Số Lượng Các Đối Tượng Phỏng Vấn


xuôi hoặc đặt câu hỏi dựa trên các thông tin thứ cấp đã công bố với các bên liên quan tham gia phỏng vấn ở các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát cảnh quan, hoạt động và con người khi đi thực địa để có thể đánh giá, nhận định về tính chính xác và hợp lý của dữ liệu thu thập được.

Xác định đối tượng phỏng vấn

Để lựa chọn người tham gia phỏng vấn, tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, phương pháp này sẽ đảm bảo mục tiêu thu thập dữ liệu từ các nhóm người cụ thể, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và là phương pháp phù hợp với các nghiên cứu định tính. Người tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu là những người đại diện cho các bên liên quan đến phát triển DLCĐ tại địa bàn nghiên cứu, bao gồm cán bộ chính quyền địa phương các cấp; chủ doanh nghiệp, chủ nhà hàng; chủ homestay, người dân địa phương và các đại diện NGOs. Đây là những người nắm chắc thông tin và có ảnh hưởng nhất định tới phát triển du lịch tại điểm đến. Cụ thể:

- Chính quyền địa phương các cấp đóng vai trò then chốt trong xây dựng chiến lược và chỉ đạo thực hiện phát triển du lịch bền vững, bao gồm cán bộ thuộc UBND tỉnh/huyện/xã, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch hoặc phòng VHTT huyện/xã.

- Doanh nghiệp là các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, nhà hàng... thuộc điểm đến nghiên cứu và vùng lân cận.

- Cộng đồng địa phương là những người dân tham gia trực tiếp vào du lịch và những người không tham gia nhưng được hưởng lợi từ các hoạt động phát triển du lịch.

- Các NGOs là các tổ chức phi Chính phủ đã từng tham gia hỗ trợ địa phương trong giai đoạn đầu làm du lịch như COHED (Mai Hịch).

Việc xác định người được phỏng vấn được tiến hành theo phương pháp “quả bóng tuyết”. Đại diện chính quyền địa phương được mời tham gia phỏng vấn đầu tiên, sau đó sẽ hỗ trợ tác giả trong việc thiết lập nên mẫu phỏng vấn và kết nối với một số người tham gia phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, tác giả lại đề nghị người được phỏng vấn giới thiệu người phù hợp cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo để bổ sung hoặc làm rõ thông tin liên quan đến phát triển DLCĐ mà tác giả mong muốn tìm hiểu. Nhu cầu lấy mẫu dừng lại khi đạt mức độ bão hoà về thông tin, nghĩa là trong các cuộc phỏng vấn tác giả không nhận thêm được thông tin mới, hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu của mình. Mức độ bão hoà thông tin đạt được sau khi tác giả thực hiện


phỏng vấn trung bình từ 12 đến 16 người tại mỗi điểm đến. Số liệu chi tiết về những người tham gia phỏng vấn được thống kê chi tiết ở bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.1: Số lượng các đối tượng phỏng vấn



STT


Đối tượng

Số người

Tổng số

Tả van

Nậm

đăm

Mai hịch

Bản Lác


1

Chính quyền địa phương/mã

CQ01- CQ4

CQ5- CQ8

CQ9- CQ12


CQ13-CQ17



UBND Tỉnh/Sở VHTTDL

1

1

1

1

4

UBND Huyện

1

1

1

1

4

Phòng VHTT

1

1

1

1

4

UBND xã

1


1

1

3

Thôn/bản


1


1

2


2

Doanh nghiệp hoạt động du lịch/mã

DN1, DN2


DN3


DNN4, DN5



Doanh nghiệp kinh doanh

lưu trú”

1


1

2

(xã Nà Phòn)

4

Nhà hàng, cửa hàng tạp hóa ...

1




1


3

Cộng đồng địa phương/mã

CĐ1- CĐ7

CĐ8- CĐ15

CĐ16- CĐ23

CĐ24- CĐ32



Lao động trực tiếp (chủ homestay, người phục vụ

du lịch,…)


3


3


2


4


12

Lao động gián tiếp (thuê xe đạp, xe ôm, chèo bè mảng,…)

2

2

3

3

10

“Người dân không tham gia

du lịch”

2

3

3

2

10


4

NGOs/mã

1 (NGO1)


1 (NGO2)


2

Tổng số

14

12

14

16

56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan – Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - 8

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc


Phỏng vấn bán cấu trúc là kỹ thuật thu thập dữ liệu tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp. Đây là phương pháp phù hợp nhất vì cho phép điều chỉnh lưới câu hỏi phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn khác nhau và đặc biệt hiệu quả khi thời gian thu thập dữ liệu bị giới hạn.

Nội dung câu hỏi phỏng vấn sơ lược được tác giả gửi đi trong quá trình kết nối. Nội dung lưới câu hỏi chi tiết được mô tả trong phụ lục 1, về cơ bản đều tập trung ở các vấn đề như: thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn, tác động của phát triển du lịch tới


đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng địa phương; thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững... Trong quá trình phỏng vấn, để thu thập nhiều thông tin nhất có thể, tác giả cố gắng không lặp lại câu hỏi để tạo không khí trao đổi dễ dàng và cởi mở. Tác giả đã dùng các câu hỏi mở để người trả lời có thể giải thích quan điểm và hiểu biết về các vấn đề nghiên cứu mà không bị giới hạn bởi nội dung định trước. Một số câu hỏi đã được điều chỉnh cho phù hợp với vị trí, vai trò của người được phỏng vấn.

Ngoài ra, trước khi trả lời phỏng vấn, người trả lời được tác giả thông báo về mục tiêu nghiên cứu và việc cần phải được ghi âm, ghi chép lại nội dung phỏng vấn và cam kết đảm bảo tính bảo mật, ẩn danh cho những thông tin cung cấp. Địa điểm phỏng vấn được diễn ra tại văn phòng làm việc hoặc nơi sinh sống của những người trả lời. Đặc biệt, để cho người trả lời phỏng vấn cảm thấy an toàn, tin cậy, tác giả thường bắt đầu buổi nói chuyện bằng các câu hỏi về chức năng của tổ chức, vị trí công tác hoặc các vấn đề chung ở điểm đến. Do vậy, người tham gia phỏng vấn thường nhận được sự khuyến khích tham gia và chia sẻ thông tin mà ít chịu tác động của sự đe dọa hay ép buộc nào từ phía tác giả. Kết thúc buổi phỏng vấn, tác giả luôn nói lời cảm ơn sâu sắc và xin lại số điện thoại, email để tiếp tục liên hệ và xin bổ sung thông tin, số liệu sau này.

Thời gian các cuộc phỏng vấn thường kéo dài từ 60-90 phút đối với những người tham gia chính và khoảng từ 10-20 phút đối với người dân địa phương. Trong mỗi cuộc phỏng vấn, tác giả đã sử dụng phương pháp lắng nghe tích cực toàn thời gian để có thể có được những thảo luận sâu sắc về các vấn đề quan tâm. Nội dung phỏng vấn được tác giả ghi âm, ghi chép cẩn thận, đặc biệt bổ sung thêm lưu ý về thái độ của người trả lời và ý tưởng, suy nghĩ của tác giả nảy sinh từ các cuộc phỏng vấn. Ngôn ngữ sử dụng trong các cuộc phỏng vấn thường được thực hiện bằng tiếng Việt phổ thông hoặc có sự trợ giúp phiên dịch từ ngôn ngữ của người dân tộc sang tiếng Việt phổ thông. Địa điểm phỏng vấn thường được diễn ra tại văn phòng làm việc, phòng khách hoặc ở những nơi có không gian an toàn, thoáng đãng.

Các cuộc phỏng vấn và khảo sát thực địa được tác giả thực hiện trong 24 ngày, 4 đợt, thuộc năm 2016, 2017 và 2018. Trong các cuộc phỏng vấn đầu tiên, tác giả thực hiện tại Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa, Lào Cai) vào từ ngày 17-21/12/2016 còn gặp nhiều thiếu sót, bị sa đà vào các nội dung không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành và bố trí thời gian phỏng vấn không hợp lý nên không thu được nhiều thông tin mong muốn. Ở các cuộc phỏng vấn tiếp theo tại Tả van (22/2 - 26/2/2017), Nậm Đăm (17/4 - 23/4/2017), Mai Hịch, Bản Lác (22/4 - 28/4/2018), tác giả đã rút kinh nghiệm


trong cách lựa chọn người phỏng vấn, điều chỉnh câu hỏi phỏng vấn, cách đặt vấn đề và đặc biệt là biết cách kiểm chứng độ chính xác của thông tin giữa những người trả lời khác nhau. Trong giai đoạn hoàn thiện luận án (cuối năm 2019, đầu năm 2020), kết hợp với các tài liệu thứ cấp, tác giả đã liên hệ lại được với nhiều người đã từng phỏng vấn để nắm bắt sự thay đổi trong quá trình phát triển du lịch tại các điểm nghiên cứu, từ đó tác giả đã cập nhật, bổ sung thông tin đầy đủ vào luận án.

Phân tích dữ liệu

a. Dữ liệu định tính

Dữ liệu thu thập trong quá trình phỏng vấn và quan sát (dữ liệu thô) được tác giả phân tích liên tục và đồng thời nhằm làm nổi bật các vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình thu thập và phân tích dữ liệu tiếp theo. Việc phân tích dữ liệu toàn diện được tiến hành vào giai đoạn sau khi thu thập xong dữ liệu và được thực hiện qua 2 bước.

Bước thứ nhất, dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả thực hiện hoàn thiện mô tả chi tiết từng tình huống nghiên cứu, tập trung ở 2 khía cạnh, đó là (1) Các giai đoạn phát triển du lịch và (2) Các vấn đề trong phát triển du lịch bền vững (phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển môi trường). Quá trình phân tích này rất quan trọng, giúp khái quát được tổng thể quá trình phát triển du lịch, xác định những giá trị đạt được và những điểm còn hạn chế, từ đó đánh giá mức độ bền vững của mỗi điểm đến, phục vụ cho quá trình phân tích ở bước 2.

Đánh giá mức độ bền vững của điểm đến

Để thực hiện đánh giá mức độ bền vững của các tình huống nghiên cứu phục vụ cho quá trình phân tích ở các chương sau, tác giả đã tiến hành tham khảo hai bộ tiêu chí về phát triển du lịch ở khu vực miền núi và phát triển du lịch tại cộng đồng nhỏ truyền thống được Tổ chức du lịch thế giới đề xuất năm 2004 và chuyển thể cho phù hợp với điều kiện phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Các chỉ tiêu được tác giả phân nhóm theo các khía cạnh: phát triển kinh tế - phát triển xã hội - bảo vệ môi trường. Chi tiết về bộ tiêu chí có thể xem ở Phụ lục 3.

Bước tiếp theo là xây dựng thang điểm đánh giá cho từng tiêu chí. Thang điểm đánh giá được tác giả xây dựng ở 5 mức như sau: 1/ Không bền vững; 2/ Có một số tiêu chí phát triển bền vững; 3/ Đã phát triển, nhưng tỉ lệ điểm được - chưa được trong phát triển đạt bền vững ngang nhau; 4/ Phát triển tương đối bền vững, nhưng còn nhiều điểm phải bổ sung, tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa; 5/ Phát triển bền vững. Có tiêu chí phải dựa trên dữ liệu thể hiện được bằng con số như doanh thu, thu nhập bình quân, lượng khách,


số ngày lưu trú trung bình... nhưng cũng có những tiêu chí phải dựa trên dữ liệu định tính như lợi ích ròng cho cộng đồng hay khả năng tiếp cận thông tin du lịch tại địa phương, khả năng tiếp cận điểm đến... Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình cho điểm, tác giả đã tham khảo, nghiên cứu từ các tài liệu liên quan để xây dựng nên các định mức giá trị của mỗi chỉ tiêu tương ứng với từng mức điểm từ 1 đến 5. Thang điểm chi tiết được tác giả gửi xin ý kiến từ 5 chuyên gia du lịch (Tổng cục du lịch (02), Sở du lịch và VHTT (01), Trường Đại học (02)). Đây là những chuyên gia có hiểu biết và/hoặc từng nghiên cứu về du lịch Tây Bắc và về các điểm du lịch cụ thể mà luận án nghiên cứu. Cả 5 chuyên gia đồng ý với cách thức xây dựng bảng chấm điểm, song đưa ra một số góp ý, chỉnh sửa mức giá trị đánh giá của một số tiêu chí cho phù hợp (ví dụ: tăng trưởng bao nhiêu % thì tương ứng với mức 1, 2 hay 5). Tác giả đã thực hiện chỉnh sửa theo ý kiến chung của các chuyên gia và hoàn thiện bộ tiêu chí với thang điểm chi tiết cho từng tiêu chí (xem Phụ lục 3). Thang điểm này được gửi lại và nhận được sự đồng thuận của tất cả các chuyên gia.

Căn cứ vào bộ tiêu chí và thang điểm, tác giả tập hợp các minh chứng và nguồn gốc của mỗi minh chứng để thực cho điểm đối với từng chỉ số ở từng điểm đến. Dữ liệu và minh chứng cho mỗi chỉ số được tác giả bóc tách từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được. Để đảm bảo độ tin cậy cho minh chứng đã nêu ra trong luận án, tác giả đã xác định và nêu rõ nguồn gốc của mỗi minh chứng được sử dụng trong bài. Về cơ bản, các minh chứng được tổng hợp từ các báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội hoặc báo cáo tình hình hoạt động du lịch hàng năm của UBND các cấp, báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khảo sát khách du lịch, và từ quan sát, phỏng vấn thực tế của tác giả (xem Phụ lục 4 - 7). Điểm tổng hợp được tính riêng cho từng khía cạnh (kinh tế - xã hội - môi trường) và tính chung cho cả tình huống nghiên cứu. Điểm tổng hợp của từng khía cạnh là trung bình cộng (không trọng số) điểm của các tiêu chí thuộc khía cạnh đó. Điểm tổng hợp về mức độ bền vững của điểm đến là trung bình cộng (không trọng số) điểm của ba khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường. Điểm tổng hợp này cũng được xác định là mức độ bền vững tương ứng mà điểm đến đạt được (điểm tối đa phát triển bền vững là 5,0).

Bước thứ hai, tác giả thực hiện quá trình tổng hợp và so sánh nội dung phát triển du lịch trong các tình huống nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp.

Cụ thể, từ dữ liệu về tình hình phát triển du lịch có được trong bước 1, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và rút ra kết luận rằng, để phát triển du lịch cộng đồng bền vững cần thực hiện đồng thời 3 nhóm hoạt động chính, đó là sáng tạo giá trị, chia sẻ giá


trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị. Biểu hiện cụ thể của nhóm các hoạt động này tại mỗi

điểm đến được tác giả thể hiện chi tiết qua kết cấu của bảng dưới đây.



Bản Lác

Mai Hịch

Tả Van

Nậm Đăm

Sáng tạo giá trị

Biểu hiện 1

...

...

...

...

Biểu hiện 2

...

...

...

...

Chia sẻ giá trị

Biểu hiện 1

...

...

...

...

Biểu hiện 2

...

...

...

...

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

Biểu hiện 1

...

...

...

...

Biểu hiện 2

...

...

...

...

Để đánh giá vai trò của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch bền vững, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích vai trò của từng bên liên quan trong mỗi nhóm hoạt động (sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị) tại mỗi điểm đến. Điều này sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện, thuận lợi cho việc so sánh sự khác biệt trong các hoạt động mà các bên liên quan đã thực hiện cho mỗi điểm đến khác nhau.


Bản Lác

Mai Hịch

Tả Van

Nậm Đăm

Chính quyền địa phương

Sáng tạo giá trị

...

...

...

...

Chia sẻ giá trị

...

...

...

...

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

...

...

...

...

Doanh nghiệp

...

...

...

...

Sáng tạo giá trị

...

...

...

...

Chia sẻ giá trị

...

...

...

...

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

...

...

...

...

Cộng đồng địa phương

...

...

...

...

Sáng tạo giá trị

...

...

...

...

Chia sẻ giá trị

...

...

...

...

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

...

...

...

...

NGOs

...

...

...

...

Sáng tạo giá trị

...

...

...

...

Chia sẻ giá trị

...

...

...

...

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

...

...

...

...


Để xác định rõ thế mạnh hay vai trò nổi bật của các bên liên quan đối với quá trình phát triển DLCĐ bền vững, tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá về vai trò của hoạt động của các bên liên quan tác động như thế nào tới mức độ bền vững của từng điểm đến cụ thể.


Bản Lác

Mai Hịch

Tả Van

Nậm Đăm

Sáng tạo giá trị

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Chia sẻ giá trị

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Bảo tồn nguồn gốc giá trị

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Điểm mạnh: ...

Hạn chế: ...

