngoài xu thế đó mà phải chuẩn bị cho mình những năng lực nội sinh cần thiết để chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Trong các ngành kinh tế, du lịch là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất trên bình diện thế giới góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt ở các nước đang phát triển như nước Lào, có thể coi phát triển du lịch là công cụ giảm nghèo hữu hiệu.

Thành phố Viêng Chăn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được coi là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhất. Du lịch là một trong những lĩnh vực góp phần vào công việc phát triển của thành phố. Viêng Chăn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng kể cả điểm du lịch tự nhiên, điểm du lịch văn hóa và điểm du lịch lịch sử như Khải Hoàn Môn Patuxay, Pha That Luang, Vườn tượng Phật, Wat Si Muang hấp dẫn du khách với vẻ đẹp tâm linh tại Thủ đô đất nước triệu voi. Đó là những di tích lịch sử độc đáo có sức lôi cuốn kỳ lạ với du khách thập phương.

Trong những năm gần đây lĩnh vực du lịch tại thành phố Viêng Chăn có những thay đổi và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít; quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch còn hạn chế; sự liên kết giữa các tour, các tuyến chưa hiệu quả; nhiều tài nguyên du lịch còn ở dạng tiềm năng…

Để tìm hiểu sâu sắc về điều kiện phát triển, các nhân tố ảnh hưởng và sự biến đổi về lĩnh vực du lịch và xu thế phát triển du lịch tại thành phố Viêng

Chăn, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu “Phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

2.1. Trên thế giới

Ngành du lịch trên thế giới xuất hiện cùng với sự phát triển của ngành thủ công nghiệp, ngành thương mại và những sinh hoạt tôn giáo trên thế giới. Nhưng những công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và nở rộ cùng với xu hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của ngành du lịch từ những năm 30 của thế kỷ XX.

Những nghiên cứu về du lịch được nhiều nước nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có 4 hướng chính: (1). Hướng nghiên cứu lí luận về du lịch; (2). Hướng nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch; (3). Hướng nghiên cứu tài nguyên, tiềm năng du lịch; (4). Hướng nghiên cứu xu thế phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuốn "Tourism in Developing Countries" (Du lịch ở các nước đang phát triển) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, (1997) đã tập trung phân tích những vấn đề sau: Sự phát triển DL ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu DL tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930 - 1960, 1970 - 1985 và 1985 - 1993. Đồng thời, công trình này còn đề cập đến các mô hình phân tích phát triển DL, các phương pháp đo lường phát triển DL quốc tế, sự phát triển các điểm đến DL như: Khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nước phát triển phải kể đến đó là: “Cơ hội phát triển du lịch” của Văn phòng Tổng kiến trúc sư trưởng về du lịch, Pari, 1975. Các nhà khoa học của Hoa Kỳ có các công trình “Tổ chức các vùng du lịch” của Gunn (CI.A), 1972; Quy hoạch và phát triển du lịch của Kaiser và Helber (L.E), 1978; hay “Du lịch và sự phát triển sáng tạo” của Lawson (F.) và Baud Bovy (M.), 1977…

Ở Việt Nam, một quốc gia anh em của nước Lào cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch. Từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1990 (Năm du lịch Việt Nam) đến nay đã có một số đề tài khoa học, dự án nghiên cứu về địa lý du lịch, đặc biệt là cơ sở lý luận và phương pháp luận có thể kể đến như “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000”, 1986; “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, 1986; “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, 1991; “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam” do tổ chức du lịch Thế giới - OMT thực hiện, 1992; Chương trình biển KT03, đề tài KT - 03 - 18: “Đánh giá tài nguyên ven biển Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch”, 1993; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010”, 1995; “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Bộ”, 2001; “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc”, 1995; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi phía Bắc”, 2006.

Ngoài ra có nhiều công nghiên cứu có giá trị khác như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự thực hiện, 1991; Luận án PTS, Đặng Duy Lợi, 1992, “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây phục vụ mục đích du lịch”; “Địa lý du lịch” do Nguyễn Minh Tuệ chủ trì, 1994; “Tổ chức lãnh thổ du lịch” của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1999. Địa lí du lịch Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Minh Tuệ (chủ biên), năm 2010.

2.2. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nhiều nhà nghiên cứu Lào đã viết sách về du lịch Lào nói chung, nói riêng là du lịch tỉnh Luang Prabang, phần lớn là những cuốn sách viết về nơi du lịch nổi tiếng, thực trạng phát triển du lịch, phong tục tập quán, các lễ hội lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp... Tiêu biểu là một số công trình sau:

- Tác giả Khăm Tăn XỔM VÔNG đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về tài nguyên du lịch, đặc biệt là trung tâm du lịch cố đô Luang Prabang qua Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí “Địa lý du lịch Lào” vào năm 1997 [11].

- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hum Phăn KHƯA PA SÍT (2008), “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang trong giai đoạn hiện nay” giới thiệu về thực trạng phát triển du lịch, phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Laung Prabang [10].

- Năm 2011, tác giả Phadone INSAVEANG đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ Văn hóa học “Di sản văn hóa cố đô Luang Prabang với việc phát triển du lịch” nghiên cứu về tổng quan về cố đô Luang Prabang và di sản văn hóa, giá trị di sản văn hóa cố đô Luang Prabang với tư cách là sản phẩm du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Luang Prabang phục vụ du lịch. [15].

- Năm 2015, tác giả Phonhnikon SUKHASEUM đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ Du lịch “Phát triển nguồn nhân lực du lịch ở thủ đô Viêng Chăn - CHDCND Lào”.

Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp nhà nước, một số bài viết và các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các nhà khoa học địa lý trong và ngoài nước. Tiêu biểu như cuốn sách “Du lịch Lào” của tác giả GS.TS. Borsengkham VONGĐALA, viết bằng tiếng Lào xuất bản tại thành phố Viêng Chăn năm 2015, cuốn sách “Lào” của Lonely Planet offices (Australia), viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Australia, năm 2002.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch, đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, thực trạng phát triển của thành phố Viêng Chăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập ở Việt Nam và Lào để vận dụng vào nghiên cứu địa bàn thành phố Viêng Chăn.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn.

- Phân tích hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác các điểm, cụm, tuyến du lịch ở thành phố Viêng Chăn.

- Đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm phát triển du lịch thành phố Viêng Chăn đến năm 2020.

3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ.

- Về nguồn tư liệu: Các số liệu, các văn bản và bản đồ có liên quan về KT

- XH nói chung, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch nói riêng do cục Thống kê, Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch; các sở, các ban ngành khác của thành phố Viêng Chăn cung cấp.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi thành phố Viêng Chăn. Tuy nhiên du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên vùng nên nội dung đề tài cũng được xem xét trong mối quan hệ với các tỉnh, vùng lân cận.

- Về thời gian: Nội dung đề tài nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch thành phố Viêng Chăn chủ yếu trong giai đoạn 2005 - 2015, chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020.

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Các quan điểm chủ yếu

4.1.1. Quan điểm hệ thống

Đối tượng nghiên cứu khoa học của địa lý là tất cả các hiện tượng, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội trong mối tác động tương hỗ, qua lại

lẫn nhau. Sự biến đổi, vận động của thành phần này kéo theo sự biến đổi của thành phần khác và có thể dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống.

Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng cùng chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống được xem là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu của luận văn.

4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Nếu coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là một thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này có tác động qua lại với nhau và với các thành phần KT - XH khác một cách chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ. Vì vậy, quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng cho phát triển DL của thành phố Viêng Chăn trong mối liên hệ tổng hợp các yếu tố. Đồng thời quan điểm này được áp dụng khi đánh giá các hoạt động du lịch, các vấn đề liên quan trong phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa…

4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững

Trong nghiên cứu cần đảm bảo sự phát triển bền vững về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển DL được coi như “con gà đẻ trứng vàng” song khi nghiên cứu DL chúng ta cần phải chú ý tới việc bảo vệ môi trường để có biện pháp cải tạo cảnh quan DL nhằm phát triển DL bền vững.

4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Sử dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu sự phát triển của một đối tượng hết sức cần thiết. Nó cho phép tìm hiểu quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể trong lịch sử; đồng thời dựa vào những tình hình thực tế, xác định, dự báo hướng phát triển phù hợp, đặt xu hướng phát triển DL Viêng Chăn gắn với xu thế chung của DL Lào và DL thế giới.

Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, có các điểm DL, điểm tài nguyên và tuyến DL đã được khai thác từ trước; hoặc mới hình thành; hoặc chưa được khai thác. Do đó, vận dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu và khai thác

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí