Vòng Đời Các Điểm Du Lịch Nghiên Cứu


Tóm tắt chương 2


Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững là chủ đề được quan tâm và tranh luận về các khía cạnh phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Chương 2 đã tổng quan và khái quát hóa các khái niệm và nội hàm của phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch cộng đồng. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng bền vững, chương 2 cũng đã đề cập đến vai trò của các bên liên quan chính và nhóm các hoạt động chính trong quá trình phát triển. Các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và NGOs.


CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU


Chương này trình bày về thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong luận án. Phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu tại bàn là ba phương pháp được tác giả áp dụng triển khai trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả dữ liệu thu thập được thể hiện chi tiết tại các tình huống nghiên cứu ở điểm đến Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van, Nậm Đăm theo kết cấu tương đồng tiện cho việc so sánh, đối chiếu và phân tích ở chương 4.

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Du lịch đến những khu vực miền núi để trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc ít người ngày càng trở nên phổ biến, từ đó tạo điều kiện cho loại hình du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ. Nhờ có sự phát triển của loại hình du lịch này, nhận thức của người dân bản địa về phát triển du lịch và sự cần thiết phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như văn hoá bản địa được nâng cao.

Khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan 1

Khu vực miền núi Tây Bắc, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng với sự đa dạng, độc đáo của nền văn hoá các dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực. Nhiều năm qua, chính quyền các cấp cùng với các tổ chức, doanh nghiệp đã tập

trung phát triển du lịch và đã gặt hái được nhiều thành công nhất định, như mang lại nguồn thu ổn định cho người dân, vấn đề xoá đói giảm nghèo được cải thiện đáng kể... từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.


Để tập trung khai thác tối ưu tiềm năng tài nguyên để phát triển du lịch, năm 2021, tám tỉnh Tây Bắc mở rộng đã ký chương trình hợp tác phát triển du lịch trên bốn lĩnh vực cơ bản, đó là cơ chế, chính sách, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, đồng thời phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Khu vực Tây Bắc đến năm 2020. Việc này đã chỉ ra rằng, miền núi Tây Bắc là khu vực giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và đối ngoại của cả nước. Ngoài ra, Tây Bắc là vùng có lợi thế và tiềm năng trong phát triển nông-lâm nghiệp, khai khoáng, thuỷ điện, kinh tế cửa khẩu; với đặc điểm có nhiều dân tộc thiểu số với bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo sinh sống lâu đời, nên Tây Bắc đã được đầu tư để phát triển kinh tế kết hợp với phát triển du lịch, đặc biệt đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch thiên nhiên và du lịch cộng đồng. Kết quả phát triển du lịch được thể hiện rõ nét thông qua các con số như, năm 2015, số khách du lịch đến Tây Bắc đạt 13 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt người (Báo Nhân dân điện tử, 2019); đến hết năm 2019, tổng số khách du lịch tăng lên đến 35 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt gần 5 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt gần 53 nghìn tỷ đồng (Báo điện tử ĐCSVN, 2020). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch tại Tây Bắc còn bộc lộ nhiều yếu điểm, đó là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, kém sức hấp dẫn; văn hoá bản địa đang dần bị mai một, tài nguyên thiên nhiên chưa thực hiện bảo tồn đúng mức, đặc biệt là sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch tại Tây Bắc còn chưa thực sự cân bằng, đúng vai trò và trách nhiệm mong muốn.

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài và những phân tích ở trên, tác giả đã tiến hành lựa chọn địa bàn nghiên cứu là các mô hình phát triển du lịch cộng đồng dựa trên một số tiêu chí sau: (1) Địa điểm là một trong những dự án trọng điểm phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương miền núi khu vực Tây Bắc; (2) Mô hình du lịch cộng đồng được hình thành và phát triển dựa trên sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng, giàu bản sắc văn hoá truyền thống (tập trung vào một làng/bản của người dân tộc thiểu số); và (3) Mô hình du lịch cộng đồng xác định mục tiêu phát triển vì cộng đồng địa phương và hướng đến giảm nghèo.

Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang và Sơn La là những tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, cùng nằm trên các trục đường chính, có vị trí địa lý thuận lợi và có tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với các mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Để lựa chọn các tình


huống nghiên cứu cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa nhiều điểm DLCĐ thuộc huyện Mai châu (Hoà Bình), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Cụ thể như sau:

Tỉnh/thời gian

Huyện/Thôn/Bản


Lào Cai

(L1: 17/12 - 21/12/2016 L2: (22/2 - 26/2/2017)

Huyện Sa Pa

- Thị trấn Sa Pa

- Xã Tả Phìn

- Xã Tả Van

- Xã Bản Khoang

- Topas Ecolodge (xã Thanh Kim)


Hà Giang

(17/4 - 23/4/2017)

Huyện Quản Bạ

- Thôn Nậm Đăm Huyện Yên Minh

- Thôn Bục Bản Huyện Đồng Văn

- Thị trấn Đồng Văn

- Thôn Lô Lô Chải Huyện Mèo Vạc

- Thôn Tát Ngà; các Homestay ở xã Khâu Vai: Chúng pủa, Ong vàng.

Tp.Hà Giang

- Thôn Tha, Hạ Thành


Hoà Bình

(22/4 - 28/4/2018)

Huyện Mai Châu:

- Bản Lác

- Bản Mai Hịch

- Bản Văn

- Bản Pomcoọng

- Mai Chau Ecolodge, Mai Chau Nature Lodge,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Sau quá trình khảo sát thực địa, tác giả nhận thấy có 4 điểm du lịch cộng đồng có

đặc điểm nổi bật, phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, đó là:

Bản Lác (Hòa Bình): Bản Lác thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, là vùng đất sinh sống của phần lớn dân tộc Thái với nghề nghiệp chủ yếu làm nương và dệt thổ cẩm. Du lịch tại Bản Lác được hình thành từ những năm 1960 bắt đầu bằng hình thức tự phát tự làm tự hưởng của người dân địa phương những vẫn duy trì và gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, số lượng du khách đến thăm bản vẫn gia tăng, nên người dân bản địa ngày càng chú trọng hơn tới việc đầu tư để phát triển kinh doanh du lịch (như xây dựng nhà nghỉ, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị hiện đại…) nhằm tạo điều kiện phục vụ du khách. Điều này đã đem lại lợi ích cho người


dân nhưng cũng dẫn đến những bất ổn về xã hội, bản sắc văn hóa và môi trường tự nhiên tại Bản Lác. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác đang thực hiện theo hướng người dân chủ động hoàn toàn, thiếu hụt vai trò của chính quyền địa phương và sự đóng góp của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xã hội.

Tả Van (Lào Cai): Tả Van là một bản làng vùng cao thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, là vùng đất đa văn hóa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng chung sống (Mông, Dao, Giáy…). Lợi thế và tiềm năng của Tả Van là khai thác các giá trị văn hóa bản địa riêng của mỗi dân tộc như chữa bệnh và phát triển thành thương hiệu thuốc lá tắm người Dao, nghề truyền thống thêu thùa, rèn, đúc bạc… Việc phát triển du lịch đã góp phần bảo tồn nền văn hóa bản địa và mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng tại Tả Van đang được đánh giá là chưa khai thác được hết thế mạnh của địa phương, chưa có sự tham gia tích cực của người dân bản địa và vai trò gắn kết chặt chẽ của các bên trong phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ tại Tả Van chủ yếu là người ngoài địa phương, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên lợi ích thực sự của cộng đồng chưa được chú trọng.

Nậm Đăm (Hà Giang): Nậm Đăm là một thôn bản thuộc huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang với 100% hộ dân trong thôn là dân tộc Dao Chàm sinh sống tập trung. Việc phát triển du lịch cộng đồng Nậm Đăm được định hướng từ chính quyền địa phương với tiêu chí tất cả các hộ tham gia làm dịch vụ, du lịch và được hưởng quyền lợi từ du lịch. Do vậy, phát triển du lịch tại Nậm Đăm được gắn liền với việc gìn giữ văn hóa của đồng bào, như các lễ hội, bảo tồn ngôi nhà trình tường, trang phục truyền thống, trồng cây dược liệu... Du lịch cộng đồng ở Nậm Đăm đang phát triển tương đối hiệu quả từ các cấp chính quyền và sự hỗ trợ ban đầu của các NGOs đã tạo động lực và sự tham gia tích cực của người dân địa phương. Tuy nhiên, vắng bóng hoàn toàn vai trò của doanh nghiệp trong quá trình sáng tạo và đổi mới giá trị của sản phẩm du lịch.

Mai Hịch (Hòa Bình): Mai Hịch là thôn bản thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, có tới 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Đây là một trong những địa bàn có dự án phát triển làng du lịch cộng đồng được đánh giá là hiệu quả. Bằng phương pháp hỗ trợ tích cực của NGOs (COHED) và doanh nghiệp xã hội (CBT Travel) cho cộng đồng địa phương, người dân địa phương đã tiếp nhận và tham gia trên diện rộng và mang lại hiệu quả trong việc tăng thu nhập, giảm nghèo gắn với duy trì, bảo tồn tài nguyên du lịch. Những kinh nghiệm trong phát triển du lịch cộng đồng tại Mai Hịch đã được chia sẻ tới nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong mô hình này, lợi ích từ du lịch được chia sẻ


công bằng giữa các bên tham gia, gắn liền với việc cam kết duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, trong đó tập trung vào việc so sánh sự phát triển giữa các mô hình phát triển du lịch cộng đồng; tìm hiểu vai trò của các bên liên quan trong mỗi mô hình từ đó giúp chỉ ra những hạn chế và xác định được nguyên nhân cho các hạn chế đó; tác giả đã quyết định lựa chọn 4 điểm du lịch cộng đồng: Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van và Nậm Đăm là các tình huống nghiên cứu của luận án. Các tình huống này có nhiều điểm chung như: là cụm homestay đạt tiêu chuẩn ASEAN; cộng đồng địa phương đều là người dân tộc thiểu số (Dao, Giáy, Thái trắng); mô hình phát triển du lịch cộng đồng được triển khai gắn với xây phong trào dựng nông thôn mới; mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với duy trì phát triển làng nghề (dệt thổ cẩm, rèn, đúc bạc...) và là mô hình phát triển du lịch cộng đồng dựa vào phát triển sản phẩm đặc trưng của điểm đến (OCOP). Ngoài ra, căn cứ vào vòng đời điểm du lịch của Butler (2006) cho thấy, các điểm đến nghiên cứu đều nằm cơ bản ở giai đoạn phát triển, tuy nhiên cũng có sự giao thoa giữa các giai đoạn trong vòng đời của mỗi điểm đến nghiên cứu.


Mai Hịch

Nậm đăm

Tả Van

Bản Lác


Sơ đồ 3.1: Vòng đời các điểm du lịch nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.1.2. Thiết kế nghiên cứu

Nhằm thiết lập mối liên kết giữa việc thu thập dữ liệu, phân tích và hình thành nên kết quả nghiên cứu, tác giả đã thực hiện tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu với đầy đủ các bước công việc cần thiết. Dưới đây là quy trình nghiên cứu mà tác giả đã thực hiện để hoàn thiện luận án.


Tổng quan nghiên cứu

Xác định khoảng trống, câu hỏi NC

Tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ bộ lần 2


Xác định đối tượng, phạm vi NC

Chốt chọn các tình huống NC (4)


Lựa chọn phương pháp NC (định tính)

Tổng hợp, đối chiếu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của các tình huống NC


Khảo sát thực địa lần 1 (12/2016)


Phân tích dữ liệu sơ bộ, điều chỉnh câu hỏi, đối tượng phỏng vấn

Dựng các tình huống NC Phân tích

Báo cáo kết quả nghiên cứu


Khảo sát thực địa lần 2 (2/2017), lần 3 (4/2017), lần 4 (4/2018)


Kết luận, khuyến nghị, đề xuất



Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Phương pháp nghiên cứu

Trong các nghiên cứu về du lịch trước đây, phương pháp nghiên cứu áp dụng thường là định lượng bởi vì các nghiên cứu thường thiên về việc xác định ý nghĩa kinh tế do du lịch tác động (Jennings, 2001). Tuy nhiên, ngày nay các nghiên cứu về du lịch thường thiên về hành vi của du khách, vai trò của các bên có liên quan trong hoạt động du lịch và tác động của phát triển du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường. Những hành vi, tác động này không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng, dễ nắm bắt và thường có tính gián tiếp, do đó việc đo lường nên được thực hiện bằng phương pháp định tính.

Trong luận án này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính vì ba lý do sau.

Thứ nhất, phương pháp này giúp tác giả có thể dùng các câu hỏi thăm dò để khám phá được sâu hơn về nhận thức, quan điểm của các bên liên quan, vai trò và sự liên kết giữa các bên, từ đó xác định điểm hội tụ trong tư duy và hành động của mỗi bên trong việc hướng tới phát triển du lịch cộng đồngđồng bền vững.


Thứ hai, trong quá trình phát triển, du lịch có liên quan chặt chẽ tới các ngành nghề khác. Bằng phương pháp điều tra thực địa, tác giả đã có được các góc nhìn rõ ràng, khám phá được bối cảnh và đặc tính của các tình huống nghiên cứu, từ đó giúp giải quyết trả lời các câu hỏi nghiên cứu tốt hơn, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Thứ ba, hiện nay, vẫn chưa có bộ tiêu chí thống nhất nào được áp dụng để xác định mức độ bền vững của điểm đến. Tuy nhiên, bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu trong quá trình thực địa, cùng với dữ liệu thứ cấp và tài liệu hướng dẫn của UNWTO về hướng dẫn xây dựng chỉ số phát triển DLBV, tác giả đã thực hiện đánh giá được mức độ bền vững của điểm đến một cách tương đối. Đây là một điểm quan trọng, giúp tạo tiền đề tốt cho quá trình phân tích các tình huống sau này.

3.1.3. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu

3.1.3.1. Qúa trình thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập phục vụ nghiên cứu đều liên quan đến tình hình phát triển du lịch của các điểm đến nghiên cứu và vùng Tây Bắc. Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2013-2019 từ các nguồn tài liệu đã có như luận án, luận văn, sách, bài viết trên tạp chí uy tín hoặc kỷ yếu hội thảo. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp thông tin từ báo cáo nghiên cứu, báo cáo hành chính được thu thập từ quá trình thực địa tại các địa bàn nghiên cứu. Dữ liệu này đã giúp tác giả hoàn thành được quá trình tổng quan nghiên cứu, xác định được khoảng trống, lựa chọn được tình huống nghiên cứu phù hợp, từ đó có nhận thức rõ hơn trong quá trình đề xuất giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập được chủ yếu từ quá trình thực địa, thông qua phương pháp chính là quan sát và phỏng vấn sâu. Nguồn dữ liệu này đóng vai trò chính yếu trong việc xác định vai trò, hoạt động của các bên liên quan ở từng giai đoạn phát triển của điểm đến. Để thực hiện tốt quá trình này, tác giả đã nhờ đến sự trợ giúp của mạng lưới cựu sinh viên và học viên cao học của trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc kết nối với các bên liên quan tại điểm đến. Đặc biệt, trong mỗi chuyến đi thực địa, còn có cán bộ là người địa phương thông thuộc địa bàn dẫn đường, hỗ trợ tác giả trong quá trình liên hệ và phiên dịch ngôn ngữ. Thông tin thu thập được tác giả ghi âm và ghi chép cẩn thận, sau đó kết hợp với dữ liệu thứ cấp để xây dựng nên khung phân tích và thực hiện quá trình phân tích tiếp theo trong luận án.

Để dữ liệu thu thập được đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ, tác giả thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chéo thông tin (triagulation) bằng cách đặt các câu hỏi ngược

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí