Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Vùng Tây Bắc Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển



TIỂU KẾT CHƯƠNG 4


Chương 4, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và phân tích hoạt động bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc những năm qua. Trong nội dung nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khác du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính và phân tích những đánh giá của khách du lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã tiến hành tổng hợp, bình luận kết quả, so sánh với những nghiên cứu liên quan đã công bố.



CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

5.1 Định hướng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc trong bối cảnh hội nhập và phát triển

5.1.1 Định hướng phát triển các hình thức du lịch cộng đồng

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 16

Căn cứ vào quy hoạch phát triển du lịch của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc như sau:

- Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch cộng đồng, các yếu tố văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là những yếu tố thu hút khách du lịch cộng đồng chủ yếu của cộng đồng địa phương, bao gồm các hoạt động khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại các bản, làng dân tộc thiểu số.

- Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu đời. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương mà doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của chính dân tộc mình.

- Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại nuôi động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với công cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường.

- Trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa

Du lịch bản địa/Dân tộc đề cập đến một loại hình du lịch, nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.



Khi đến với các bản du lịch cộng đồng trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, khách du lịch cộng đồng sẽ có dịp hoà mình với đời sống thường nhật của những người dân bình dị, cũng đi rẫy, làm nương, tham gia các sinh hoạt thường nhật của người dân, cùng đi chơi chợ, cùng vào bếp để chế biến những món ăn truyền thống của họ, cùng trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch hoa màu, tìm hiểu, tham quan những danh thắng, di tích của địa phương. Người dân ở các bản làng có nếp sinh hoạt khá ấm cúng, nhẹ nhàng, nhưng rất tình cảm, khách du lịch cộng đồng sẽ thực sự tìm được cảm giác như sống trong chính căn nhà của mình.

Với bản chất hồn hậu, và nhiệt tình của gia chủ, khách sẽ được tìm hiểu về bản sắc dân tộc: Trang phục truyền thống, ẩm thực dân tộc, được tự tay làm các đồ thủ công hoặc hoá trang thành một người nông dân thuần tuý. Gia chủ cũng chính là hướng dẫn viên giới thiệu cho khách thăm quan bản làng bằng xe đạp hoặc đi bộ, giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của bản, các phong tục tập quán hoặc tham gia vào các lễ hội.

Trải nghiệm một ngày cuộc sống của người dân bản địa hứa hẹn là 1 sản phẩm du lịch thu hút khách, đặc biệt là những đối tượng khách du lịch cuối tuần, muốn tìm một nơi yên bình để thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, những khách du lịch quốc tế muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa địa phương. Du khách đến thăm các làng văn hóa du lịch cộng đồng bên cạnh việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên còn được thưởng thức các giá trị ẩm thực, được xem và tham gia các hoạt động văn nghệ dân gian truyền thống.

- Khám phá không gian văn hóa bản làng

Đến với Tây Bắc, khách du lịch còn có thể tìm hiểu những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc thiểu số, các bản làng dân tộc thường quần tụ ven các sườn đồi, thung lũng với những nếp nhà nhà sàn truyền thống, hoặc nhà đất tuỳ theo truyền thống của từng dân tộc. Người dân nơi đây làm các nghề thủ công truyền thống như nghề rèn, dệt thổ cẩm, đan lát, làm gốm, chế tác nhạc cụ dân tộc.

Với nền nông nghiệp lúa nước phát triển, đồng bào dân tộc nơi đây đã biết tạo nên những món ăn dân dã nổi tiếng như món xôi được chế biến từ gạo nếp dẻo thơm ủ trong những cái ếp khảu nhỏ xinh xắn; món cơm lam nấu từ gạo được ngâm sau mấy giờ cho vào một loại ống tre non đốt trên than củi có mùi thơm đặc biệt; cá nướng; thịt khô; các món rau, măng đặc sản của vùng núi: măng lay, măng bói, măng đắng, nấm hương, nấm mối, rau sắng, sổm lôm.

Trong những đêm trăng bên ánh lửa bập bùng trong nhà sàn, khách du lịch sẽ cùng với chủ nhà thưởng thức những hương vị đặc sắc cùng chum rượu cần. Lòng



hiếu khách của người dân và phong cảnh hữu tình tại các bản văn hoá dân tộc sẽ giúp khách du lịch quên hết những mệt nhọc của một chuyến đi xa và những bận rộn đời thường.

Đặc biệt nếu khách du lịch cộng đồng đến với những bản văn hoá dân tộc vào dịp lễ hội, khách du lịch sẽ có dịp trải nghiệm nét văn hoá độc đáo, được hoà mình vào không gian văn hoá truyền thống của người dân bản địa… Những âm hưởng hòa quyện của tiếng trống, tiếng chiêng, cùng điệu múa xoè, múa cánh bướm, múa piêu, múa sạp.

Khách du lịch cộng đồng được trải nghiệm các hoạt động của cuộc sống thôn bản, còn người dân bản địa thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch cộng đồng. Dân bản cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó khách du lịch ở lại qua đêm trong những ngôi nhà cùng với gia đình. Khách du lịch cũng có thể lựa chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi cộng đồng hoặc của cá nhân, cung cấp cho khách du lịch cộng đồng không gian riêng tư, thoải mái hơn cho khách du lịch và đôi khi cũng thuận tiện hơn cho chủ nhà.

- Tham gia các lễ hội truyền thống

Lễ hội được nhìn nhận như một “bảo tàng sống” về đời sống của cư dân văn hóa bản địa. Khách du lịch muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa, nghi lễ vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể bao gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật của người dân trong cuộc sống.

Mỗi dân tộc Tây Bắc đều có một nền văn hóa dân gian cổ truyền đặc biệt, độc đáo mang tính đặc thù của vùng Tây Bắc. Với một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và hết sức quý giá, đặc biệt là các lễ hội dân gian.

Du lịch Lễ hội là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; chuyển biến các giá trị văn hoá, vật chất cũng như tinh thần vào các hoạt động du lịch.

- Nghỉ tại nhà dân (homestay)

Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại khu vực Tây Bắc. Kinh doanh loại hình du lịch này đã từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân và bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch cộng đồng phát triển bền vững. Nó bắt đầu từ nhu cầu của khách du lịch muốn tiếp cận, gần gũi, thông hiểu hơn về văn hóa, con người, ẩm thực của người dân bản



địa. Khác hẳn với hình thức du lịch nghỉ dưỡng thường chọn những nơi nghỉ có chất lượng dịch vụ tốt, khi du lịch homestay khách du lịch cộng đồng chọn nhà dân làm nơi nghỉ ngơi. Như vậy đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí. Tùy theo từng mục đích của khách du lịch mà du lịch homestay có những thiết kế tour chuyên biệt. Nhưng hầu hết đều chọn cách ba trong một, tức “cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi”. Bởi đối tượng khách du lịch của loại hình du lịch này rất háo hức tiếp cận, khám phá văn hóa, con người, ẩm thực của điểm đến đã chọn. Homestay mang lại cảm giác gần gũi cho khách du lịch khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động của người dân địa phương. Homestay được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách "Tây ba lô". Đây là loại hình du lịch dành cho những khách du lịch thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá khác nhau. Hơn nữa, loại hình du lịch này cũng khá hợp lý về giá cả, tạo thuận lợi cho khách du lịch.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Điều kiện khí hậu của Tây Bắc với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan núi rừng hùng vĩ có các khu bảo tồn thiên nhiên… rất lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (đặc biệt là khu vực Mộc Châu). Tuy nhiên với địa hình chia cắt mạnh và sự tồn tại của 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản cũng như sự hình thành của nhiều hồ thủy điện, khí hậu của các địa phương có sự phân hóa thành nhiều vùng tiểu khí hậu, trong đó có nhiều khu vực mà tiêu biểu là cao nguyên Mộc Châu với nhiệt độ trung bình năm từ 22-25oC có khí hậu rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng vùng núi.

- Du lịch nghỉ dưỡng: Khai thác tiềm năng khí hậu và cảnh quan tại các bản du lịch cộng đồng.

- Du lịch điều dưỡng chữa bệnh: khai thác tiềm năng suối khoáng nóng để hình thành các trung tâm du lịch điều dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng nóng và các loại dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc.

- Du lịch mạo hiểm

Với địa hình đồi núi, xen lẫn các khu rừng nguyên sinh, các bản làng dân tộc tập trung dưới ven đồi, ven suối… ngoài việc trải nghiệm đời sống văn hoá các dân tộc, khách du lịch khi đến với bản văn hóa cộng đồng còn có cơ hội tham gia vào các chương trình du lịch mạo hiểm như leo núi, khám phá hang động, rừng nguyên sinh.



- Giao lưu văn nghệ truyền thống

Tây Bắc là xứ sở của những cánh rừng đại ngàn hoa Ban trắng, là quê hương của những làn điệu dân ca say đắm lòng người. Nếu như hoa ban, hoa đào... là biểu tượng của các dân tộc ở Tây Bắc, thì những điệu múa, lời ca của họ cũng làm nên một vườn hoa muôn sắc và ngát hương, mang bản sắc văn hoá độc đáo, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng và thấm đượm tình người.

Mỗi dân tộc trên địa bàn đều có những sắc thái văn hoá riêng biệt cùng với nền nghệ thuật độc đáo như:

+ Múa gồm: Múa xòe, múa chuông, múa cống tốp…

+ Về hát có: Hát thơ, hát vui, hát tình, hát ghẹo, hát đố...

+ Nhạc cụ có: Khèn Mông, cồng chiêng, sáo, khèn, kèn lá, đàn môi, tính tẩu và hàng chục loại nhạc cụ khác của các dân tộc.

Văn hoá nghệ thuật các dân tộc Tây Bắc thật đa dạng và phong phú, khó có thể lột tả hết được những cái hay, cái đẹp, các giá trị văn hoá và thẩm mỹ được bảo tồn, lưu giữ và phát huy từ đời này qua đời khác. Đây thực sự sẽ trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn giúp níu chân du khách đến với Tây Bắc.

- Sản phẩm quà tặng lưu niệm du lịch cộng đồng

Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong nhưng nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và là biện pháp quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả.

+ Sản vật địa phương: Sữa, chè, ngôCác sản phẩm nông nghiệp khác như cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới, hoa, các loại vật nuôi như cá, gà, lợn… vừa là những sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống, lưu niệm của khách du lịch đồng thời những cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như trang trại hoa, trang trại cây ăn quả, trang trại nuôi cá… đều là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn khách du lịch; Các sản vật từ rừng núi như thuốc nam, mật ong, măng rừng, dược liệu cũng là những sản vật có thể tạo thành các sản phẩm ẩm thực cũng như hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch.

+ Đồ thủ công, mỹ nghệ: Dân tộc Thái ở Tây Bắc có nghề dệt thổ cẩm truyền thống với những nét hoa văn độc đáo (ước tính trên 30 loại hoa văn) vừa mang tính cách riêng vừa đậm đà bản sắc dân tộc đó là những bộ trang phục của phụ nữ (cả Thái đen và Thái trắng) những chiếc khăn piêu sặc sỡ sắc màu hoặc khách cũng có thể xem, mua làm quà lưu niệm hoặc trưng bày những bộ váy áo rực rỡ của các cô gái Mông mà chính họ phải tự làm trong thời gian gần một năm mới hoàn thành.



Khách du lịch cộng đồng đến với các bản dân tộc người Mông sẽ được chứng kiến những vật phẩm như con dao, lưỡi cày tự rèn đúc, dụng cụ săn bắn, khèn, sáo Mông, tất cả được làm thủ công nhưng rất tinh xảo, đặc sắc.

- Trải nghiệm ẩm thực dân tộc

Khác với các món ăn thường thấy ở các khách sạn, nhà hàng hay những món ăn mới được giới thiệu trên Đài Truyền hình Việt Nam, các món ăn dân tộc ở Tây Bắc hầu hết dùng các nguyên liệu được lấy từ cây rừng, từ ao vườn, ruộng đồng do những bàn tay khéo léo của các bà nội trợ chế biến thành món ăn đặc sản thơm ngon, khó quên mời gọi.

Ẩm thực Tây Bắc đã thực sự trở thành một sản phẩm du lịch ấn tượng, đặc sắc. Khách du lịch có thể tự tay chế biến những món ăn, cùng chủ nhà nhâm nhi một ly rượu đồ men lá rừng, ăn một nắm cơm lam, hay một bát cháo Mắc nhung ngọt ngào; thưởng thức một miếng thịt hun khói, một đĩa măng lay rồi say trong điệu xoè truyền thống.

5.1.2 Định hướng về phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng

Hiện tại một số điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn Tây Bắc mới chỉ dừng lại ở việc đón khách du lịch lưu trú tại gia đình, xem biểu diễn văn nghệ truyền thống và thưởng thức ẩm thực dân tộc. Vì vậy muốn kéo dài thời gian lưu trú của khách, sử dụng các dịch vụ, tăng doanh thu tại các điểm du lịch cộng đồng thì trong tương lai, du lịch cộng đồng cần phát triển đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ như:

- Hướng dẫn viên địa phương

- Phục vụ phương tiện đi lại (cho thuê phương tiện vận chuyển)

- Phục vụ ăn uống (khách tự chế biến các món ăn truyền thống và thưởng thức cùng người dân bản địa)

- Cung cấp dịch vụ chỗ ở /lưu trú

- Bán hàng thủ công mỹ nghệ

- Trình diễn văn hóa địa phương (múa, hát, kể chuyện, các trò chơi dân gian)

- Hướng dẫn khách du lịch cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động thường ngày như: Dệt, đan lát, làm nông nghiệp, trình diễn nghệ thuật dân tộc, nấu ăn,…

- Các sản phẩm nông lâm và sản phẩm thủ công của cộng đồng địa phương cũng là những sản phẩm tiềm năng có thể liên kết dễ dàng với nhà hàng, khách sạn.

- Chú trọng quảng bá sản phẩm du lịch địa phương ở các điểm chợ dọc đường và tại các lễ hội để giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống đến với công chúng.


5.2 Một số khuyến nghị nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi tham gia du lịch cộng đồng Tây Bắc

5.2.1 Khuyến nghị về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Về dịch vụ lưu trú:

+ Khuyến khích các hộ gia đình tại các bản du lịch cộng đồng sử dụng các ngôi nhà truyền thống của mình làm cơ sở lưu trú để đón khách du lịch cộng đồng;

+ Các hộ gia đình tại các bản DLCĐ cần trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết (chăn, gối, đệm ... là các sản phẩm người dân tự làm) để phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch cộng đồng là người nước ngoài;

+ Tạo không gian thoáng mát để khách du lịch cảm thấy thật sự thoải mái khi nghỉ trong ngôi nhà của mình;

+ Sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, tiện dụng.

+ Đảm bảo tốt an ninh cho khách du lịch cộng đồng lưu trú tại các gia đình.

- Về dịch vụ ăn uống:

+ Huy động thêm một số hộ gia đình trong bản không tổ chức đón khách để chuyên sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch của địa phương phục vụ nhu cầu của khách du lịch cộng đồng như rau, thịt lợn cắp nách, gà đồi, cá suối;

+ Tại các bản DLCĐ phần lớn đều phục vụ ăn uống cho khách du lịch tại nhà. Vì vậy, các hộ gia đình chú trọng phục vụ các món ăn dân tộc truyền thống của địa phươn mình nhưng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;

+ Trong quá trình phục vụ dịch vụ ăn uống, các hộ gia đình cần chú ý giới thiệu về các món ẩm thực đặc trưng của địa phương đồng thời phải đảm bảo tốt cho sức khỏe của khách du lịch;

+ Để tạo sự phong phú hấp dẫn của ẩm thực địa phương, nên chế biến thay đổi các món ăn trong thời gian khách du lịch cộng đồng lưu trú tại gia đình;

+ Thái độ khi phục vụ khách du lịch ân cần, niềm nở, hiếu khách;

+ Sẵn sàng hướng dẫn khách du lịch cộng đồng phương pháp chế biến các món

ăn truyền thống của dân tộc khi khách có nhu cầu tìm hiểu, khám phá.

- Về dịch vụ hướng dẫn tham quan:

+ Các cấp chính quyền cần liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan... tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức du lịch cho người dân về một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động hướng dẫn du lịch như:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023