Chỉ Tiêu Và Bậc Đánh Giá Yếu Tố Hải Văn Của Bãi Biển

Ít thuận lợi: (ITL): Nền đáy của bãi biển nhiều sét, có hà, sức chứa các bãi tắm của khu vực được 8.000 khách/ngày.

Sức chứa bãi biển: Có rất nhiều định lượng sức chứa cho một bãi biển. Luận án sử dụng tiêu chuẩn sức chứa theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đã quy định tiêu chuẩn sức chứa là: diện tích bãi cát cho 1 du khách: 10 đến 15m2/người; diện tích mặt nước dành cho một du khách: 15 đến 20 m2/người (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003).

- Tiêu chí yếu tố hải văn: Được đánh giá theo các bậc mà Luận án tổng hợp từ ý kiến các chuyên gia và kế thừa thang đánh giá của tác giả Nguyễn Thu Nhung và Nguyên Khánh Vân (2010) tại Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Chỉ tiêu và bậc đánh giá yếu tố hải văn của bãi biển


Chỉ tiêu

Rất thuận lợi

Thuận lợi

TĐ Thuận lợi

Ít thuận lợi

Nhiệt độ nước biển (0C)

25- 27

23-25

27-29

<23, >29

Độ mặn nước biển (‰)

>20

25-30

18-25

<18

Sóng biển (cấp)

1-2

>2-3

>3-4

>4

Dòng chảy (m/s)

0-0,1

0,1-0,2

0,2-0,3

>0,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 11

- Tiêu chỉ khí hậu: Theo Vũ Thị Hạnh (2011), cho rằng để đánh giá điều kiện khí hậu cho loại hình du lịch tắm biển cần sử dụng các yếu tố như nhiệt độ, số giờ nắng và tốc độ gió với thang đánh giá như sau:

Rất thuận lợi: Có 6 tháng trong năm nhiệt độ trung bình từ 25 đến 290C, số giờ nắng trong tháng đạt trên 180 giờ.

Thuận lợi: Có 5 tháng trong năm nhiệt độ trung bình từ 25 đến 290C, số giờ nắng trong tháng đạt từ 170 đến 180 giờ.

Tương đối thuận lợi: Có 4 tháng trong năm nhiệt độ trung bình từ 25 đến 290C, số giờ nắng trong tháng đạt 160 đến 170 giờ.

Ít thuận lợi: Có 6 tháng trong năm nhiệt độ trung bình từ 25 đến 290C, số giờ nắng trong tháng đạt dưới 160 giờ.

Từ đặc điểm, yêu cầu của loại hình tắm biển mức độ quan trong của các tiêu chí về tài nguyên được xêp thứ tự như sau: Cấu tạo vật chất và sức chứa là quan

trọng nhất, thứ hai là khí hậu, cuối cùng là yếu tố hải văn. Trọng số của các tiêu chí được xác định theo phương pháp ma trận tam giác. Kết quả tính toán tại Bảng 15.5. Phụ lục 15.

+ Loại hình du lịch văn hóa

Được triển khai nếu có tài nguyên nhân văn vật thể, tài nguyên nhân văn phi vật thể dưới điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi cho hoạt động du lịch. Các tiêu chí đánh giá loại hình này bao gồm: tài nguyên nhân văn vật thể, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể và khí hậu:

- Tiêu chí tài nguyên nhân văn vật thể: Được đánh giá bởi các mức sau:

Rất hấp dẫn: Có trên 10 di tích lịch sử, văn hóa trên khu vực, có ít nhất 5 di tích được xếp hạng và có di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt.

Hấp dẫn (TL): Có từ 6 đến 10 di tích lịch sử, văn hóa trên khu vực, có ít nhất 3 di tích được xếp hạng và có di tích được xếp hạng quốc gia.

Tương đối hấp dẫn (TĐL): Có từ 3 đến 5 di tích lịch sử, văn hóa trên khu vực, có ít nhất 2 di tích được xếp hạng và có di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Ít hấp dẫn (ITL): Có từ 1 đến 2 di tích lịch sử, văn hóa trên khu vực, chỉ có ý nghĩa cấp địa phương.

Từ đặc điểm loại hình du lịch văn hóa kế hợp với ý kiến chuyên gia. Luận án sử dụng thang đánh giá tiêu chí tài nguyên nhân văn phi vật thể và tiêu chí khí hậu thuộc loại hình du lịch sinh thái biển đảo để đánh giá cho loại hình du lịch văn hóa.

Mức độ quan trọng của các tiêu chí được sắp xếp theo mức giảm dần như sau: tài nguyên du lịch nhân văn vật thể, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể và khí hậu; bằng phương pháp ma trận tam xác định được kết quả trọng số các tiêu chí tại Bảng 15.6. Phụ lục 15.

Bước 3. Tổng hợp kết quả đánh giá kết quả

- Điểm đánh giá tiêu chí: Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là tích của số điểm của các bậc đánh với trọng số của các tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp của loại hình là trung bình cộng của các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí xác

định bởi các công thức sau:

n

1

D

n i1

Ki Di

trong đó: D là điểm đánh giá chung

của loại hình A; Di: là điểm đánh giá tiêu chí thứ i; Ki: là trọng số yếu tố thứ i; i= 1,2,…, n.

- Đánh giá kết quả và xếp hạng từng loại hình: Sử dụng điểm trung bình cộng của các yếu tố để phân cấp các mức độ đánh giá từ rất thuận lợi (RTL) đến ít thuận lợi (ITL) cho loại hình du lịch. Các cấp được xác định bởi công thức:

D Dmax Dmin ; Đối với nghiên cứu này tác giả chọn 4 cấp đánh giá (m = 4); Dmin,

m

Dmax là điểm đánh giá thấp nhất và cao nhất của các loại hình. Khi đó khoảng điểm của các cấp là:

Cấp 1 (ITL): Dmin D Dmin D

; Cấp 2 (TĐTL): Dmin D D Dmin 2D

Cấp 3 (TL): Dmin 2D D Dmin 3D ; Cấp 4 (RTL): Dmin 3D D Dmax

- Đánh giá kết quả tổng hợp 5 loại hình theo cụm: Sau khi có kết quả đánh giá mức độ tài nguyên cho từng loại hình du lịch. Tiến hành lập bảng tổng hợp chung từ kết quả mức độ thuận lợi (từ RTL cho đến ITL) của từng loại hình đối với từng cụm sẽ quy ra các số điểm tương ứng trong bảng tổng hợp. Tiếp theo tính % số điểm của từng cụm du lịch so với số tổng số điểm tối đa của 5 loại hình đó (16 điểm). Căn cứ vào số lượng loại hình du lịch có thể triển khai và % số điểm đạt được so với tổng số điểm tối đa để phân cấp đánh giá ở 4 mức độ từ RTL đến ITL cho từng cụm du lịch thể hiện tại Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thang đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 5 loại hình du lịch


Mức đánh giá

RTL

TL



TĐTL



ITL


Loại hình du lịch

5

5

4

5

4

3

4

3

1-2

% Số điểm tối đa

≥ 75

51-75

≥ 75

≤ 50

51-75

> 75

≤ 50

< 75


3.5.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính, xu hướng cơ bản của dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu qua các cách thức khác nhau như biểu đồ, đồ thị, bảng biểu,... Qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả phân tích xu hướng tính toán các chỉ tiêu, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng,... từ đó so sánh, thống kê, minh họa thông qua hệ thống các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị xu thế từ đó có đánh giá chi tiết và tổng thể thực trạng phát triển

DLBĐ Vịnh BTL, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và quy luật phát triển.

3.5.2.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp thu thập ý kiến, trao đổi tham vấn và xử lý những đánh giá, nhận định, dự báo của các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý về các vấn đề có liên quan tới DLBĐ, đây là những thông tin cần thiết không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Tác giả sử dụng đội ngũ chuyên gia là các nhà quản lý nhà nước về du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn và các bên có liên quan để bổ sung cho nghiên cứu.

3.5.2.4. Phương pháp SWOT

Để nhìn nhận đầy đủ, toàn cảnh phát triển DLBĐ Vịnh BTL và có giải pháp phù hợp, sát thực thì việc tiếp cận, sử dụng phương pháp SWOT trong phân tích, đánh giá là rất cần thiết. Phương pháp này đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, đe dọa trong quá trình phát triển DLBĐ, là cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp phát triển DLBĐ.

3.6. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU


Tong khuôn khổ của Luận án tác giả sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau để đánh giá thực trạng và xác định mức độ phát triển DLBĐ Vịnh BTL:

* Chỉ tiêu về tài nguyên DLBĐ

+ Các mức độ thuận lợi của tài nguyên cho 5 loại hình du lịch (RTL, TL,TĐTL,ITL).

+ Các mức độ thuận lợi tài nguyên cho 9 cụm du lịch (RTL, TL,TĐTL,ITL)

* Các chỉ tiêu liên quan đến dòng khách DLBĐ

+ Tổng số lượt khách du lịch đến Vịnh BTL (khách nội địa, khách quốc tế) (ngàn lượt)

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của khách DLBĐ (%)

+ Cơ cấu về thị trường khách DLBĐ (%)

+ Số ngày khách, số ngày lưu trú bình quân của khách DLBĐ (ngày khách)

+ Mức chi tiêu bình quân khách DLBĐ (ngàn đồng)

+ Cơ cấu chi tiêu của khách DLBĐ (%)

* Chỉ tiêu về xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường khách

+ Tỷ trọng khách biết qua các kênh thông tin về Vịnh (%)

+ Đặc điểm, cơ cấu thị trường khách DLBĐ

* Chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động DLBĐ

+ Doanh thu hay giá trị sản xuất của DLBĐ (tỷ đồng): GO

+ Thu nhập DLBĐ hay giá trị tăng thêm DLBĐ (tỷ đồng): VA

+ Tốc độ tăng trưởng của GO và VA của DLBĐ (%)

+ Tỷ lệ đóng góp giá trị tăng thêm của DLBĐ đối với GDP của địa phương (%)

+ Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm tính trên 1 khách DLBĐ (GO/khách; VA/khách)

+ Năng suất lao động của DLBĐ (GO/lao động; VA/ lao động)

* Chỉ tiêu liên quan đến phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ

+ Số lượng cơ sở lưu trú (số cơ sở)

+ Sức chứa của cơ sở lưu trú (buồng)

+ Phân loại cơ sở lưu trú (đạt chuẩn, xếp hạng)

+ Công suất sử dụng phòng (%)

+ Số lượng cơ sở nhà hàng (cơ sở)

+ Số lượng phương tiện vận chuyển khách DLBĐ

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của cơ sở lưu trú, nhà hàng và phương tiện vận chuyển khách DLBĐ (%)

* Chỉ tiêu liên quan đến lao động DLBĐ

+ Số lao động DLBĐ (lao động trực tiếp; lao động gián tiếp)

+ Chất lượng lao động DLBĐ (phân loại trình độ, tay nghề)

+ Tốc độ tăng trưởng lao động DLBĐ (%)

* Chỉ tiêu liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch

+ Số lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DLBĐ

+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư/năm hoặc giai đoạn (tỷ đồng; triệu USD/năm)

Ngoài ra Luận án còn dùng một số chỉ tiêu mang tính chất định tính có liên quan trong quá trình nghiên cứu.

TÓM TẮT PHẦN 3


Vịnh BTL là một Vịnh của Việt Nam, nằm trong Vịnh Bắc Bộ, ôm trọn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, địa hình khá đa dạng có hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau. Diện tích đất tự nhiên là 551,33 km2; phần vùng biển rộng 1.620,83 km², được hợp bởi quần đảo Vân Hải, quần đảo Cái Bầu và Vườn Quốc Gia BTL; có dân số là 45.747 người (năm 2015). Kinh tế trên địa bàn Vịnh có mức độ tăng trưởng bình quân khá cao đạt 16,8% (giai đoạn 2005 - 2015); thu nhập bình quân đầu người đạt 1750 USD (năm 2015). Vịnh BTL có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, có tiềm năng DLBĐ đa dạng, phong phú, hấp dẫn còn hoang sơ mới được khơi dậy. Đây là những lợi thế quan trọng để phát triển DLBĐ tại Vịnh BTL.

Các phương pháp tiếp cận dùng trong nghiên cứu: phương pháp tiếp cận tài nguyên du lịch, tiếp cận theo khu vực du lịch, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo thể chế chính sách và tiếp cận dưới góc độ cung - cầu du lịch. Phương pháp phân tích bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp chuyên gia; phương pháp SWOT và phương pháp đánh giá tài nguyên DLBĐ, ở đây tác giả sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái nhằm xác định các mức độ thích hợp (thuận lợi) của tài nguyên cho phát triển du lịch.

Luận án thực hiện điều tra xã hội học bằng hình thức phát phiếu trưng cầu ý kiến, sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ, thu được: 559 phiếu điều tra khách du lịch để đánh giá phân khúc thị trường khách du lịch; 212 phiếu điều tra khách du lịch để đánh giá cảm nhận du khách về DLBĐ Vịnh BTL; 41 cơ sở kinh doanh du lịch; 120 cộng đồng dân cư, và thực hiện điều tra phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến 20 chuyên gia.

PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG,

TỈNH QUẢNG NINH


4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG

4.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

4.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a) Địa chất, địa hình

Vịnh BTL có địa chất, địa hình, địa mạo đặc biệt, phong phú và đa dạng với hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau, diện tích đất tự nhiên là 551,33 km2 chiếm 9,3% diện tích của tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620,83 km².

