Thống Kê Và Phân Loại Số Nhà Hàng Theo Sức Chứa

4.1.3.3. Dịch vụ ăn uống

Dịch vụ ăn uống có tốc độ phát triển bình quân khá cao 11,5%/năm, với nhiều quy mô và hình thức khác nhau, bao gồm: nhà hàng, khách sạn, quán ăn, nhà bè nổi trên biển,... Dịch vụ ăn uống tại nhà bè nổi trên biển được du khách khá ưa chuộng và đánh giá cao, ẩm thực, hải sản biển phong phú, đặc trưng, có giá trị dinh dưỡng cao như: Sá Sùng, cá, mực, hàu, các loại ốc...

Tuy nhiên, qua số liệu thống kê cho thấy quy mô các cơ sở dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ chiếm trên 65,0%; cơ sở ăn uống sang trọng, có quy mô lớn ít, chiếm dưới 10,0% (Bảng 4.8). Đội ngũ làm việc trong các cơ sở ăn uống còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa linh hoạt, hầu hết là lao động phổ thông, không qua đào tạo. Giá cả đồ hải sản khá đắt đỏ, thường tăng mạnh vào mùa du lịch và các ngày lễ hoặc cuối tuần.

Bảng 4.8. Thống kê và phân loại số nhà hàng theo sức chứa



Chỉ tiêu


2005


2010


2013


2014


2015

Tăng trưởng

bình quân (%)

Tổng số

29

59

70

79

84

11,5

Nhà hàng trên biển

4

9

11

13

14

13,3

Phân loại theo sức chứa







Sức chứa từ 20 đến dưới 150 chỗ ngồi

23

42

48

55

59

9,9

Sức chứa từ 150 đến dưới 500 chỗ ngồi

4

11

14

15

15

14,1

Sức chứa từ 500 đến 1000 chỗ ngồi

2

6

8

9

11

18,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 14

4.1.3.4. Dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ sản phẩm làng nghề

Hiện tại, trên địa bàn Vịnh, hoạt động vui chơi giải trí còn rất nghèo nàn, đơn điệu chưa có sự đầu tư (Phòng Văn hóa Thông tin Vân Đồn, 2013). Các dịch vụ vui chơi, giải trí chủ yếu là quán bar, Karaoke, đốt lửa trại đêm, câu cá, câu mực,…

Tuy nhiên, với định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, các khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ khu vực và quốc tế đang được đầu tư với dự án trọng điểm: khu du lịch phức hợp vui chơi cao cấp có hạng mục Casino, trung tâm thương mại,... sẽ góp phần phát triển dịch vụ vui chơi giải trí và thu hút du khách trong thời gian tới.

Dịch vụ sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch tuy khá đa dạng với các sản phẩm đặc trưng được du khách ưa thích như ngọc trai, cá khô, mực khô, mực một

nắng, sá sùng, nước mắm Cái Rồng,… Nhưng số lượng và quy mô các làng nghề chế biến sản phẩm còn khá nhỏ, mang tính chất hộ gia đình, chưa áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên số lượng sản phẩm còn hạn chế và có giá thành cao.

4.1.3.5. Đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ du lịch biển đảo

a) Về chất lượng

Qua tổng hợp kết quả đánh giá của 212 khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch biển đảo của Vịnh, cho thấy hiện tại chất lượng ở mức rất bình thường, còn nhiều hạn chế.

Chất lượng dịch vụ tham quan được khách du lịch đánh giá cao nhất, đạt 3,52/5 điểm (Bảng 4.9). Chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí du khách đánh giá thấp nhất 2,82/5 điểm.

Tỷ trọng khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ ở thấp và rất thấp khá đông: Dịch vụ vui chơi giải trí 34,4%; dịch vụ lưu trú 24,1%; dịch vụ ăn uống 22,6%; dịch vụ sản phẩm làng nghề 6,1%.

Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ của Vịnh hiện tại còn rất nhiều hạn chế, các dịch vụ đơn điệu, nghèo nàn, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí. Do vậy, để du lịch Vịnh BTL tồn tại và phát triển được trong xu thế hội nhập, cạnh tranh hiện nay, vấn đề đặt ra trước mắt là cần quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ về cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ đồng bộ, tương xứng với tài nguyên, đáp ứng nhu cầu của du khách về DLBĐ.

