Đặc Điểm, Thông Tin Thị Trường Khách Nội Địa

Bảng 4.4. Đặc điểm, thông tin thị trường khách nội địa


Các thông tin của mẫu điều tra khách du lịch

Số

lượng

(Người)

Tỷ lệ

%

Các thông tin của mẫu điều tra khách du lịch

Số

lượng

(Người)

Tỷ lệ

%

* Giới tính



* Xuất xứ của khách



- Nam

265

58,0

- Đến từ các địa phương khác trong tỉnh QN

71

15,5

- Nữ

192

42,0

- Hà Nội

139

30,4

* Độ tuổi



- Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên

126

27,6

- Dưới 18

43

9,4

- Các tỉnh thành còn lại

121

26,5

- Từ 18 đến 35

183

40,0

*Nghề nghiệp



- Từ 36 đến 55

144

31,5

- Cán bộ Công chức, viên chức, kinh doanh

198

43,3

- Trên 55

87

19,1

- Công nhân

84

18,4

* Mục đích của chuyến đi



- Học sinh, sinh viên

123

26,9

- Khám phá hang động, núi đá

94

20,6

- Các công việc khác

52

11,4

- Giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển

277

60,6

* Lựa chọn cơ sở lưu trú



- Thăm VQG Bái Tử Long

51

11,2

- Khách sạn

168

36,8

- Mục đích công việc, mục đích khác

35

7,7

- Nhà nghỉ

181

39,6

* Số lần đến Vịnh BTL



- Thuê nhà dân

75

16,4

- Lần đầu

317

69,4

- Lựa chọn khác

33

7,2

- Lần thứ 2

97

21,2




- Từ 3 lần trở lên

43

9,4




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 13

- Mục đích của chuyến đi: Biểu đồ số liệu điều tra cho thấy mục đích chuyến đi của khách chủ yếu và nhiều nhất là đi du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển chiếm tới 60,6%; sau đó đến mục đích khám phá hang động, núi đá chiếm 20,6%; thăm VQG chiếm 11,2%; tỷ lệ khách đi vì mục đích công việc và mục đích khác chiếm tỷ lệ không đáng kể 7,7%. Do vậy, để phát triển du lịch Vịnh trong thời gian tới cần chú trọng phát triển các loại hình du lịch thăm VQG và khám phá hang động, núi đá đồng bộ với loại hình du lịch giải trí nghỉ dưỡng, tắm biển.



Biểu đồ 4.3. Mục đích chuyến đi của khách nội địa đến Vịnh Bái Tử Long

- Đặc điểm xuất xứ của du khách: Đa số đến từ các tỉnh phía Bắc và các vùng phụ cận (Bảng 4.14). Du khách đến từ Hà Nội đông nhất (30,4%); sau đó đến các tỉnh lân cận: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên (27,6%); Khách đến từ các tỉnh thành còn lại (26,5%); nguồn khách từ các địa phương khác trong tỉnh thấp nhất (15,5%).

- Đặc điểm nghề nghiệp của khách đến Vịnh chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, kinh doanh... đi du lịch cuối tuần, nghỉ lễ chiếm tỷ trọng khá đông (43,3%); có 26,9% là học sinh, sinh viên; 18,4% là công nhân và 11,4% là công việc khác. Như vậy, trong chiến lược phát triển và kinh doanh DLBĐ, các nhà quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cần nắm vững đặc điểm xuất xứ và nghề nghiệp của du khách để có những giải pháp thu hút thị trường khách tiềm năng này.

- Số lần khách trở lại Vịnh tham quan: Qua số liệu điều tra, khách du lịch đến Vịnh tham quan lần đầu chiếm đa số (69,4%), lần thứ hai 21,2%; từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp (9,4%). Điều đó cho thấy, tuy Vịnh có rất nhiều lợi thế về cảnh quan tài nguyên biển đảo nhưng hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ du lịch chưa thực sự gây được ấn tượng lớn trong lòng du khách để có thể thu hút khách trở lại với Vịnh nhiều lần.

- Sự lựa chọn cơ sở lưu trú: có tới 76,4% khách du lịch lựa chọn loại hình lưu trú là khách sạn và nhà nghỉ; hình thức lưu trú ở nhà dân chiếm 16,4%, lựa chọn khác chiếm 7,2%. Hiện nay, loại hình cư trú ở nhà dân gắn với mô hình du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương khuyến khích hỗ trợ xây dựng và đưa vào thử nghiệm tại đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lạn, đảo Minh Châu bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, cần tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

Như vậy, qua phân tích đặc điểm thị trường khách nội địa cho thấy dòng khách đến từ Hà Nội; độ tuổi từ 18 đến 55; nghề nghiệp là cán bộ công chức, viên chức, kinh doanh; mục đích nghỉ dưỡng, tắm biển. Đây là những thị trường khách có nhu cầu du lịch biển đảo khá phong phú, khả năng chi trả cao hơn các dòng khách khác là thị trường tiềm năng của Vịnh trong thời gian qua.

b) Thị trường khách quốc tế

Thị trường khách du lịch quốc tế của Vịnh BTL trong những năm gần đây tuy có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt số lượng khách lưu trú, với mức tăng trưởng bình quân 22,2%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường khách này không đáng kể (dưới 5 %) so với tổng số khách đến Vịnh và bằng 0,73% thị trường khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long. Như vậy, có thể đánh giá rằng du lịch Vịnh BTL chưa khai thác được thị trường khách du lịch quốc tế, thị phần còn rất nhỏ.

Bảng 4.5. Đặc điểm, thông tin thị trường khách quốc tế


Các thông tin của mẫu điều tra Khách du lịch

Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

%

Các thông tin của mẫu điều tra Khách du lịch

Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

%

* Giới tính



*Nghề nghiệp



- Nam

61

59,8

- Lĩnh vực chính trị xã hội

14

13,7

- Nữ

41

40,2

- Lĩnh vực khoa học, nghiên cứu

20

19,6

* Độ tuổi



- Học sinh, sinh viên

17

16,7

- Dưới 18

4

3,9

- Thất nghiệp hoặc công việc khác

51

50,0

- Từ 18 đến 35

40

39,2

* Mục đích của chuyến đi



- Từ 36 đến 55

51

50,0

- Khám phá hang động, núi đá

35

34,3

- Trên 55

7

6,9

- Giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển

43

42,2

* Thông tin ảnh hưởng đến việc KDL

lựa chọn Vịnh


- Thăm VQG Bái Tử Long


18


17,6

- Ti vi, đài, báo

12

11,8

-Vì mục đích công việc, MĐ khác

6

5,9

- Internet

52

51,0

* Xuất xứ của khách



- Qua sự giới thiệu của bạn bè

11

10,8

-Trung Quốc

25

24,5

- Giới thiệu từ các công ty DL

9

8,8

-Các nước Đông Nam Á

30

29,4

- Từ các thông tin tổng hợp khác

18

17,6

- Hàn Quốc

16

15,7

* Số lần đến Vịnh BTL



- Nhật Bản

13

12,7

- Lần đầu

60

58,8

- Các nước Châu Âu

12

11,8

- Lần thứ 2

35

34,3

- Các nước khác

6

5,9

- Từ 3 lần trở lên

7

6,9




- Đặc điểm giới tính và độ tuổi: Số khách du lịch quốc tế đến Vịnh trong mẫu điều tra khách nam giới chiếm ưu thế (59,8%), nữ giới chiếm thấp (40,2%) , phần lớn rơi vào độ tuổi từ 36 đến 55 (50,0%) và độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi

(39,2%) (Bảng 4.5). Đây là độ tuổi phù hợp, thuận lợi để thăm quan DLBĐ; độ tuổi trên 55 tuổi và dưới 18 tuổi chiếm tỷ trọng không đáng kể; các đặc điểm này khá tương đồng với khách nội địa.

- Mục đích chuyến đi của khách: Mục đích của khách quốc tế đến Vịnh chủ yếu là thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng tắm biển và khám phá hang động, hai mục đích này chiếm tỷ lệ trên 76,5%.

- Cơ cấu thị trường khách quốc tế (xuất xứ): Chiếm phần lớn là thị trường khách đến từ các nước Đông Nam Á (29,4%); tiếp theo đó là khách đến từ Trung Quốc (24,5%); Hàn Quốc (15,7%); Nhật Bản (12,7%); các nước Châu Âu (11,8%); các nước khác chiếm (5,9%) (Biểu đồ 4.4).



Biểu đồ 4.4. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế

Như vậy, khách du lịch quốc tế đến Vịnh BTL chủ yếu là khách đến từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, đây là những dòng khách có mức chi tiêu không cao. Khách du lịch tiềm năng có khả năng chi trả cao đến từ các nước phương Tây chiếm tỷ lệ rất ít. Để phát triển thị trường khách quốc tế, trong thời gian tới cần tập trung quảng bá, xúc tiến đầu tư thu hút thị trường hướng vào thị trường khách mục tiêu là dòng khách phương Tây đến Vịnh.

- Thông tin nghề nghiệp của khách: Chiếm tới 50% khách có nghề nghiệp là lao động tự do hoặc bị thất nghiệp; số lượng khách quốc tế thất nghiệp đi du lịch không theo tour mà tự đi theo từng đôi, nhóm để tự tìm hiểu, khám phá Vịnh nhóm này có mức chi tiêu không cao. Ngoài ra các dòng khách quốc tế là học sinh, sinh viên hoặc làm việc ở các lĩnh vực khoa học, nghiên cứu, giáo viên... chiếm thấp hơn (36,3%); tỷ lệ du khách làm việc trong các lĩnh vực chính trị xã hội có thu nhập ổn định, khả năng chi trả cao chỉ chiếm 13,7%.

- Số lần khách đến Vịnh: Qua kết quả điều tra cho thấy số lượng khách quốc tế đến Vịnh lần đầu (58,8%); lần 2 (34,3%); lần 3 trở lên chiếm tỷ trọng không đáng kể (6,9%). So sánh với thị trường khách nội địa, tỷ trọng khách quốc tế trở lại Vịnh trên 2 lần cao hơn. Cho thấy cho dù dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, nhưng với tài nguyên biển đảo đặc sắc và nổi trội đã để lại trong lòng du khách quốc tế nhiều ấn tượng làm cho họ có nhu cầu trở lại tham quan, thưởng ngoạn tài nguyên biển đảo.

Như vậy, thời gian qua Vịnh BTL chưa phát triển được thị trường khách quốc tế, dòng khách đến Vịnh chỉ tập trung chủ yếu là các nước Đông Nam Á; có khả năng chi trả thấp.

Nhìn chung, qua đánh giá đặc điểm thị trường khách cùng với công tác phát triển sản phẩm DLBĐ thời gian qua cho thấy trên địa bàn việc xây dựng sản phẩm du lịch chưa xuất phát từ việc nghiên cứu, đánh giá xác định đúng thị trường mục tiêu và nhu cầu của thị trường. Việc xây dựng các dịch vụ, khu du lịch nghỉ dưỡng biển trên địa bàn còn ồ ạt, thiết kế mang tính đại chúng, thiếu các dịch vụ mà thị trường cần như tàu nghỉ đêm trên Vịnh, thể thao trên bãi biển, du lịch sinh thái cộng đồng, thiếu các sản phẩm bổ sung cho du khách nước ngoài. Các sản phẩm hiện tại chỉ dựa vào các tài nguyên biển sẵn có.

4.1.2.2. Phát triển sản phẩm và loại hình du lịch biển đảo

Đây là nội dung quan trọng của phát triển cung DLBĐ Vịnh BTL, là yếu tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch và phát triển thị trường khách mục tiêu. Hiện tại trên địa bàn Vinh các loại hình và sản phẩm đang được triển khai phục vụ khách du lịch được tổng hợp tại Phụ lục 13.

Năm 2005, sản phẩm và các loại hình DLBĐ trên Vịnh còn rất đơn điệu, nghèo nàn, chủ yếu là các bãi biển tự nhiên, khách đến Vịnh cơ bản là thưởng ngoạn các cảnh quan biển đảo tự nhiên, tắm biển là chính nên số lượng khách và thời gian lưu trú của khách khá thấp chỉ đạt bình quân 1,2 ngày. Thủ tướng Chính phủ (2007), quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Đồn, DLBĐ Vịnh BTL được coi là hạt nhân để phát triển Khu Kinh tế, các sản phẩm DLBĐ Vịnh bước đầu được quan tâm đầu tư và phát triển. Các tuyến, điểm du lịch mới được đưa vào khai thác như: tuyến nội vùng Cảng Cái Rồng - đảo Soi Nhụ - Trà Ngọ Lớn - Trà Ngọ Nhỏ - Ba Mùn - Sậu Nam - Sậu Đông,... đáp ứng nhu cầu cho du khách đến với Vịnh BTL.

Sản phẩm và loại hình DLBĐ Vịnh BTL đang trong giai đoạn phát triển nên còn nhiều hạn chế, các sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu, nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu của khách và có khả năng níu chân khách dài ngày, thu hút được thị trường khách có khả năng chi trả cao. Các sản phẩm hiện tại chủ yếu là tài nguyên biển đảo sẵn có (Bảng 4.6). Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm du lịch bổ sung trên địa bàn Vịnh đang được đầu tư, quy hoạch phát triển là động lực xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn với phương trâm "Mới lạ và sang trọng" (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, 2014) như: Khu phức hợp nghỉ dưỡng có Casino; Sân Golf Vân Đồn; Khu nghỉ dưỡng sinh thái trên các cụm đảo; Trung tâm mua sắm cao cấp,…

Đánh giá của khách đối với hiện trạng sản phẩm du lịch Vịnh BTL, tác giả thực hiện tham vấn, điều tra 212 khách du lịch, kết quả cho thấy chỉ có 26,4% khách cho rằng sản phẩm du lịch Vịnh BTL hiện nay là đặc sắc, phong phú; 28,3% khách đánh giá là bình thường và có tới 45,3% khách cho rằng sản phẩm du lịch Vịnh BTL còn đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch biển mới lạ và đặc thù. Đây là vấn đề đặt ra cho DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới (Biểu đồ 4.5).



Biểu đồ 4.5. Kết quả đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch

Như vậy, từ việc phân tích thực trạng về phát triển sản phẩm DLBĐ Vịnh BTL cho thấy: hiện tại sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế, đơn điệu, nghèo nàn. Việc xây dựng các sản phẩm, loại hình du lịch còn mang tính tự phát, không có quy hoạch, định hướng và các nghiên cứu khoa học cụ thể. chưa khai thách được thế mạnh, lợi thế so sánh tài nguyên biển đảo của Vịnh; đặc biệt Vịnh có lợi thế tuyệt đối về tài nguyên Vườn Quốc gia BTL so với Vịnh Hạ Long và quần đảo Cô Tô liền kề, tuy nhiên đến nay Vịnh chưa hình thành được các sản phẩm, loại hình du

lịch và các tuyến du lịch để đưa vào khai thác lớn phát triển du lịch mà chỉ đơn thuần là hoat động bảo tồn và một số hoạt động du lịch tham quan đơn lẻ chưa có quy mô.

4.1.3. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch biển đảo

4.1.3.1. Cơ sở lưu trú

Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú trên địa bàn Vịnh giai đoạn 2005 - 2015 là 14,8%/năm, trong đó tăng trưởng về số lượng phòng là 17,2%, cho thấy cơ sở lưu trú ngày càng tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Năm 2005, chỉ có 32 cơ sở lưu trú với 347 phòng (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, 2006), năm 2010 là 73 cơ sở với 850 phòng (Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, 2011). Đến năm 2015 đã tăng lên 127 cơ sở lưu trú với 1.703 phòng, gấp gần 4 lần về số lượng cơ sở lưu trú và 5 lần về số lượng phòng (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn Vịnh giai đoạn 2005 - 2015



Chỉ tiêu Đơn vị


2005


2010


2013


2014


2015

Tăng trưởng

BQ (%)

Tổng số cơ sở lưu trú

Số cơ sở

32

73

109

112

127

14,8

Số phòng

347

850

1.437

1.541

1.703

17,2

Phân loại








Số đạt chuẩn

Số cơ sở

3

11

40

57

69

36,8

Số phòng

54

172

624

741

897

32,4

Trong đó số đạt tiêu chuẩn 1 đến 3 sao

Số cơ sở

-

4

8

9

11

-

Số phòng

-

87

172

189

225

-

Số chưa phân loại

Số cơ sở

29

62

69

55

58

7,2

Số phòng

293

678

813

800

806

10,6

Công suất sử dụng phòng

(%)

32,2

42,7

41,2

39,3

41,1

2,4

Chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được cải thiện, số cơ sở đạt chuẩn và xếp hạng ngày càng được tăng lên. Năm 2015, số cơ sở đạt chuẩn gấp 23 lần so với năm 2005.

Tuy nhiên hiện nay, số cơ sở lưu trú chưa được phân loại vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 45,7%, số lượng cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, nhà trọ khá nhiều. Công suất sử dụng phòng bình quân cả giai đoạn chỉ đạt 40,1% với mức tăng trưởng bình quân chỉ đạt 2,4%/năm. Điều này có thể lý giải một phần là do tính thời vụ cao của DLBĐ và thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí bổ sung của Vịnh đã ảnh hưởng đến ngày lưu trú và công suất sử dụng phòng.

4.1.3.2. Dịch vụ vận chuyển khách du lịch

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch gồm 2 loại phương tiện chủ yếu là đường bộ và đường thủy. Các phương tiện dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ gồm xe taxi và xe khách (tập trung đông ở quần đảo Cái Bầu); số lượng xe taxi tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân 20,6%. Ngoài ra, tại một số đảo của quần đảo Vân Hải phương tiện vận chuyển khách bằng đường bộ chủ yếu là xe lam (xe túc túc), đây là một dịch vụ vận chuyển rất đặc trưng và được du khách ưa thích.

Các phương tiện vận chuyển bằng đường thủy gồm: tàu gỗ, tàu cao tốc chuyên chở khách từ trung tâm đảo Cái Bầu đi tham quan không gian biển đảo và tới các đảo khác trên Vịnh. Ngoài ra, phương tiện tàu gỗ ở đây cũng là các dịch vụ nghỉ đêm trên biển, câu cá, câu mực,....


Chỉ tiêu


2005


2010


2013


2014


2015

Tăng trưởng BQ (%)

Xe đạp du lịch trên đảo

50

205

391

432

457

24,8

Xe lam (xe túc túc)

25

70

119

122

128

17,7

Xe taxi và ô tô

37

143

221

230

241

20,6

Tàu gỗ

11

27

30

33

34

11,9

Tàu cao tốc

4

11

19

21

25

20,1

Bảng 4.7. Số lượng phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn Vịnh giai đoạn 2005 - 2015


Những năm gần đây với sự phát triển và xuất hiện dịch vụ tàu cao tốc vận chuyển khách bằng đường biển đã rút ngắn thời gian vận chuyển khách giữa các tuyến đảo với nhau. Trước đây vận chuyển khách bằng tàu gỗ từ đảo Cái Bầu ra các đảo Quan Lạn hoặc đảo Minh Châu phải mất ít nhất 2,5 giờ. Hiện nay, thay bằng tầu cao tốc xuống còn 45 phút. Số lượng tàu cao tốc tăng nhanh với tốc độ bình quân 20,1%/năm. Loại phương tiện này sẽ dần thay thế phương tiện tàu gỗ. Phương tiện tàu gỗ sẽ chuyển dần sang hình thức tầu nghỉ đêm, du ngoạn ngắm cảnh cho du khách trên Vịnh.

Như vậy, dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên Vịnh rất phong phú, đa dạng, mang nét đặc trưng của biển đảo, có tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, hạ tầng cảng tàu vận chuyển du khách còn thấp, chật hẹp, chưa an toàn nên dịch vụ này còn nhỏ lẻ, chưa có các doanh nghiệp lớn đầu tư. Đến nay chưa có dịch vụ tàu lưu trú, nghỉ đêm trên Vịnh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023