Các đảo đất của Vịnh có núi địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình là 40m so với mặt biển. Các đảo có độ dốc cao, ít bằng phẳng và thường bị chia cắt, phần lớn thuộc quần đảo Vân Hải, quần đảo Cái Bầu (còn gọi là Kế Bào) và Vườn Quốc gia BTL.

Đảo đá vôi và đảo phiến thạch của Vịnh BTL là hình ảnh cổ xưa của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất khoảng 300 triệu năm, do quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxtơ bào mòn, phong hoá tạo ra một hình thái đặc biệt như một bức tranh thủy mạc được tạo ra từ biển và đảo, mang các hình dáng khá độc đáo. Đặc biệt, các đảo đá này xen kẽ giữa các đảo đất tạo nên sự tương phản về độ sắc sảo của địa hình, cùng với đặc điểm của thảm thực vật trên đảo khiến cảnh quan trở nên hấp dẫn và cuốn hút; trên các đảo đá có các hang động carxtơ, các hồ giữa núi... là những điểm hấp dẫn cho du khách tham quan, khám phá Vịnh.

* Tài nguyên bãi biển

Tài nguyên bãi biển của Vịnh BTL là loại tài nguyên cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển DLBĐ của Vịnh. Hệ thống bãi biển của Vịnh đẹp với các bãi cát mịn, trắng muốt, nước biển trong xanh, sóng nhẹ và êm rất hấp dẫn du khách, được phân bố rải rác ở các khu vực quần đảo như sau:

+ Quần đảo đảo Cái Bầu

Có các bãi tắm như: Bãi Dài, bãi Việt Mỹ là bãi biển đẹp trải dài trên 4 km, nằm bên bờ Vịnh BTL của quần đảo Cái Bầu với bờ biển thoai thoải cát trắng và làn

nước trong vắt có thể nhìn thấu tận đáy. Với lợi thế gần trung tâm của Vân Đồn, thuận lợi về giao thông nên được đưa vào khai thác du lịch từ lâu; hiện tại, quanh bãi có khu du lịch Mai Quyền, Việt Mỹ là khu du lịch thu hút lượng khách du lịch chiếm trên 30% lượng khách của toàn Vịnh.

+ Quần đảo Vân Hải

Là quần đảo tập trung nhiều bãi biển đẹp, độc đáo với các bãi nổi tiếng như: bãi Quan Lạn (Bãi biển Động Hồ); Sơn Hào; Minh Châu; Ngọc Vừng và một số bãi biển nhỏ khác với chiều dài bình quân trên 3 km cùng có đặc điểm bãi biển khá rộng, thoải, cát trắng, rất mịn, nước biển trong xanh, sóng nhẹ, êm cùng với hệ thống rừng phi lao chắn cát trên bờ khá đẹp vô cùng hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt Bãi biển Minh Châu được du khách đánh giá đẹp hơn cả, bãi biển này tiếp giáp với 2 bãi biển đẹp khác là bãi Robinson và bãi Rùa với địa hình thoải hơn so với các bãi khác, cát mịn, trắng muốt đi không dính chân, ô tô và xe đạp có thể đi trên bãi biển này, sóng nhẹ êm, không quá lớn. Sau bãi là rừng trâm nguyên sinh có đa dạng sinh học cao, bên cạnh là bãi Rùa, là nơi mà các loài Rùa biển thường đến đây đẻ trứng.

+ Vườn Quốc gia Bái Tử Long

Có các bãi tắm dạng nhỏ, độ dài vừa phải, không gian đẹp, kín đáo như các bãi ở Sậu Nam, Sậu Đông, Ba Mùn,…. Với điều kiện tự nhiên của các bãi tắm dạng nhỏ này thích hợp cho việc đầu tư thành các bãi tắm riêng kết hợp với các hoạt động DLBĐ khác như khám phá hang động, tìm hiểu về hệ sinh thái tùng áng, rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, nghiên cứu, thám hiểm và khám phá…

Nhìn chung, tài nguyên bãi biển trên Vịnh BTL đẹp, hoang sơ, khá rộng, cát mịn, trắng muốt, địa hình tương đối thoải, các yếu tố hải văn thích hợp cho hoạt động du lịch. Là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch tắm biển, chữa bệnh, trăng mật, nghỉ lễ hoặc cuối tuần, hình thành công viên cồn cát, thể thao biển, lặn biển…

* Tài nguyên Vườn Quốc gia Bái Tử Long

Ngoài tài nguyên về bãi biển, Vườn quốc gia Bái Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển Ðông Bắc của Việt Nam, gồm các đảo chính: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Soi Nhụ....

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí