Mức Độ Đánh Giá Khí Hậu Phục Vụ Loại Hình Nghỉ Dưỡng Biển

3.4.2. Thông tin, số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các chủ thể liên quan trực tiếp đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL. Các đối tượng đó bao gồm khách DLBĐ, cơ sở kinh doanh dịch vụ, cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Vịnh BTL và cộng đồng dân cư địa phương trong vùng du lịch.

Các thông tin số liệu sơ cấp chúng tôi thu thập bằng cách phát phiếu điều tra hoặc tham vấn trực tiếp các đối tượng, sau đó tiến hành xử lý, làm sạch, chắt lọc các thông tin cần thiết trước khi đưa vào nghiên cứu, đánh giá.

* Thu thập các thông tin số liệu sơ cấp từ khách DLBĐ

Mục đích: Thu thập, điều tra để lấy thông tin đánh giá của khách du lịch đối với hoạt động DLBĐ Vịnh BTL; điều tra nhu cầu, các mong muốn của khách du lịch để đạt tới mức độ hài lòng khi đi du lịch tại Vịnh.

Phương pháp thu thập: Chia nhóm đến gặp trực tiếp khách du lịch phát phiếu điều tra tại các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn (cụ thể tại nơi nghỉ hoặc trên các chuyến tàu, xe mà khách di chuyển về nơi nghỉ), tập trung vào thời điểm khách sắp rời khỏi Vịnh để khách có được cảm nhận, thông tin đánh giá trọn vẹn, chính xác về điểm đến.

Cỡ mẫu điều tra: Luận án thực hiện chọn mẫu đại diện để điều tra thu thập thông tin đưa vào nghiên cứu, với số lượng cỡ mẫu được tính theo công thức (Glover, 2003):

n N

1N.e2


(1)

Trong đó, n: là kích cỡ mẫu (số lượng khách dự kiến tham vấn, điều tra); N: là kích cỡ của tổng thể; e: là sai số trong phạm vi cho phép thông thường trong khoảng 5 -10%.

Dựa trên kích cỡ tổng thể của từng loại mẫu và chọn độ tin cậy phù hợp tính toán được số lượng từng loại mẫu. Từ đó tác giả tiến hành điều tra các đối tượng với số lượng, hình thức và thời gian chi tiết theo Phụ lục 04.

Sau đó Luận án tổng hợp kết quả điều tra, làm sạch loại bỏ các phiếu không hợp lệ và được kết quả các mẫu nghiên cứu tại Bảng 3.2, số lượng từng thành phần loại mẫu vẫn đảm bảo số lượng và độ tin cậy đề ra. Đây là số liệu sẽ sử dụng toàn bộ trong quá trình nghiên cứu.

Bảng 3.2. Tổng hợp cỡ mẫu đã được điều tra đưa vào quá trình nghiên cứu


STT

Đối tượng điều tra

ĐVT

Số lượng


1

Điều tra khách du lịch để đánh giá phân khúc thị trường


khách


559

1.1

Khách nội địa

khách

457

1.2

Khách quốc tế

khách

102


2

Điều tra đánh giá cảm nhận khách du lịch về DLBĐ Vịnh BTL


khách


212

3

Cơ sở kinh doanh dịch vụ DLBĐ

cơ sở

41

4

Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

người

20

5

Cộng đồng địa phương

hộ

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 10

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH

3.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu và phiếu điều tra được chúng tôi tập hợp một cách đầy đủ rồi tiến hành kiểm chứng và làm sạch dưới dạng thủ công loại bỏ các phiếu điều tra sai sót, không có ý nghĩa và không đáng tin cậy; phân tổ thống kê, phân loại các phiếu điều tra theo các tiêu thức, mục đích nghiên cứu. Sau đó tiến hành xử lý số hóa các thông tin, dữ liệu để nhập liệu vào phần mềm SPSS và Exel trong Microsoft trên máy tính và tính toán, phân tích theo các yêu cầu nghiên cứu đặt ra.

3.5.2. Phương pháp phân tích

3.5.2.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch

- Mục đích đánh giá

Nhằm xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch đối với các hoạt động du lịch nói chung, từng loại hình DLBĐ, cụm du lịch nói riêng từ đó làm cơ sở cho những đề xuất định hướng, giải pháp tổ chức khai thác tài nguyên du lịch hợp lý phục vụ cho phát triển du lịch.

- Phương pháp đánh giá

Hiện nay, có nhiều kiểu và phương pháp đánh giá tài nguyên. Một số kiểu đánh giá tài nguyên cho du lịch như đánh giá thẩm mỹ, đánh giá sinh học, đánh giá kinh tế. Đối với phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch trên thế giới và Việt Nam thường sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái nhằm xác định các mức độ thích hợp (thuận lợi) của tài nguyên cho phát triển du lịch. Trong Luận án, tác giả sử dụng phương pháp này để đánh giá tài nguyên cho một số loại hình du lịch cụ thể và trong đánh giá tổng hợp.

Các bước đánh giá tài nguyên du lịch gắn với loại hình du lịch được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Xác định các đối tượng đánh giá

Đối tượng đánh giá bao gồm: Tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch và các cụm du lịch. Trong đó các loại hình du lịch được lựa chọn đánh giá dựa trên các cơ sở sau: (i) Dựa vào đặc điểm của tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh BTL. (ii) Hiện trạng các loại hình du lịch đang được triển khai thực tế tại Vịnh BTL. (iii) Các quy hoạch phát triển du lịch Vịnh BTL. (iv) Căn cứ vào xu thế phát triển các loại hình DLBĐ trong tương lai.

Từ các cơ sở trên, Luận án lựa chọn 5 loại hình DLBĐ truyền thống sau để đánh giá: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch thăm quan; (3) Du lịch nghỉ dưỡng; (4) Du lịch tắm biển; (5) Du lịch văn hóa. Đây là những loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở yếu tố tài nguyên. Một số loại hình du lịch mới như MICE, vui chơi giải trí,…phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nên Luận án không đánh giá.

Bước 2. Xây dựng thang đánh giá

- Xác định tiêu chí, chỉ tiêu, thang điểm đánh giá: Bao gồm việc lựa chon tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phù hợp với từng loại hình du lịch, xác định bậc đánh giá, và thang điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu; mỗi bậc đánh giá được xác định bằng một điểm số xác định. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá dựa vào đặc điểm, yêu cầu của mỗi loại hình du lịch và điểm du lịch. Mỗi tiêu chí được chia làm 4 bậc đánh gíá (RTL: Rất thuận lợi; TL: Thuận lợi, TĐTL: Tương đối thuận lợi; ITL: Ít thuận lợi)

và tướng ứng với số điểm từ cao xuống thấp 4,3,2,1. Các chỉ tiêu đưa vào đánh giá được xác lập dựa trên việc trao đổi xin ý kiến các chuyên gia, kế thừa các nghiên cứu trước đó và kinh nghiệm, am hiểu của tác giả.

-Xác định trọng số tiêu chí được đánh giá: Trọng số các tiêu chí được tính toán bằng phương pháp ma trận tam giác của tác giả Nguyễn Cao Huần (2005). Là phương pháp so sánh các tiêu chí theo tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với một loại hình du lịch nhất định. Quá trình so sánh được tiến hành theo từng cặp. Yếu tố nào quan trọng hơn được xác định 1 điểm, được ghi vào ô tương ứng tại Bảng 15.1 của Phụ lục 15, làm thế cho đến hết các tiêu chí ta được một ma trận tam giác, tính toán hệ số theo công thức được trọng số k của tiêu chí tương ứng.

* Xây dựng thang đánh giá cụ thể cho từng loại hình du lịch

+ Loại hình du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Phạm Trung Lương, 2002). Từ đặc điểm, yêu cầu của loại hình du lịch sinh thái biển cùng với ý kiến chuyên gia, các chỉ tiêu về tài nguyên sau được đưa vào đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với loại hình du lịch này là: Sinh vật, khí hậu, địa hình.

- Tiêu chí sinh vật: Sinh vật là yếu tố không thể thiếu, quan trọng bậc nhất trong hoạt động du lịch sinh thái. Luận án kế thừa thang đánh giá tiêu chí sinh vật của Vũ Thị Hạnh (2011) vào đánh giá:

Rất hấp dẫn (RTL): Độ che phủ rừng của khu vực từ 60% đến 100%, thảm thực vật phong phú, độc đáo, có trên 5 loài động thực vật đặc sản, đặc trưng của khu vực.

Hấp dẫn (TL): Độ che phủ rừng của khu vực từ 40% đến 60%, thảm thực vật khá phong phú, độc đáo, có trên 3 loài động thực vật đặc sản, đặc trưng của khu vực.

Tương đối hấp dẫn (TĐTL): Độ che phủ rừng của khu vực từ 20% đến 40%, thảm thực vật bình thường, không độc đáo, có từ 1 đến 3 loài động thực vật đặc sản, đặc trưng của khu vực.

Ít hấp dẫn (ITL): Độ che phủ rừng của khu vực dưới 20%, thảm thực vật nghèo nàn, không có loài động, thực vật đặc sản, đặc trưng của khu vực.

- Tiêu chí địa hình: Địa hình là yếu tố quan trọng, tạo lên cảnh quan hấp dẫn cho hoạt động du lịch sinh thái. Địa hình ảnh hưởng đến việc đi lại, cảm nhận thẩm mỹ của du khách. Việc phân cấp các kiểu địa hình dựa trên cơ sở đặc trưng địa hình của từng nhóm, kiểu địa hình. Ở nước ta dạng địa hình karst (núi đá vôi và địa hình ven bờ biển là những dạng địa hình đặc biệt, có ý nghĩa lớn đối với du lịch (Nguyên Minh Tuệ và cs., 2010). Luận án kế thừa thang đánh giá tiêu chí địa hình của tác giả Vũ Thị Hạnh (2011) vào đánh giá như sau:

Rất hấp dẫn (RTL): Khu vực có 2 kiểu địa hình đặc biệt trở lên, có 4 dạng địa hình có giá trị cho phát triển du lịch.

Hấp dẫn (TL): Có 1 kiểu địa hình đặc biệt, có ít nhất 3 dạng địa hình, cảnh quan có giá trị cho phát triển du lịch.

Tương đối hấp dẫn (TĐTL): Kiểu địa hình đồi, có 2 dạng địa hình có giá trị cho phát triển du lịch.

Ít hấp dẫn (ITL): Kiểu địa hình núi thấp, có 1 dạng địa hình, có giá trị cho phát triển du lịch.

- Tiêu chí khí hậu: Đối với loại hình du lịch sinh thái tiêu chí về khí hậu yêu cầu sự thuận lợi về thời tiết, khí hậu, thời tiết khô dáo để triển khai tốt các hoạt động du lịch. Các mức đánh giá cụ thể như sau:

Rất thuận lợi (RTL): Có trên 200 ngày/ năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

Thuận lợi (TL): Có từ 150 đến 200 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

Tương đối thuận lợi (TL): Có từ 150 đến 200 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

Ít thuận lợi (TL): Có dưới 100 ngày/ năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

- Tiêu chí văn hóa bản địa (tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể): là yếu tố góp phần làm phong phú thêm hoạt động sinh thái tại điểm đến. Được đánh giá bằng độ đa dạng và ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể tại khu vực đánh giá. Theo các chuyên gia thang đánh giá tiêu chí được xác định như sau:

Rât hấp dẫn (RTL): Có trên 6 tài nguyên nhân văn phi vật thể/ khu vực, trong đó có tài nguyên xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt.

Hấp dẫn (TL): Có từ 4 đến 6 tài nguyên nhân văn phi vật thể/ khu vực, trong đó có tài nguyên mang ý nghĩa quốc gia.

Tương đối hấp dẫn (TĐL): Có từ 2 đến 3 tài nguyên nhân văn phi vật thể/ khu vực, trong đó có tài nguyên mang ý nghĩa cấp tỉnh.

Ít hấp dẫn (ITL): Có dưới 2 tài nguyên nhân văn phi vật thể/ khu vực, chỉ có ý nghĩa địa phương.

Ý kiến chuyên gia về vai trò quan trọng của của các tiêu chí trên trong loại hình du lịch sinh thái biển đảo thứ tự như sau: Sinh vật, địa hình; khí hậu, cuối cùng là văn hóa bản địa. Trọng số của các tiêu chí được xác định bởi phương pháp ma trận tam giác bằng cách xin ý kiến chuyên gia về việc so sánh về tầm quan trọng của các tiêu chí đối với loại hình du lịch này. Kết quả trọng số các tiêu chí được tính toán tại Bảng 15.2. Phụ lục 15.

+ Loại hình du lịch tham quan

Đây là loại hình được triển khai nơi có tài nguyên phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng, hấp đẫn, sinh học đa dạng, khí hậu thích hợp. Sau khi đề xuất các tiêu chí và xin ý kiến chuyên gia các tiêu chí sau được đưa vào đánh giá: Thắng cảnh; địa hình; sinh vật; khí hậu với các bậc đánh giá như sau:

- Tiêu chí thắng cảnh: Là tài nguyên quan trọng để triển khai loại hình du lịch tham quan; tiêu chí này được đánh giá bởi các cấp độ sau:

Rất hấp dẫn (RTL): Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, khu vực có từ 4 loại danh thắng hấp dẫn, có giá trị và có di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hấp dẫn (TL): Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, khu vực có từ 3 loại danh thắng danh thắng hấp dẫn, có giá trị và có từ 2 di từ tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp tỉnh trở lên.

Tương đối hấp dẫn (TĐL): Thắng cảnh đẹp, tương đối phong phú, khu vực có từ 2 danh thắng danh thắng hấp dẫn, có giá trị và có di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh hoặc có từ 3 loại danh thắng hấp dẫn, có giá trị trở lên tập trung với mật độ cao.

Ít hấp dẫn (ITL): Ít thắng cảnh, các danh thắng ít hấp dẫn.

- Tiêu chí địa hình: Tài nguyên địa hình không thể thiếu để tổ chức loại hình du lịch tham quan. Địa hình phong phú, đa dạng tạo lên phong cảnh hấp dẫn và đa dạng và có sức lôi cuốn của điểm đến.

- Tiêu chí sinh vật: Tài nguyên sinh vật góp phần làm đa dạng, hấp dẫn thêm của loại hình tham quan. Động thực vật phong phú, quý hiếm thuộc các khu bảo tồn, vườn quốc gia là các tài nguyên không thể thiếu phục vụ cho loại hình tham quan, dã ngoại nghiên cứu khoa học,...

- Tiêu chí khí hậu: Đối với loại hình tham quan tiêu chí về khí hậu, thời tiết thuận lợi là cơ hội tốt để có thể triển khai tốt loại hình du lịch tham quan.

Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, mục đích của loại du lịch hình tham quan cùng với ý kiến của các chuyên gia, ta có thể sử dụng các thang đánh giá về tiêu chí địa hình, sinh vật và khí hậu đối với loại hình du lịch sinh thái biển đảo để đánh giá cho loại hình du lịch tham quan. Đồng thời xin ý kiến chuyên gia về mức độ quan trong của các tiêu chí và sử dụng phương pháp ma trận tam giác tính được trọng số các tiêu chí tại Bảng 15.3. Phụ lục 15.

+ Loại hình nghỉ du lịch dưỡng

Bao gồm các tiêu chí về tài nguyên sau đây tác động trực tiếp đến loại hình nghỉ dưỡng biển:

- Tiêu chí khí hậu: Đây là tiêu chí có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình du lịch nghỉ dưỡng; các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết, tốc độ gió đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Luận án sử dụng các mức tại Bảng

3.3. để đánh giá tiêu chí khí hậu cho loại hình nghỉ dưỡng.


Bảng 3.3. Mức độ đánh giá khí hậu phục vụ loại hình nghỉ dưỡng biển


Mức độ đánh giá

Số tháng có nhiệt độ

≥27°C

Số tháng có độ ẩm ≥ 90°C

Số giờ nắng toàn năm

Số ngày trời đầy mây

Tốc độ gió trung bình m/s

RTL

0

0

1.500

50

2,0- 3

TL

3 đến 4

2

1.200

80

1,5 - 2

TĐTL

4 đến 5

3

1.200

80

1-1,5

ITL

5

4

1.000

100

<1

Nguồn: Nguyễn Khánh Vân và cs. (2011)

- Tiêu chí địa hình: Là yếu tố tài nguyên không thể thiếu trong loại hình du lịch nghỉ dưỡng; địa hình tạo nên phong cảnh, cảnh quan đặc sắc như các vùng đồi núi, thác nước, đặc biệt với địa hình, phong cảnh bờ biển có thể dễ dàng xây những khu nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch trong nước và quốc tế thư giãn, tái tạo sức khỏe sau những ngày lao động mệt nhọc. Từ đặc điểm, yêu cầu của loại hình nghỉ dưỡng kết hợp với ý kiến chuyên gia có thể sử dụng tiêu chí địa hình của loại hình du lịch sinh thái biển đảo đã đề cấp trên cho việc đánh giá tiêu chí địa hình cho loại hình nghỉ dưỡng.

- Tiêu chí thắng cảnh: là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút của điểm đến góp phần không nhỏ vào hoạt động nghỉ dưỡng của du khách. Cũng tương tự như tiêu chí địa hình có thể áp dụng mức độ đánh giá tiêu chí thắng cảnh của loại hình tham cho tiêu chí thắng cảnh của loại hình này.

Với ý kiến chuyên gia đối với loại hình nghỉ dưỡng, mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí được sắp xếp theo thứ tự: khí hậu, địa hình, thắng cảnh. Áp dụng phương pháp ma trận tam giác tính được trọng số của các tiêu chí tại Bảng 15.4. Phụ lục 15.

+ Loại du lịch tắm biển

Loại hình du lịch tắm biển chỉ được triển khai tại vùng địa lý đặc thù là ven biển với điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố hải văn thuận lợi. Do vậy các tiêu chí cấu tạo vật chất và sức chứa, yếu tố hải văn, khí hậu được dùng trong đánh giá về sự thuận lợi cho triển khai loại hình tắm biển.

- Tiêu chí cấu tạo vật chất và sức chứa bãi biển: Được đánh giá theo các mức sau:

Rất thuận lợi (RTL): Bãi biển có nền cát chắc, mịn, sức chứa các bãi tắm của khu vực được trên 2.000 khách/ngày.

Thuận lợi (TL): Bãi biển có nền cát pha nhiều sỏi, sức chứa các bãi tắm của khu vực được 1.500 khách/ngày hoặc có nền mịn chắc với sức chứa 1.000 khách/ngày trở lên.

Tương đối thuận lợi (TĐTL): Bãi biển có nền pha nhiều cuội, sức chứa các bãi tắm của khu vực đạt trên 8.00 khách/ngày.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023