b. Phát triển xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng tại Tả Van đã góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm và giảm nghèo của người dân địa phương. Năm 2013, Tả Van có 38 hộ homestay và 100 lao động trực tiếp thì đến năm 2019 du lịch cộng đồng đã tạo ra 420 việc làm trực tiếp, bao gồm 137 việc làm toàn thời gian tại 94 homestay và 283 việc làm trong các dịch vụ gia tăng giá trị khác. Số hộ nghèo của xã Tả Van đã giảm từ 527 hộ (2016) còn 262 hộ (2019) đạt mức 30,9% (cao hơn mức chung của huyện Sa Pa là 28,38% (Phạm Khánh, 2019)).
Du lịch cộng đồng Tả Van góp phần vào việc tăng nguồn sinh kế cho người dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ gắn liền với việc lưu giữ văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Du lịch cộng đồng đã khích lệ người dân địa phương duy trì các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền (dệt thổ cẩm, may quần áo...); nghề truyền thống của dân tộc Mông, Dao (nghề chạm khắc bạc, rèn đúc,
nghề làm thuốc lá tắm...); giữ gìn trang phục dân tộc, giữ nếp nhà sàn, nhà đất và di sản ruộng bậc thang5. Du lịch cộng đồng khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động đào tạo “nhận thức về du lịch” và ngoại ngữ giao tiếp với người nước ngoài do huyện Sa Pa tổ chức, trung bình 1-2 lớp/năm và có khoảng 80% người dân tham gia6.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ghi nhận, một số văn hóa bản địa đã bị thay đổi. Cụ thể: (i) Thanh niên người Mông, Dao, Giáy không mặc trang phục truyền thống trong các sinh hoạt hàng ngày thay vào đó là trang phục hiện đại như quần bò, áo phông, người dân cũng chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết hoặc trong những sự kiện đặc biệt của dân bản; (ii) Di tích ruộng bậc thang đang bị xâm phạm do người dân địa phương xây nhà ở, cơ sở kinh doanh du lịch và các dịch vụ đi kèm (khoảng 50 hộ) (Quốc Hồng, 2019); (iii) Nghề thủ công mỹ nghệ như chạm khắc bạc đã bị mai một và ít người biết làm; (iv) Chương trình biểu diễn văn nghệ và bán hàng lưu niệm mang tính hình thức và thương mại hóa do một số hộ dân bán hàng thổ cẩm Trung Quốc nhưng vẫn chào mời “sản phẩm của đồng bào làm ra”.
5 Quyết định số 3578/QĐ-BVHTTDL, 3579/QĐ-BVHTTDL ngày 18/10/2013 xếp hạng di tích ruộng bậc thang là di tích quốc gia.
6 Báo cáo tổng kết hoạt động Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Tả Van năm 2019.
Bảng 3.7: Các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật của Tả Van
Còn giữ | Nguy cơ mai một | Đã mất | |
Di sản ruộng bậc thang | X | ||
Cấu trúc nhà sàn, nhà đất truyền thống (nhà truyền thống của người Mông, Dao, Giáy) | X | ||
Nghệ thuật truyền thống (múa chuông, múa kiếm, múa đèn ...) | X | ||
Lễ hội truyền thống (lễ hội Nào Cống, lễ hội Xuống đồng, Roóng poọc ...) | X | ||
Nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, mộc ...) | X | ||
Trang phục truyền thống người Mông, Dao, Giáy | X | ||
Món ăn truyền thống (cá suối nướng Mường Hum, thắng cố thịt ngựa Mường Khương, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn...) | X | ||
Các trò chơi dân gian (ném còn, đánh yến...) | X |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Các Đối Tượng Phỏng Vấn
- Bảng Điểm Trung Bình Một Số Tiêu Chí Của Các Tình Huống Nghiên Cứu
- Các Vấn Đề Trong Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Mai Hịch
- Các Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống Nổi Bật Của Nậm Đăm
- Tổng Hợp Những Hoạt Động Sáng Tạo Giá Trị Điển Hình
- Vai Trò Của Các Bên Liên Quan Trong Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Cộng
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả
c. Bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch bền vững đã thay đổi được cơ bản thói quen sử dụng nhiên liệu của người dân địa phương, các hộ gia đình đã sử dụng gas, điện trong đun nấu và sưởi ấm. Chính quyền địa phương tham gia hoạt động bảo vệ môi trường thông qua tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở lưu trú, du khách và người dân về việc giữ gìn vệ sinh, thu gom và vứt rác đúng nơi quy định. Năm 2019, chính quyền địa phương triển khai đào mới 99 cái hố rác và lắp đặt nhiều thùng chứa rác trên địa bàn, rác thải được thu gom đến nơi tập kết để đốt và chôn lấp 1 tuần/lần7. Công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm được giao cho Hội Phụ nữ tự quản và Đoàn TNCS phát động.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ghi nhận, phát triển du lịch dẫn đến những thay đổi về không gian và môi trường tự nhiên của xã. Cụ thể: (i) Hoạt động du lịch tạo nên khối lượng lớn rác thải vô cơ khó phân huỷ trong khi huyện chưa có nhà máy xử lý rác thải, nước thải và đặc biệt là chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình; (ii) Nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch chưa được xây dựng; (iii) Nước thải được xả ra môi trường, chảy trực tiếp ra mương, sông suối và thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm nguồn nước.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, mức độ du lịch bền vững ở Tả Van được đánh giá theo 2 bộ tiêu chí về phát triển du lịch ở khu vực miền núi và phát triển du lịch tại
7 Báo cáo tổng kết hoạt động Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Tả Van năm 2019.
cộng đồng nhỏ truyền thống được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2004). Bảng
đánh giá chi tiết ở Phụ lục 6. Bảng dưới đây tổng hợp các tiêu chí đánh giá.
Bảng 3.8: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển DLBV Tả Van
Điểm mạnh | Điểm yếu | Đánh giá chung | |
Phát triển kinh tế | - Thu nhập từ du lịch tăng cao, có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của địa phương - Cơ cấu kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang du lịch - Số hộ kinh doanh du lịch tăng; - Số lượng khách và chi phí trung bình/du khách tăng | - Lượng khách và doanh thu từ du lịch được dồn phần lớn về các doanh nghiệp và chủ homestay từ ngoài vào. - Người dân bán nhà hoặc cho bên ngoài thuê để làm du lịch, rồi lại làm thuê trong chính ngôi nhà của mình. | Tốt (3,86/5) |
Phát triển xã hội | - Tỷ lệ hộ nghèo giảm - Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động du lịch tăng - Chính quyền tích cực trong việc khôi phục văn hoá và các giá trị truyền thống của người dân bản địa - Chính quyền ban hành chính sách, hỗ trợ kinh phí làm du lịch - Có hoạt động phát triển nguồn nhân lực | - Việc làm trong ngành du lịch mới chỉ chiếm 30% - Vi phạm luật di sản ruộng bậc thang - Còn hiện tượng bán hàng rong của phụ nữ và trẻ em - Có hiện tượng truyền đạo trái phép - Có nhiều dấu hiệu về sự mai một văn hoá và giá trị truyền thống của người dân (lễ hội, trang phục, ngôn ngữ, ẩm thực, ..) | Trung bình 3,47/5) |
Bảo vệ môi trường | - Các bên có ý thức bảo vệ môi trường - Đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường | - Các vấn đề môi trường bắt đầu nổi lên (rác thải, nước thải) - Chưa có phương án và thiết bị xử lý triệt để | Trung bình (3,00/5) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
“Ghi chú: Đánh giá chung của tác giả theo thang điểm sau: 1: Không bền vững; 2: Có một số tiêu chí phát triển bền vững; 3: Đã phát triển, nhưng tỉ lệ điểm được - chưa được trong phát triển đạt bền vững ngang nhau; 4: Phát triển tương đối bền vững, nhưng còn nhiều điểm phải bổ sung, tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa; 5: Phát triển bền vững.”
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động phát triển du lịch ở Tả Van hiện đã phát triển gần đạt tới sự bền vững tương đối (ở mức 3,37/5). Điểm mạnh nổi bật nằm ở: (i) Tăng nguồn thu cho địa phương, mang lại nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân cùng tham gia vào phát triển du lịch; (ii) Góp phần giảm nghèo cho người dân địa phương, gắn kết cộng đồng và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc; (iii) Thay đổi thói quen sử dụng chất đốt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương.
Tuy nhiên, vấn đề hạn chế nổi bật ở Tả van bao gồm: (i) Di tích ruộng bậc thang
đang có những dấu hiệu bị xâm phạm do việc xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng đi kèm;
(ii) Vấn đề về ô nhiễm chất thải đã xuất hiện nhưng chưa được xử lý hiệu quả; (iii) Lượng khách tăng lên nhưng tập trung chủ yếu vào những người kinh doanh dịch vụ du lịch từ nơi khác đến, người dân địa phương được nhận rất ít lợi nhuận từ du lịch, điều này đã dẫn đến hiện tượng rò rỉ kinh tế nghiêm trọng; đồng thời, người bên ngoài có thể “điều khiển quá mức” các hoạt động du lịch ở cộng đồng, không theo định hướng, kế hoạch phát triển của Nhà nước, từ đó có thể làm méo mó bản chất của loại hình kinh doanh du lịch cộng đồng và chính điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững của điểm đến.
3.2.4. Du lịch cộng đồng ở bản Nậm Đăm
Làng văn hóa du lịch cộng đồng ở thôn Nậm Đăm nằm ở trung tâm xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện 6 km. Thôn Nậm Đăm có 52 hộ dân, 250 nhân khẩu với 100% người dân tộc Dao sinh sống trên địa bàn với tổng diện tích tự nhiên 458 ha. Vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên khung cảnh và không gian đặc sắc khiến thôn Nậm Đăm trở thành điểm sáng về du lịch cộng đồng, điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
3.2.4.1. Quá trình phát triển du lịch ở Nậm Đăm
Dịch vụ kinh doanh du lịch lưu trú homestay được hình thành và đi vào hoạt động ở thôn Nậm Đăm kể từ năm 2008. Bước đầu của hoạt động này chủ yếu cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống cho du khách, tham gia các sinh hoạt hàng ngày và cùng gia chủ khám phá về văn hóa bản địa. Tuy nhiên, việc triển khai du lịch cộng đồng không hiệu quả do người dân còn tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lo sợ sự xâm nhập văn hóa và việc có người lạ ở trong nhà làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
nên chưa thực sự tham gia vào hoạt động du lịch do huyện chủ trương thực hiện.
Năm 2012, tại hội nghị triển khai xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với nông thôn mới tỉnh Hà Giang đã đưa ra bộ tiêu chí Panhou trong đó các tiêu chí như xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú, có làng nghề truyền thống, đảm bảo các điều kiện phục vụ lưu trú ... Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết
số 47/2012/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Giang, hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn trong thời gian từ 2-3 năm đối với các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú, phát triển nghề thủ công truyền thống và các hoạt động nhằm phát triển làng văn hóa du lịch.
Theo chủ trương của tỉnh, làng văn hóa du lịch thôn Nậm Đăm được xây dựng là mô hình tiêu biểu trong phát triển du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững cho người dân. Nậm Đăm đã thực hiện những giải pháp đồng bộ trên cơ sở tuyên bố Panhou, cụ thể với các tiêu chí chính như sau: (1) Cải thiện về vấn đề môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường; (2) Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo phục vụ lưu trú cho khách du lịch; (3) Phát triển những làng nghề mang tính truyền thống, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc như nghề chạm bạc, nghề rèn, nghề dệt thổ cẩm, v.v.
Trong giai đoạn 2012 - 2014, Tổ chức Caritas (Thụy Sĩ) cùng với Trung tâm Con người và Thiên nhiên thực hiện hợp phần dự án phát triển du lịch vì người nghèo tại thôn Nậm Đăm. Đây là một nội dung trong dự án 3 năm (2021-2014) có tên là “Phát triển tổng hợp cộng đồng trên địa bàn Quản Bạ”. Trong giai đoạn đầu, dự án đã trợ giúp người dân xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ dựa trên tài nguyên du lịch sẵn có như xây dựng homestay, xây dựng các tuyến trekking, tuyến - điểm tham quan... và hỗ trợ người dân thông qua các lớp đào tạo kỹ năng làm du lịch như đón tiếp, nấu ăn, phục vụ buồng phòng... để đảm bảo các điều kiện tối thiểu đón khách lưu trú. Năm 2012, tổ chức Caritas đã thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động, đảm bảo tính bền vững và phù hợp với quy chế phát triển DLCĐ của thôn Nậm Đăm. Thời gian đầu hoạt động, tổ chức Caritas hướng dẫn và hỗ trợ 100% kinh phí trong thời gian 3 năm diễn ra dự án (kinh phí hoạt động của BQL, thu gom rác, dọn vệ sinh...). Sau khi dự án kết thúc, khoản kinh phí cho hoạt động của BQL nằm trong 20% trích từ mức phi lưu trú thu được từ khách (9.000đồng/khách lưu trú).
Trước những lợi ích mang lại từ phát triển du lịch cộng đồng, tỉnh Hà Giang tiếp tục ban hành Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ gia đình và cá nhân phát triển du lịch cộng đồng8. Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, hỗ trợ 100% lãi suất vay trong thời gian 3 năm, hỗ trợ hiện vật đối với các hoạt động mua sắm thiết bị và xây dựng công trình nhà vệ sinh, sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống,…
Dựa trên kết quả phát triển du lịch bước đầu, nhận thấy tiềm năng phát triển DLCĐ, đề án xây dựng “Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nậm Đăm” đạt tiêu chuẩn “Du lịch cộng đồng ASEAN” giai đoạn 2018-2020 đã được UBND huyện Quản Bạ ban hành, với mục tiêu cơ bản là đạt tiêu chuẩn dịch vụ du lịch cộng đồng ASEAN đối với làng văn hoá DLCĐ Nậm Đăm vào năm 2020; trong đó, các hộ dân trong làng đều được tham gia, được quản lý và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch này.
Năm 2018, làng du lịch cộng đồng thôn Nậm Đăm được Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương lựa chọn là một trong hai làng kiểu mẫu gắn sao OCOP trên phạm vi toàn quốc triển khai để nhân rộng mô hình kiểu mẫu, lộ trình đến giai đoạn 2022-2025 được gắn 5 sao OCOP9. Năm 2019, Nậm Đăm tiếp tục mở rộng mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với phát triển dược liệu, xây dựng cơ sở chế biến dược liệu và mô hình tắm lá thuốc người Dao (UBND huyện Quản Bạ, 2019). Bên cạnh đó, theo Tuyên bố Panhou, Nậm Đăm đã thành lập được hợp tác xã du lịch, câu lạc bộ các hộ làm du lịch lưu trú homestay, hợp tác xã cộng đồng dược liệu Nậm Đăm. Việc thành lập và đi vào hoạt động của hợp tác xã Nậm Đăm nhận được sự hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian 3 năm từ chính quyền địa phương10 và sự hỗ trợ kỹ thuật của Công
ty Nam dược, công ty Dược khoa (Đại học Dược Hà Nội).
Như vậy, du lịch cộng đồng ở Nậm Đăm đã triển khai dưới 3 mô hình cơ bản đó là làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, làng du lịch gắn tiêu chuẩn sao OCOP và làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với phát triển dược liệu. Các hoạt động du lịch cộng đồng tiêu biểu bao gồm trekking đi bộ dã ngoại tham quan làng, trường học, thác nước, hang động; biểu diễn văn nghệ và các điệu nhảy truyền thống; thưởng thức món ăn địa phương; hoạt động tìm hiểu nghề thủ công truyền thống; cùng người dân trải nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp, vui chơi thể thao như bắn cung, ném còn.
8 Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thay thế Điều 8, Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
9 OCOP viết tắt “One commune one product” có nghĩa là chương trình Mỗi xã một sản phẩm do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.
10 Điều 8, Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
3.2.4.2. Các kết quả trong phát triển du lịch bền vững ở Nậm Đăm
a. Phát triển kinh tế
Nậm Đăm đã nhanh chóng thu hút số lượng khách du lịch với tiêu chí đảm bảo du lịch chất lượng cao và gìn giữ nét văn hóa cộng đồng. Theo kết quả khảo sát, hiện ở thôn đã có 19 hộ gia đình homestay đảm bảo chất lượng để đón khách du lịch, trung bình mỗi hộ đón từ 30-40 khách/tháng.
Giai đoạn 2013-2019, biến động du khách đến Nậm Đăm đã tăng nhanh đột biến, từ gần 418 khách năm 2013 lên đến hơn 6853 khách năm 2019, trong đó 73,3% là khách quốc tế, khách nội địa chiếm trung bình 26,7%.
8000
6853
6000
5048
5025
4634
4000
3398
3702
2872
2000
1348
590
1500
704
137
418
277
0
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Khách quốc tế (người)
Khách nội địa (người)
Số lượt khách (người)
Biểu đồ 3.7: Biến động lượng du khách đến Nậm Đăm giai đoạn 2013-2019
Nguồn: Báo cáo hoạt động Văn hoá thông tin huyện Quản Bạ, 2013-2019
Doanh thu từ du lịch cộng đồng đã đóng góp trực tiếp từ 13 triệu đồng năm 2013 đến hơn 2,05 tỷ đồng năm 2019 cho kinh tế Nậm Đăm. Thu nhập bình quân của người dân toàn xã Quản Bạ tăng lên rõ rệt, từ mức 8,0 triệu đồng/người vào năm 2013 tới 29,5 triệu đồng/người vào năm 2019; trong đó riêng các hộ làm kinh doanh du lịch thu nhập trung bình đạt khoảng 59 triệu đồng/người/năm và giữ ổn định hơn qua các năm.
Đơn vị tính: Triệu đồng
2500
2050
2000
1510
1500
1030
1000
546.7
500
330
13
27.6
0
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Biểu đồ 3.8: Doanh thu từ du lịch ở Nậm Đăm giai đoạn 2013-2019
Nguồn: Báo cáo hoạt động Văn hoá thông tin huyện Quản Bạ, 2013-2019
b. Phát triển xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng tại Nậm Đăm đã góp phần giải quyết được vấn đề lớn về việc làm và giảm nghèo của người dân địa phương. Du lịch cộng đồng đã tạo lượng việc làm cho người dân địa phương, tạo nguồn sinh kế và tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Tính đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo trong xã Quản Bạ đã giảm rõ rệt, từ 161 hộ (năm 2013) còn 58 hộ (năm 2019), tương ứng tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm xuống, từ 25,35% năm 2013 xuống còn 8,1% năm 2019 (thấp hơn mức chung của huyện Quản Bạ là 39,53%) (Phạm Văn Phú, 2019); trong đó riêng với thôn Nậm đăm, chỉ còn 01 hộ nghèo, chiếm 5,8%.
Các hoạt động du lịch cộng đồng đã giúp phát triển nguồn nhân lực địa phương. Dự án Caritas và Pan Nature tập huấn cách thức, kỹ năng kinh doanh và hạch toán kinh doanh cho các hộ kinh doanh homestay, các khóa đào tạo tiếng Anh giao tiếp cho bà con và thanh niên dân tộc Dao. Dự án cũng đã phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin TT&DL tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch.
Du lịch cộng đồng góp phần đánh thức và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tại thôn Nậm Đăm, 100% các hộ gia đình lưu giữ những ngôi nhà trình tường mộc mạc, lợp ngói âm dương theo kiểu kiến trúc truyền thống. Người dân Nậm Đăm vẫn mặc trang phục truyền thống và duy trì các lễ hội, phong tục truyền thống như Lễ Cấp sắc người Dao, lễ hội bắt cá, lễ hội thêu, dệt vải lanh; các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đánh cù quay và một số trò chơi dân gian khác. Các ngành nghề thủ công