Bảng 4.9. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

(Đơn vị tính: %)


Diễn giải

Rất cao

Cao

Trung bình

Thấp

Rất thấp

GTTB (điểm)

Dịch vụ vận chuyển

1,4

31,6

45,8

20,3

0,9

3,12

Dịch vụ tham quan

5,2

45,3

46,7

2,4

0,5

3,52

Dịch vụ lưu trú

2,4

18,9

54,7

22,2

1,9

2,98

Dịch vụ ăn uống

3,3

17,0

57,1

19,3

3,3

2,98

Dịch vụ giải trí

3,3

16,0

46,2

27,8

6,6

2,82

Sản phẩm làng nghề

6,1

33,0

54,7

5,7

0,5

3,39

Dịch vụ khác

0,5

14,2

71,7

13,2

0,5

3,01

b) Về giá cả dịch vụ

Kết quả điều tra cho thấy, giá cả khá đắt đỏ so với các điểm đến lân cận. Dịch vụ ăn uống, vận chuyển, lưu trú có số lượng du khách đánh giá là cao và rất cao chiếm trên 35%; đặc biệt dịch vụ ăn uống có tới 52,83% cho rằng giá cả dịch vụ này cao và rất cao. Nguyên nhân một phần do công tác quản lý Nhà nước về giá còn nhiều hạn chế, một phần chi phí đầu tư ban đầu các dịch vụ khá lớn trong khi đó thời gian khai thác du lịch ngắn dẫn đến các cơ sở kinh doanh phải tận thu, tăng giá dịch vụ vào mùa du lịch để thu hồi vốn.

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá của khách du lịch về giá dịch vụ du lịch

(Đơn vị tính: %)


Diễn giải

Rất cao

Cao

Trung bình

Thấp

Rất thấp

Dịch vụ vận chuyển

5,66

33,96

59,43

0,94

0,00

Dịch vụ tham quan

0,47

1,89

79,72

16,04

1,89

Dịch vụ lưu trú

2,83

33,02

61,79

1,42

0,94

Dịch vụ ăn uống

6,13

46,70

41,04

1,89

0,94

Dịch vụ giải trí

1,42

18,40

75,94

3,30

0,94

Sản phẩm làng nghề

1,42

29,25

64,62

3,30

1,42

Dịch vụ khác

0,00

8,49

87,26

3,77

0,47

Từ kết quả trên, để du lịch Vịnh BTL thực sự là điểm đến hài lòng của du khách trong thời gian tới cần tăng cường công tác quản lý thị trường, công tác quản lý giá cả, xây dựng chiến lược giá cả sao cho phù hợp, niêm yết giá các dịch vụ; xử lý nghiêm minh vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ về hiện tượng tăng giá đột biến, “chặt”, “chém” đối với khách du lịch.

4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

4.1.4.1. Thực trạng

Giai đoạn 2005 - 2015, lao động du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,4%. Năm 2015, trên địa bàn có 4.566 lao động du lịch, trong đó lao động gián tiếp 3.171 người, lao động trực tiếp 1.395 người, chiếm tỷ trọng 30,6% (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, 2006).

Lao động du lịch trực tiếp có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm; chất lượng, trình độ nguồn lao động ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Năm 2005, lao động trực tiếp của ngành chỉ có 43 người có trình độ đào tạo sau đại học, đại học và cao đẳng, đến năm 2015 tăng lên 449 người gấp 10,4 lần (Bảng 4.11).

Tuy nhiên, đến nay số lao động trực tiếp làm du lịch chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao (gần 30%), lao động được đào tạo bài bản chuyên ngành du lịch không đáng kể (3,5%), đa số từ những ngành khác chuyển sang làm du lịch; thiếu nguồn nhân lực marketing du lịch và quản lý có kinh nghiệm.

Bảng 4.11. Thống kê và phân loại lao động trực tiếp du lịch Vịnh Bái Tử Long

(Đơn vị tính: Người)


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

2014

2015

TT bình quân (%)

Tổng số lao động

1.557

2.661

3.884

4.167

4.566

11,4

Lao động trực tiếp

416

847

1.191

1292

1.395

12,9

Lao động gián tiếp

1.141

1.814

2.693

2.875

3.171

10,8

Phân loại lao động trực tiếp theo trình độ đào tạo

416

847

1.191

1.292

1.395

12,9

Đại học, sau đại học

14

58

110

152

182

29,2

Cao Đẳng

29

101

209

233

267

24,9

Trung cấp

26

122

122

143

176

21,1

Sơ cấp (PTTH)

54

76

127

160

198

13,9

Đào tạo khác

19

60

143

183

218

27,6

Chưa qua đào tạo

274

430

480

421

354

2,6

4.1.4.2. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Kết quả đánh giá của du khách về độ chuyên nghiệp nguồn nhân lực du lịch cho thấy: Được đánh giá cao và rất cao là đội ngũ lao động làm việc tại dịch vụ vận chuyển (38,2%), sau đó là lao động tại cơ sở lưu trú (26,4%). Lao động làm việc tại nhà hàng; trung tâm lữ hành du khách đánh giá còn nhiều hạn chế, chỉ dưới 18% du khách đánh giá cao và rất cao, trong khi tỷ lệ khách đánh giá kém và rất kém chiếm tới 49,5% và 49,1%.

Bảng 4.12. Đánh giá của du khách về tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực du lịch

(Đơn vị tính: %)


Chỉ tiêu

Rất cao

cao

Trung bình

Kém

Rất kém

Lao động tại cơ sở lưu trú

8,0

18,4

33,5

18,4

21,7

Lao động tại dịch vụ vận chuyển

16,5

21,7

30,7

15,1

16,0

Lao động tại nhà hàng

6,1

11,3

33,0

19,8

29,7

Lao dộng tại trung tâm lữ hành

6,1

9,4

35,4

18,9

30,2

Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch Vịnh BTL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Đội ngũ lao động du lịch trực tiếp còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm phục vụ; thiếu hẳn đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên am hiểu về Vịnh được đào tạo bài bản, chưa có các chuyên viên giỏi trong nghiệp vụ marketing và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm du lịch, nghiệp vụ vui chơi, giải trí,…

4.1.5. Tổ chức không gian du lịch biển đảo

a) Các điểm, khu vực du lịch

* Các khu vực du lịch trọng điểm

Trong quá trình phát triển, du lịch Vịnh BTL đã hình thành 03 khu vực du lịch chính nằm trọn ở địa bàn huyện đảo Vân Đồn, bao gồm quần đảo Cái Bầu, Vườn Quốc gia BTL và quần đảo Vân Hải với vị trí, đặc điểm như sau:

Khu vực quần đảo Cái Bầu (khu vực 1): Được các chuyên gia đánh giá cao về tài nguyên du lịch. Là trung tâm trung chuyển, phân phối, kết nối, giao thương của dân cư, khách du lịch tới các cụm du lịch khác trong không gian du lịch của Vịnh. Hiện nay, hệ thống hạ tầng cơ sở tại đây đang được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư chuẩn bị cho việc thiết lập, xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn là một trong 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam: Vân Đồn - Quảng Ninh, Bắc Vân Phong - Khánh Hòa và Phú Quốc - Kiên Giang (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Với các Dự án lớn là Cảng hàng không Quảng Ninh; Khu vui chơi phức hợp có Casino (UBND huyện Vân Đồn, 2014c).

Các loại hình DLBĐ tại cụm gồm: nghỉ dưỡng biển, tham quan biển, sinh thái biển, lễ hội biển, văn hóa nghệ thuật, thể thao biển…

Khu vực Vườn Quốc gia BTL (khu vực 2): Vườn Quốc gia BTL cách trung tâm của quần đảo Cái Bầu khoảng 20 km bằng đường biển, cách Vịnh Hạ Long khoảng 60 km về phía Đông Bắc. Là khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia và là một trong bốn vườn quốc gia của Việt Nam có cả khu vực bảo tồn dưới biển lẫn trên cạn; với hơn 40 hòn đảo lớn, nhỏ, bao gồm đảo đất và đảo đá vôi xen kẽ nhau tạo cho Vườn Quốc gia BTL một cảnh quan vô cùng đặc sắc, hiếm có.

Hiện nay, vườn Quốc gia BTL còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ của thiên nhiên kỳ thú, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật trên cạn và dưới biển. Với điều kiện đặc biệt về tự nhiên, cùng với tài nguyên du lịch độc đáo, hệ sinh thái đa

dạng và phong phú là điều kiện, tiền đề để phát triển các loại hình du lịch: Sinh thái biển, mạo hiểm biển, hội thảo, nghiên cứu khoa học…

Cụm du lịch quần đảo Vân Hải (khu vực 3): Nằm về phía Nam của huyện đảo Vân Đồn, bao gồm hệ thống 05 đảo đất tách rời nhau: đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi có nhiều dân cư sinh sống tập trung. Các đảo này được kết nối, giao thương với nhau và với đất liền chủ yếu thông qua quần đảo Cái Bầu. Quần đảo này được đánh giá khá cao về tài nguyên DLBĐ. Các loại hình DLBĐ đang được triển khai: nghỉ dưỡng; tham quan biển, du lịch tàu biển, sinh thái biển, thể thao biển, lễ hội biển, tìm hiểu lối sống cộng đồng cư dân vùng biển...

b) Các tuyến điểm du lịch

* Các tuyến nội vùng: gồm 03 tuyến chính là:

+ Tuyến 1: Cái Rồng - Bãi Dài - Chùa Cái Bầu - Vạn Yên - Cảng Vạn Hoa: Đây là tuyến du lịch nội vùng duy nhất bằng đường bộ có vị trí thuận lợi nhất dọc theo tuyến đường 334, có tài nguyên du lịch phong phú để triển khai các các loại hình DLBĐ như: nghỉ dưỡng, tham quan, mua sắm, du lịch tâm linh… bắt đầu từ Khu trung tâm thị trấn Cái Rồng là nơi tập trung khu dân cư, hành chính và dịch vụ lớn nhất của huyện Vân Đồn và cũng là điểm đầu mối để phân phối các luồng khách đến các khu tuyến, điểm khác trên toàn Vịnh và đảo Cô Tô.

+ Tuyến 2: Cảng Cái Rồng - Quan Lạn - Minh Châu - Cái Rồng. Đây là tuyến du lịch bằng đường thủy đặc trưng nhất với hệ thống các điểm du lịch có tài nguyên du lịch tự nhiên biển, đảo và văn hóa lịch sử đặc sắc nhất Vịnh BTL vẫn còn rất hoang sơ, hầu như chưa có sự tác động lớn của con người. Các loại hình du lịch bao gồm: Nghỉ dưỡng, sinh thái, tham quan di tích lịch sử văn hóa tâm linh, lễ hội,...

Tuyến này xuất phát từ Cảng Cái Rồng chạy ra các đảo bằng phương tiện tàu thủy sau đó quay trở lại Cảng Cái Rồng. Tuy nhiên, do điều kiện các đảo nằm biệt lập khỏi đất liền nên phương tiện vận chuyển khách duy nhất bằng đường thủy, thời gian khai thác tuyến này mang tính thời vụ cao và chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết vào mùa mưa bão, đây là những khó khăn trong việc thu hút đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch.

Tuyến có nhiều điểm đến hấp dẫn, đặc sắc, hoang sơ như: bãi Rùa đẻ trứng, bãi tắm Robinson, rừng Trâm (đảo Minh Châu); bãi tắm Động Hồ, bãi tắm Sơn Hào, bãi Sá Sùng, rừng ngập mặn, bãi Sú (đảo Quan Lạn).

+ Tuyến 3: Cái Rồng - Bản Sen - Thắng Lợi - Ngọc Vừng - Cái Rồng: Đây là tuyến du lịch bằng đường thủy với các điểm đến hang Trò, hang Quan, hang Ông Bụt (đảo Bản Sen); bãi tắm Trường Chinh (đảo Ngọc Vừng),… cùng với các tài nguyên du lịch nhân văn là các di tích lịch sử cách mạng trên đảo Ngọc Vừng, Thương cảng cổ Vân Đồn và các làng nghề truyền thống trên đảo Thắng Lợi… tạo nên một tuyến DLBĐ đặc trưng, hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch. Loại hình du lịch của tuyến là tắm biển, nghỉ dưỡng và tham quan.

Ngoài ra, hiện tuyến Cái Rồng đi các đảo thuộc Vườn Quốc gia BTL đang được xem xét đưa vào khai thác.

* Tuyến du lịch liên vùng:

- Tuyến: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Bái Tử Long - Móng Cái; tuyến này chạy dọc theo quốc lộ 18.

- Tuyến: Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; theo tuyến đường quốc lộ 10 và 18.

- Tuyến Lạng Sơn - Vân Đồn - Móng Cái; theo quốc lộ 4B và quốc lộ 18.

- Tuyến Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long - Cô Tô là tuyến đường thủy.

Như vậy, từ thực trạng tổ chức không gian DLBĐ Vịnh BTL cho thấy: Việc tổ chức không gian du lịch còn nhiều hạn chế; số lượng tuyến, điểm còn đơn điệu, chưa tận dụng, khai thác được không gian của Vịnh BTL đưa vao phát triển du lịch hiệu quả và hợp lý. Việc xây dựng các tuyến điểm du lịch trên vịnh mang tính chất bột phát, không dựa trên những nghiên cứu, căn cứ khoa học mà dựa chủ yếu vào các tuyến tầu khách nội vùng sẵn có. Tất cả các tuyến nội vùng đều xuất phát từ cảng Cái Rồng, trong khi cảng này khá nhỏ chung với cảng dân sinh, như vậy sẽ thường xuyên gây quá tải cho cảng Cái Rồng vào các mùa du lịch. Chưa tận dụng bến Vũng Đục (thành phố Cẩm Phả) và bến tầu đảo Thắng Lợi để kết nối điểm du lịch từ đất liền (thành phố Cẩm Phả) ra các đảo của Vịnh để giảm tải cho cảng Cái Rồng vào những đợt cao điểm của mùa du lịch và rút ngắn được thời gian vận chuyển khách. Hiện nay du lịch Vịnh chưa mạnh dạn đầy mạnh phát triển các tuyến du lịch ra Vườn Quốc gia BTL đưa vào khai thác.

4.1.6. Xúc tiến quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch

Trong thời gian gần đây, việc giới thiệu, xúc tiến quảng bá DLBĐ Vịnh BTL đã được quan tâm, có sự vào cuộc từ cơ quan quản lý Nhà nước đến các

đơn vị kinh doanh du lịch bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: trên các kênh truyền hình, chuyên trang, chuyên mục, đài phát thanh, Internet, tạp chí, tờ rơi, táp lô hình ảnh trực quan về DLBĐ... Đặc biệt năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với các doanh nghiệp khảo sát, nghiên cứu xây dựng mở rộng tuyến du lịch Vịnh BTL với chủ đề “Kết nối mới - Sản phẩm mới”.

Hàng năm trên địa bàn Vịnh tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch thông qua tổ chức sự kiện các lễ hội văn hóa: Lễ hội chèo bơi Quan Lạn, Lễ hội đền Cặp Tiên, Lễ hội chùa Cái Bầu..., cùng với tuần lễ Du lịch Carnaval Hạ Long đã trở thành thường niên với cách thức tổ chức ngày càng đổi mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá cao.

Với các hoạt động trên, bước đầu đã làm cho công tác xúc tiến DLBĐ Vịnh BTL đạt được một số kết quả: Qua khảo sát cho thấy thông tin tổng hợp nhiều chiều cao nhất (37,7%), các thông tin bạn bè người thân, truyền hình, Internet gần như nhau 18-19%. Riêng thông tin quảng bá từ các công ty du lịch chiếm tỷ lệ không đáng kể (5,7%), các doanh nghiệp lữ hành chưa quan tâm đến việc xúc tiến quảng bá hình ảnh Vịnh BTL đến với du khách. Việc nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu chưa được quan tâm nên công tác xúc tiến quảng bá còn dàn trải, chung chung hiệu quả chưa cao.



Biểu đồ 4.6. Cơ cấu thông tin về du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xúc tiến phát triển du lịch Vịnh BTL còn nhiều hạn chế và đối mặt với không ít khó khăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023