Bảng Thống Kê Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Vật Thể

Đảo Trà Ngọ Lớn là đảo đá lớn nhất của Vườn, đây là hòn đảo có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, phía Bắc là núi đất, phía Nam là núi đá vôi với nhiều hang động và thung áng, tạo nên những cảnh quan rất đặc sắc, hấp dẫn; trung tâm của đảo là thung áng Cái Lim mang giá trị đặc trưng tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Đến nay theo thống kê Vườn Quốc gia BTL có 212 loài động, thực vật, trong đó có 108 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long, 2014). Rừng trên vườn có nhiều loài động vật quý hiếm, là nơi có mật độ thú móng guốc nhiều nhất và được coi là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Ðông Bắc. Năm 2010, Ba Mùn trở thành nơi đặt Trung tâm cứu hộ động vật lớn khu vực Ðông Bắc Việt Nam.

* Tài nguyên hang động núi đá

Hệ thống tài nguyên hang động, núi đá của Vịnh BTL phong phú, đặc sắc không kém nhiều so với Vịnh Hạ Long nằm phân bố khá đều trên các Khu vực du lịch; Quần thể hang động trên Vịnh Bái Tử Long hiện vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ, chưa có sự đầu tư, khai thác lớn của con người như: Hang Luồn - Cái Đé (Vườn Quốc gia BTL); hang Nhà trò (đảo Bản Sen), hang Ông Tốt, hang Đồng Trong, Động Thiên Cảnh Sơn,…. Ngoài ra, Vịnh còn có hàng trăm hòn đảo núi đá vôi phiến thạch cùng hệ thống động đá, thung áng với hình dáng độc đáo khác nhau ngoi lên mặt biển tạo lên bức tranh tương phản, sắc nét của một Vịnh BTL nên thơ và hấp dẫn có giá trị cho phát triển DLBĐ như: Hòn Con Cóc, Hòn Tiên Ông, Hòn Con Rùa, Đầm Oan, Hòn Mặt Quỷ, Hòn Con Cò, Động Tam Cung, ….

b) Hệ sinh thái

Vịnh BTL là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với hệ sinh thái động, thực vật điển hình như: rừng ngập mặn, rạn san hô, tùng, áng, rừng cây nhiệt đới, đây là những tài nguyên đóng góp quan trọng vào việc phát triển loại hình sinh thái DLBĐ

. + Hệ sinh thái động vật

Vịnh BTL có 792 loài động vật, trong đó có 263 loài động vật trên cạn và 529 loài động vật dưới biển (Biểu đồ 4.1).


Biểu đồ 4.1. Hệ sinh thái động vật trên cạn

Hệ động vật trên cạn rất phong phú, bao gồm các lớp: lớp thú, chim, lưỡng cư, bò sát và côn trùng; có 106 loài động vật rừng có giá trị, quý hiếm được đưa vào sách đỏ như: Bồ câu nâu; báo gấm, báo lứa, sơn dương, rùa hộp ba vạch, tắc kè,….

Hệ sinh thái động vật dưới biển, loài thân mềm chiếm số lượng cao nhất (37,2%), tiếp theo là các loại san hô rất đa đạng và có giá trị (20,0%), còn lại là các loài da gai, giáp xác, giun đốt, phù du… Hầu hết các loại động vật biển ở đây đều là loài hải sản có giá trị kinh tế cao và mang ý nghĩa khoa học rất lớn (Biểu đồ 4.2).



Biểu đồ 4.2. Hệ sinh thái động vật dưới biển

+ Hệ sinh thái thực vật

Vịnh BTL có hàng ngàn ha rừng với thảm thực vật phong phú với trên 1000 loài thực vật rừng, biển các loại. Đến nay Vịnh đã ghi nhận được 398 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Kim Giao, Ba Kích, Giác Đề và Thổ Phục Linh. Đồng thời, Vườn Quốc gia BTL còn là

nơi lưu giữ nhiều hệ thực vật sinh thái biển điển hình với giá trị đa dạng sinh học cao; hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng phong phú cho nhiều loài động vật trên cạn.

Ngoài ra, hệ sinh thái thung áng trong núi đá vôi khá phong phú góp phần làm cho địa chất, địa mạo Vịnh BTL trở nên hấp dẫn.

4.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Gắn liền với tài nguyên DLBĐ tự nhiên, Vịnh BTL còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị để góp phần phát triển DLBĐ Vịnh BTL.

a) Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của Vịnh BTL đến nay được thống kê với số lượng 65 loại tài nguyên, bao gồm: 16 danh thắng; 19 di tích lịch sử văn hóa cách mạng; 19 di tích tín ngưỡng tôn giáo và 11 di tích khảo cổ, trong đó, 32 di tích đã được xếp hạng, chiếm tỷ lệ 49,2%. Số liệu và thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2014) được tổng hợp tại Bảng 4.1.

Các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể được phân bổ rải rác trên các Khu vực du lịch của Vịnh.

Quần đảo Cái Bầu (Khu vực 1): Chiếm 30,7% trong tổng số tài nguyên nhân văn vật thể của Vịnh, bao gồm: các di chỉ khảo cổ quan trọng của nền văn hóa Hạ Long như Hang Soi Nhụ, Hà Giắt, nơi đây đã tìm được trên 70 hiện vật về công cụ lao động thời xưa và các tàn tích thức ăn, đồ gốm.... Cùng với đó là hệ thống quần thể chùa, đền khá phong phú như: Chùa Cái Bầu, Đền Cặp Tiên, Đền thờ Vua Lý Anh Tông, Đền Vạn Yên,... là những điểm đến khá hấp dẫn, đan xen kết hợp với các hoạt động DLBĐ.

Vườn quốc gia BTL (Khu vực 2): Với đặc điểm là khu vực bảo tồn thiên nhiên nên số lượng tài nguyên du lịch nhân văn ở đây ít hơn (chiếm 12,3%) so với các Khu vực khác, chủ yếu dưới dạng di chỉ khảo cổ của các hang động lưu giữ dấu tích của người Việt cổ có niên đại hàng trăm năm và hệ thống miếu cổ của ngư dân.

Quần đảo Vân Hải (Khu vực 3): Chiếm tới 56,9% tài nguyên du lịch nhân văn vật thể trên toàn Vịnh khá phong phú, đa dạng về chủng loại, bao gồm: Hệ thống kiến trúc đình, chùa, nghè, miếu, mộ cổ của đảo Quan Lạn và đảo Minh

Châu là một trong những công trình kiến trúc cổ có quy mô lớn vào bậc nhất, nhì hiện có ở Quảng Ninh.

Song song với đó là hệ thống di tích bến thuyền, thương cảng cổ Vân Đồn thuộc các đảo Minh Châu, Quan lạn, Thắng Lợi có giá trị với các di vật đồ gốm, tiền đồng của Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến (Nguyễn Văn Kim, 2006).

Ngoài ra, tại đảo Ngọc Vừng còn có di chỉ Ngọc Vừng, đây là di chỉ có giá trị về khảo cổ học tồn tại cách đây trên 5.000 năm thuộc thời đại đồ đá mới và các di tích lịch sử cách mạng thể hiện truyền thống anh hùng quân và dân trên đảo như: di tích Thành cổ Ngọc Vừng (Thành Nhà Nguyễn); Trận địa pháo 12,7 mm và khu di tích lưu niệm Bác Hồ, các tài nguyên này đã được xếp hạng cấp tỉnh. Số liệu và thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2015) được tổng hợp tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể


Phân loại


STT


Khu vực

Số lượng Tài nguyên


Danh thắng

Di tích lịch sử, văn hóa cách mạng

Di tích tín ngưỡng, tôn giáo


Di tích khảo cổ


Tổng cộng

66

17

19

19

11

I

Quần đảo Cái Bầu

21

3

7

5

5

1

Đông Xá - Thị trấn Cái Rồng

6

2

2

1

1

2

Vạn Yên - Hạ Long

12

2

3

4

3

3

Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên

3

-

2

-

1

II

Vườn Quốc gia BTL

8

3

1

2

2

1

Đảo Ba Mùn

5

1

1

1

2

2

Đảo Trà ngọ lớn, Trà ngọ nhỏ

2

1

-

1

-

3

Đảo Sậu Nam, Sâu Đông

1

1

-

-

-

III

Quần đảo Vân Hải

37

10

11

12

4

1

Quan Lạn - Minh Châu

15

3

7

3

2

2

Ngọc Vừng, Thương Mai, Hạ Mai, Phượng Hoàng, Thẻ Vàng

13

5

4

2

2

3

Bản Sen -Thắng Lợi

9

2

-

7

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 12

b) Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể thường chỉ xuất hiện ở khu vực có dân cư sinh sống lâu đời, do vậy, loại tài nguyên này chỉ có ở 2 Khu vực. Khu vực 1: quần đảo Cái Bầu; Khu vực 3: Quần đảo Vân Hải, gồm 20 loại tài nguyên, trong đó có 11 lễ hội, phong tục tập quán và 9 làng nghề thủ công truyền thống đặc trưng vùng biển đảo. Số liệu và thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2015) được tổng hợp tại Bảng 4.2.

Các lễ hội và phong tục tập quán tại đây khá phong phú gắn liền với văn hóa, lao động sản xuất vùng biển đảo, bao gồm: lễ hội chèo bơi tại đảo Quan Lạn (tái hiện lại chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288); lễ hội đình làng, chùa, cùng với các điệu hát, câu hò như: hát chèo đường, hát Sọng cô, hát Nhà tơ, múa Hành quan (vũ điệu dân gian trong lễ Đại phan)… là nếp sống văn hóa, hình thái nghệ thuật dân gian độc đáo tồn tại hàng trăm năm tại các đảo.

Cùng với đó là các làng nghề truyền thống dân gian tồn tại từ lâu như: làm mắm, làm muối, đóng tàu, đan lưới, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến các loại thủy hải sản, trồng cây chuyên canh…

Bảng 4.2. Bảng thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể


Phân loại

STT

Khu vực

Số lượng tài nguyên

Lễ hội, phong tục tập quán

Làng nghề truyền thống


Tổng cộng

20

11

9

I

Quần đảo Cái Bầu

9

7

2

1

Đông Xá - Thị trấn Cái Rồng

3

2

1

2

Vạn Yên - Hạ Long

2

1

1

3

Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên

4

4

-

II

Quần đảo Vân Hải

11

4

7

1

Quan Lạn - Minh Châu

5

2

3

2

Ngọc Vừng, Thương Mai,…

2

1

1

3

Bản Sen -Thắng Lợi

4

1

3

4.1.1.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long đối với một số loại hình du lịch

Tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên DLBĐ cho 5 loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển và du lịch văn hóa theo phương pháp đã trình bày tại mục 3.5.2.1. Tiến trình và kết quả cho từng loại hình được trình bày chi tiết tại Phụ lục 16.

Sử dụng quy trình tổng hợp kết quả đánh giá chung cho 5 loại hình du lịch được kết quả tổng hợp tại Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch cho 5 loại hình du lịch.



Lọa hình

Sinh thái

Tham quan

Nghỉ dưỡng

Tắm biển

Văn hóa

Tổng điểm

% Trên tổng điểm

Số loại hình được

triển khai

Mức đánh giá


Cụm 1

1

2

3

1

3

10

50,0%

5

TĐTL

Khu

vực 1

Cụm 2

1

3

4

4

3

15

75,0%

5

RTL


Cụm 3

2

1

1

-

1

5

25,0%

4

ITL


Cụm 4

4

4

4

-

1

13

65,0%

4

TĐTL

Khu

vực 2

Cụm 5

4

3

3

2

1

13

65,0%

5

TL


Cụm 6

4

3

3

2

1

13

65,0%

5

TL


Cụm 7

3

4

4

4

4

19

95,0%

5

RTL

Khu

vực 3

Cụm 8

3

3

2

4

3

15

75,0%

5

RTL


Cụm 9

4

3

3

-

3

13

65,0%

4

TL

Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho 5 loại hình du lịch cho thấy:

* Xếp hạng RTL: Bao gồm cụm 2 (Hạ Long – Vạn Yên thuộc quần đảo Cái Bầu); cụm 7 (đảo Quan Lạn - Minh Châu) và cụm 8 (đảo Ngọc Vừng – Thượng Mai

– Hạ Mai) đều có thể triển khai 5 loại hình du lịch.

Cụm 2: tài nguyên rất thuận lợi cho việc triển khai các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Các tài nguyên nổi trội là các bãi Việt Mỹ, Bãi Dài, cảng Vạn Hoa và hệ thống tài nguyên nhân văn đa dạng như chùa Cái Bầu, các di chỉ cổ,…

Cụm 7: Đạt 95 % số điểm tối đa; tài nguyên du lịch tại đây rất phong phú và đa dạng hầu như đều rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch. Các tài nguyên nổi trội là hệ thống bãi tắm nổi tiếng Minh Châu, Bãi Sơn Hào, Động Hồ,… cùng với hệ thống di tích Thương cảng cổ Vân Đồn và kiến trúc đình, chùa miếu, nghè có niên đại trên 700 năm tại đảo Quan Lạn vô cùng giá trị là lợi thế các loại hình du lịch tại cụm.

- Cụm 8 (Ngọc Vừng, Thượng Mai, Hạ Mai): thuận lợi cho việc triển khai cả 5 loại hình du lịch. Tài nguyên RTL cho loại hình tắm biển với bãi tắm Trường Chinh nổi tiếng.

* Xếp loại TL bao gồm:

- Cụm 5 và cụm 6 là các đảo Trà Ngọ lớn, Trà Ngọ nhỏ; Sậu Nam, Sậu Đông thuộc Vườn Quốc Gia BTL đều có thể triển khai đầy đủ 5 loại hình du lịch, đặc biệt với hệ sinh thái trên cạn và dưới nước nổi trội và được đánh giá là tài nguyên rất thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch sinh thái biển đảo.

- Cụm 9 (Thắng Lợi, Bản Sen) chỉ thuận lợi cho việc tổ chức triển khai 4 loại hình du lịch (loại hình tắm biển không triển khai). Tài nguyên RTL cho các loại hình du lịch sinh thái biển đảo và thăm quan với hệ thống sinh vật khá phong phú vùng với các cảnh quan đồi, núi, hang động đẹp cùng với di tích Thương Cảng cổ Vân Đồn là các tài nguyên nổi trội để phát triển du lịch tại cụm.

* Xếp hạng TĐTL bao gồm:

- Cụm 1(Đông Xá - Cái Rồng): Theo đánh giá có thể triển khai 5 loại hình du lịch, tuy nhiên tài nguyên tự nhiên ở cụm còn hạn chế, tài nguyên đặc trưng tại cụm là hệ thống tài nguyên nhân văn như hệ thống đền Cặp Tiên, Đền thờ Vua Lý Anh Tông cùng với các làng nghề truyền thống của vùng biển như nghề làm mắm, nuôi trồng thủy sản,…

- Cụm 4 (Đảo Ba Mùn) thuộc Vườn Quốc Gia BTL có thể triển khai 4 loại hình (loại hình tắm biển không tổ chức được). Đây là cụm có hệ sinh thái đặc biệt với hệ thống rừng gập mặn, các loại động vật, thực vật quý hiếm là điều kiện thuận lới để tổ chức phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển đảo, tham quan, nghỉ dưỡng,…

* Xếp hạng ITL: chỉ có cụm 3 (Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên) tài nguyên tự nhiên rất hạn chế, chỉ có khả năng triển khai được 4 loại hình, tuy nhiên ở mức độ ít thuận lợi. Đây là khu vực đang được tiến hành xây dựng sân bay Vân Đồn.

Như vậy, từ kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho 5 loại hình du lịch cho thấy: Có tới 8/9 cụm đạt từ mức “TĐTL” trở lên, trong đó 6/9 cụm (66,7% cụm) có tài nguyên DLBĐ “RTL” và “TL” cho phát triển 5 loại hình du lịch. Chứng tỏ tài nguyên du lịch của Vịnh BTL khá đa dang và phong phú, đặc trưng; đặc biệt là tài nguyên tự nhiên nổi trội, với nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng được phân bổ khá đều tại các khu vực, địa hình đa dạng. Hệ sinh thái trên cạn và dưới biển thuộc Vườn Quốc Gia khá đặc trưng, nhiều chủng loại, thêm vào đó là hệ thống tài nguyên nhân văn giá trị như quần thể kiến trúc đình chùa, miếu, nghè cổ (tại đảo Quan Lạn), Thương cảng cổ Vân Đồn và các làng nghề truyền thống độc đáo. Đây là nguồn lực không thể thiếu và là lợi thế so sánh tuyệt đối để phát triển DLBĐ Vịnh BTL.

4.1.2. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

4.1.2.1. Thị trường khách

a) Thị trường khách du lịch nội địa

Tốc độ tăng trưởng bình quân khách lưu trú nội địa hàng năm giai đoạn 2005

-2015 đạt 16,9%/năm. Năm 2005, Vịnh đón 120,5 ngàn lượt khách (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, 2006). Đến năm 2015 đã tăng lên 445,5 ngàn lượt gấp 3,7 lần, hầu hết các khách đến từ các tỉnh phía Bắc và lân cận.

Thực hiện điều tra 457 khách du lịch nội địa và tính toán tổng hợp các thông tin về đặc điểm thị trường khách du lịch nội địa, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.4.

- Đặc điểm giới tính, độ tuổi: Số khách du lịch đến Vịnh trong mẫu điều tra là nam giới chiếm 58,0%, nữ chiếm 42,0%; độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm thấp nhất 9,4%; độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm cao nhất 40,0%, sau đó đến độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm 31,5%, độ tuổi trên 55 tuổi chiếm 19,1%,

Như vậy, thị trường khách nội địa của Vịnh hầu hết là du khách trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, có kinh tế và thu nhập thường xuyên hơn các lứa tuổi còn lại. Nhu cầu chi tiêu đa dạng và số lượng nam giới chiếm phần nhiều cho thấy đây là thị trường khách rất tiềm năng của Vịnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023