Quá trình phân tích đã hoàn tất. Sau quá trình này, nhóm các hoạt động để phát triển DLCĐ bền vững đã được nhận định rõ ràng, vai trò của các bên liên quan trong mỗi hoạt động đó được đánh giá khách quan, làm nổi bật lên được sự phù hợp của mỗi bên trong hành trình phát triển hướng tới bền vững của điểm đến. Tác giả sau đó đã có những trao đổi và đề xuất các giải pháp, gợi ý cho các nhà quản lý và các nghiên cứu khác trong tương lai.

b. Dữ liệu khảo sát khách du lịch

Có nhiều tiêu chí để xác định một điểm đến có bền vững hay không. Tiêu chí “tỉ lệ khách quay trở lại” cũng là một trong các nội dung quan trọng phản ánh mức độ bền vững của điểm đến. Nếu khách du lịch không có ý định quay trở lại, không hài lòng và không sẵn lòng chi trả thêm tiền cho công tác bảo tồn và các dịch vụ khác thì sự phát triển của điểm đến chưa được xem là bền vững. Do vậy, đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của họ là nguồn thông tin rất quan trọng cho các bên liên quan khác lưu tâm trong quá trình thực hiện phát triển du lịch tại điểm đến.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khách du lịch đã được khảo sát để tham gia đánh giá về chất lượng dịch vụ và sự bền vững của 4 điểm nghiên cứu (Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van, Nậm Đăm) trong khoảng thời gian tháng 9 và 10/2019.

Dựa trên các nghiên cứu của Iniesta-Bonillo và cộng sự (2016), Abubakar và cộng sự (2017), Sun và cộng sự (2013), tác giả đã xây dựng bảng hỏi có cấu trúc với mục tiêu đánh giá hiệu quả của sự phát triển bền vững của điểm đến với sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách. Tổng số tiêu chí được hỏi là 40. Nội dung bảng hỏi tập trung ở 6 vấn


đề: (1) Nhận thức về sự bền vững của điểm đến (bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường),

(2) Thông tin truyền miệng, (3) Hình ảnh điểm đến, (4) Giá trị nhận thức, (5) Sự hài lòng của du khách và (6) Ý định quay trở lại của du khách. Nội dung bảng hỏi được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt và thang đo Likert năm điểm được sử dụng để đánh giá cho từng tiêu chí với 1 - hoàn toàn không đồng ý và 5 - hoàn toàn đồng ý.

Để quá trình khảo sát được diễn ra thuận lợi, tác giả đã nhờ đến sự trợ giúp của cán bộ văn hoá thông tin huyện, xã và các chủ các homestay để phát phiếu khảo sát trực tiếp tới tay du khách đang trong thời gian trải nghiệm tại điểm đến. Họ đã giới thiệu mục đích của phiếu khảo sát, hướng dẫn du khách cách thức trả lời và thu phiếu về cho tác giả. Tổng số phiếu phát ra là 400, tổng số phiếu thu về là 295 phiếu hợp lệ (73.7%), trong đó có 47% du khách là người nước ngoài, 53% người Việt Nam; 20% du khách có độ tuổi 35 trở lên và chỉ có 4% du khách có độ tuổi dưới 20. Số lượng phiếu thu về cụ thể của các điểm nghiên cứu như sau:



Bản Lác

Mai Hịch

Tả Van

Nậm Đăm

Số phiếu thu về

94

55

60

86

Kết quả khảo sát khách du lịch được tác giả xử lý và tính toán bằng các thuật toán thống kê mô tả (sum, average ...) để nhận định được mức độ bền vững của mỗi điểm đến dưới đánh giá của du khách. Điểm trung bình của một số tiêu chí như ECO2 (Điểm đến du lịch có cơ sở hạ tầng cơ bản được đầu tư tốt (đường xá, phương tiện giao thông…), ECO5 (Tôi thấy người dân địa phương được nhiều lợi ích trong phát triển du lịch tại điểm đến), ENV1 (Tôi nghĩ rằng mức độ ô nhiễm (rác thải) của điểm đến du lịch có thể chấp nhận được), ENV4 (Tôi nghĩ rằng mức độ ô nhiễm tiếng ồn của điểm đến có thể chấp nhận được), ENV6 (Giữ gìn hình ảnh sạch sẽ của điểm đến), SAT4 (Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng với điểm đến du lịch này) được tác giả sử dụng trong bảng tiêu chí tổng hợp dùng để đánh giá mức độ bền vững của mỗi điểm đến. Dữ liệu khảo sát du khách đã mang lại một số kết quả hữu ích phục vụ cho quá trình đánh giá nhận thức và quan điểm của du khách trong quá trình phát trển du lịch bền vững của các điểm đến. Nội dung chi tiết phiếu khảo sát được thể hiện ở Phụ lục 2.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí