Tổng Nguồn Vốn Đầu Tư Theo Lũy Kế Hàng Năm Về Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch

Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia đánh giá về những hạn chế, tồn tại trong công tác xúc tiến quảng bá DLBĐ Vịnh BTL, kết quả tại Hộp 4.1.

Hộp 4.1. Ý kiến đánh giá về công tác quảng bá xúc tiến du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long

Nằm liền kề với Vịnh Hạ Long đã được bình chọn là Kỳ quan thiên nhiên thế giới, do vậy Vịnh BTL có những thuận lợi nhưng đồng thời cũng là những thách thức trong việc định vị và xây dựng thương hiệu cũng như triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá.

Các cơ quan, đơn vị tham gia quảng bá, xúc tiến, tuyên truyền về du lịch biển đảo Vịnh BTL như: Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh; các cơ quan báo đài: Báo Quảng Ninh, báo hình, báo viết, báo điện tử; các đơn vị kinh doanh du lịch,... chưa có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất, thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá. Do vậy, nội dung tuyên truyền quảng bá tại các trang tin còn đơn điệu, nghèo nàn, không thường xuyên đổi mới và cập nhật.

Hiện nay, khối cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh chưa có trang web riêng, chính thống về du lịch Vịnh BTL, chủ yếu do các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đăng tải trên website riêng.

(Tổng hợp ý kiến các Chuyên gia - Tác giả phỏng vấn, 2014)

Do vậy, để phát triển thị trường khách trong thời gian tới cần tăng cường đổi mới, chú trọng hơn nữa công tác xúc tiến quảng bá trên mọi phương diện, cần nghiên cứu, xác định rõ thị trường mục tiêu, hướng tới, ưu tiên xúc tiến quảng bá cho thị trường này, lập các website chính thống quảng bá đưa hình ảnh Vịnh BTL đến với cộng đồng du khách.

4.1.7. Đầu tư và liên kết phát triển du lịch

* Đầu tư phát triển du lịch

Công tác đầu tư phát triển DLBĐ trên địa bàn Vịnh thời gian qua đã được quan tâm. Đặc biệt từ năm 2009 Vịnh BTL, huyện đảo Vân Đồn được Chính phủ ban hành quy hoạch là Khu kinh tế Vân Đồn, kể từ đó các dự án, tổng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật có sự tăng trưởng đột phá cụ thể:

Giai đoạn 2005 - 2009, trên địa bàn chỉ có 52 dự án, với tổng vốn đầu tư 1.755 tỷ đồng, trong đó 24 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tổng nguồn vốn 643 tỷ đồng (Biểu đồ 4.7).


Biểu đồ 4.7. Tổng nguồn vốn đầu tư theo lũy kế hàng năm về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Giai đoạn 2010 - 2014, sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Vân Đồn của Chính phủ với hàng loạt chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn mới, Vân Đồn trở thành một trong số địa phương của tỉnh Quảng Ninh thu hút nguồn vốn đầu tư lớn nhất với tổng số 73 dự án được thực hiện, tổng số vốn đạt 3.026 tỷ đồng, gấp 1,7 lần giai đoạn trước, trong đó có 33 dự án đầu tư CSVC kỹ thuật du lịch với tổng mức đầu tư 904 tỷ đồng (Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh, 2014a).

Như vậy, với lợi thế đặc biệt về tài nguyên biển đảo cùng với sự quan tâm của Chính phủ và các chính sách xúc tiến đầu tư đặc biệt, môi trường thuận lợi, thời gian tới DLBĐ Vịnh BTL sẽ được đầu tư phát triển đồng bộ là động lực để xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

* Liên kết phát triển du lịch

Việc liên kết trong phát triển DLBĐ Vịnh BTL còn nhiều hạn chế, chưa được chú trong. Việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và tổ chức không gian du

lịch còn mạng tính tự phát, độc lập chưa có khả năng liên kết với Vịnh Hạ L ong và quần đảo Cô Tô, Cát Bà,…

Tuy nhiên, đối với việc phát triển thị trường, thu hút khách du lịch đã được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn liên kết với các hang lữ hành lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long quảng bá, xúc tiến đưa hình ảnh Vịnh BTL đến với du khác và đã đạt được kết quả nhất định thể hiện thông qua lượng khách đi theo tour đến vịnh ngày càng gia tăng.

4.1.8. Ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch biến đảo

Nhận thức được ảnh hưởng khó lường của biến đổi khí hậu trong phát triển DLBĐ, trên địa bàn Vịnh BTL, huyện vân Đồn thời gian qua đã triển khai một số hoạt động “giảm nhẹ” như: Khuyến khích các địa phương phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các đ ảo Ngọc Vừng, Minh Châu. Tăng cường trồng cây xanh ở các điểm du lịch như đảo Quan Lạn, Đông Xá,… Khuyến khích các hộ dân dùng năng lương Mặt trời để tiết kiệm và thay thế một phần cho năng lượng điện tại các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng. Song song với đó là hoạt động “thích ứng” là hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về biến đổi khí hậu và những tác động của nó tới các hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, các hoạt động đó còn mang tính hình thức, mờ nhạt. Các hoạt động khai thác hủy hoại tài nguyên trên Vịnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường DLBĐ như hiện tượng chặt, phá hủy rừng phí lao chắn cát ven biển và hủy hoại cây xanh cát lại Khu du lịch Việt Mỹ của đảo Quan Lạn. Việc khai thác cạn kiệt cồn cát thủy tinh ngăn sóng và nước biển tại khu vực Sơn Hào của Công ty cát Vân Hải đã phá hủy làm cạn kiệt nguồn tài nguyên vô giá và sẽ là nguy cơ lũ lụt, tràn nước biển vào khu dân cư khi có biến đổi khí hậu xảy ra. Đây là vấn đề đặt ra cho việc phát triển DLBĐ bền vững Vịnh BTL trong tương lai.

4.1.9. Kết quả và đóng góp của của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội

4.1.9.1. Kết quả phát triển

a) Tốc độ tăng trưởng khách du lịch

Giai đoạn 2005 - 2015, du lịch Vịnh BTL có mức tăng trưởng đạt trên 13,5%/năm. Năm 2005, DLBĐ Vịnh BTL đón 198,1 ngàn lượt khách đến

năm 2015 đạt 693,0 ngàn lượt khách (tăng gấp 3,5 lần). Trong đó, số khách lưu trú của Vịnh có mức tăng trưởng cao (trên 14,3%/năm), dòng khách này mang lại nguồn thu chủ yếu cho du lịch Vịnh, tạo đà cho sự phát triển của du lịch Vịnh BTL trong thời gian qua.

Bảng 4.13. Số lượng khách du lịch đến Vịnh Bái Tử Long giai đoạn 2005 - 2015

(Đơn vị tính: Ngàn lượt khách)



STT


Chỉ tiêu


Năm 2005


Năm 2010


Năm 2015

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

Giai đoạn 2005 -2015

Giai đoạn 2005 -2010

Giai đoạn 2010 -2015


Tổng số khách du lịch đến Vịnh

198,1

409,3

693,0

13,5

15,7

11,4

1.1

Số lượng khách du lịch lưu trú

122,1

267,3

457,4

14,3

17,0

11,5

-

Khách quốc tế

1,7

4,8

11,9

22,2

23,4

21,0

-

Khách nội địa

120,5

262,5

445,5

14,1

16,9

11,3

1.2

Số lượng khách

tham quan

75,9

142,0

235,6

12,4

13,0

12,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh - 15


Tuy nhiên, về cơ cấu khách đến Vịnh phần lớn là khách nội địa chiếm trên 90%, tỷ trọng khách quốc tế đến Vịnh đạt rất thấp hàng năm đều dưới 10%. Do vậy, để phát triển du lịch Vịnh BTL trong thời gian tới cần chú ý quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch hướng vào thu hút và phát triển thị trường khách du lịch quốc tế.

b. Ngày khách lưu trú

Tỷ lệ khách lưu trú của Vịnh khá cao (trên 67% năm 2015) nên tổng số ngày khách lưu trú đạt khá; tốc độ tăng trưởng bình quân về số ngày lưu trú hàng năm đạt 22,44%; năm 2005, số ngày khách lưu trú là 117 ngàn ngày, đến năm 2015 con số này đã tăng lên 654,2 ngàn ngày gấp 5,6 lần.

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Vịnh BTL trong giai đoạn nghiên cứu đạt khá cao so với các Vịnh khác tương đồng 1,55 ngày/khách (Vịnh Hạ Long đạt 1,54 ngày; Nha Trang đạt 1,8 ngày). Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn giữa thời gian lưu trú khách nội địa và quốc tế, số ngày lưu trú khách du lịch nội địa

bình quân đạt thấp (1,17 ngày/khách) nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó số ngày lưu trú bình quân khách du lịch quốc tế đạt mức khá cao (1,93 ngày/khách) cho thấy sức thu hút của tài nguyên biển đảo tại Vịnh có sự khác biệt lớn đối với hai dòng khách này.

Bảng 4.14. Hiện trạng về số ngày khách lưu trú của Vịnh Bái Tử Long


Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Giai đoạn 2005 -

2015

Giai đoạn 2005 -

2010

Giai đoạn 2010 -

2015

1

Ngày lưu trú trung bình


1,245

1,68

1,8

3,83

6,24

1,42

1.1

Khách quốc tế

Ngày

1,54

2,11

2,19

3,72

6,61

0,82

1.2

Khách nội địa

Ngày

0,95

1,25

1,41

4,13

5,82

2,45

2

Tổng số ngày khách lưu trú

Ngày

117,0

338,2

654,2

19,17

24,02

14,33

2.1

Khách quốc tế

Ngàn ngày

2,6

10,1

26,1

26,74

31,55

21,93

2.2

Khách nội địa

Ngàn ngày

114,4

328,2

628,1

18,96

23,84

14,09

c. Mức chi tiêu bình quân

Với đặc điểm khác biệt của DLBĐ nên khách du lịch đến Vịnh BTL có mức chi tiêu bình quân/ngày đạt tương đối khá. Năm 2005, khách du lịch lưu trú nội địa tại Vịnh có mức chi tiêu 0,37 triệu đồng/ngày; khách lưu trú quốc tế 0,51 triệu đồng/ngày, đến năm 2014 mức chi tiêu của khách nội địa đã tăng lên 0,74 triệu đồng/ngày (gấp 2 lần); khách quốc tế 1,27 triệu đồng/ngày, gấp 2,5 lần. Mức chi tiêu bình quân của khách tham quan Vịnh cũng đạt khá cao, năm 2014, đạt 0,11 triệu đồng/lượt, với mức tăng trưởng hàng năm 19,3%.

* Cơ cấu chi tiêu của khách: Qua điều tra cho thấy, chi tiêu bình quân cho 1 ngày của khách hầu hết là các dịch vụ thiết yếu: ăn, nghỉ, đi lại (chiếm trên 82,0% trong tổng cơ cấu), trong đó cao nhất là dịch vụ ăn uống chiếm trên 31%; vận chuyển trên 25%; lưu trú trên 25%. Chi cho các dịch vụ bổ sung vui chơi giải trí,

tham quan hướng dẫn, mua hàng hóa quá ít; đặc biệt chi cho vui chơi giải trí chỉ chiếm khoảng 3%, phản ánh dịch vụ vui chơi giải trí tại Vịnh còn nghèo nàn, kém phát triển chưa đủ sức níu chân khách dài ngày.

Bảng 4.15. Cơ cấu và chi tiêu của khách du lịch lưu trú tại Vịnh Bái Tử Long


Khách nội địa

Khách quốc tế

Các mục chi tiêu

Số tiền

(nghìn đồng)

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

(nghìn đồng)

Tỷ lệ

(%)

- Lưu trú

189,80

25,6

302,10

23,7

- Ăn uống

236,33

31,9

409,82

32,2

- Vận chuyển

188,27

25,4

330,58

26,0

- Tham quan, hướng dẫn

28,01

3,8

58,45

4,6

- Mua hàng hóa

53,41

7,2

77,03

6,1

- Vui chơi, giải trí

22,24

3,0

40,12

3,2

- Khác

22,44

3,0

54,36

4,3

Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách

740,50


1.272,48


Do vậy, để phát triển DLBĐ Vịnh BTL, đem lại nhiều doanh thu, thu nhập cần phát triển đầu tư các dịch vụ bổ sung, vui chơi giải trí đủ sức níu chân du khách dài ngày, thu hút tối đa sự chi tiêu của khách tại Vịnh.

d) Kết quả về thu nhập du lịch

Thu nhập du lịch (giá trị tăng thêm) đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 29,1%, năm 2005 thu nhập du lịch chỉ đạt 22,5 tỷ đồng đến năm 2015 đã tăng lên 298,6 tỷ đồng gấp 13,3 lần đóng góp 11,1% vào cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế Vân Đồn. Kết quả trên có thể đánh giá DLBĐ Vịnh trong thời gian qua có sự phát triển nhanh chóng, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của ngành trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

4.1.9.2. Đóng góp của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội

a) Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của hoạt động DLBĐ Vịnh BTL được tính toán thông qua các chỉ tiêu như giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA). Việc tính các chỉ tiêu này, Luận án thực hiện theo phương pháp SNA (hệ thống tài khoản quốc gia) (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2011).

* Giá trị sản xuất của hoạt động du lịch (GO) được tính: Dựa vào hệ số quy đổi giá trị sản xuất theo doanh thu hoạt động du lịch đã được Tổng cục thống kê xác định trên cơ sở nghiên cứu qua nhiều năm như sau: Giá trị sản xuất (GO) = doanh thu (DT) x hệ số quy đổi (K). Hệ số quy đổi được Tổng cục thống kê xác định tại Phụ lục 01.

* Giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch (GO) được tính bởi: Giá trị tăng thêm (VA) = giá trị sản xuất (GO) - chi phí trung gian (IC); với chi phí trung gian (IC) = GO × M, với M là hệ số chi phí trung gian của hoạt động du lịch được Tổng cục thống kê xác định tại Phụ lục số 02.

Với cách tính này dựa vào doanh thu du lịch năm 2014 trên địa bàn Vịnh BTL cùng với số liệu điều tra về tỷ lệ mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách, Luận án tính toán được các giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) từ hoạt động DLBĐ tại Bảng 3.11. Kết quả cho thấy giá trị sản xuất (GO) của hoạt động DLBĐ đạt 415,36 tỷ đồng; giá trị tăng thêm (VA) là 237,41 tỷ đồng (bằng 57,2% GO); giá trị chi phí trung gian IC là 177,95 tỷ đồng (bằng 42,7 % GO). Tỷ trọng VA lớn hơn tỷ trọng IC trong GO thể hiện hiệu quả giá trị mới tạo ra của hoạt động DLBĐ tại Vịnh khá cao.

Bảng 4.16. Hiệu quả hoạt động của du lịch biển đảo năm 2014

(Đơn vị tính: tỷ đồng)



CHỈ TIÊU

Doanh thu (DT)

Giá trị sản xuất (GO)

Chi phí trung gian (IC)

Giá trị gia tăng (VA)

- Lưu trú

122,66

122,66

51,52

71,15

- Ăn uống

152,85

122,28

51,36

70,92

- Vận chuyển

121,71

121,71

55,01

66,70

- Tham quan, lữ hành hướng dẫn

18,21

18,21

7,32

10,89

- Mua hàng hóa

34,98

1,75

0,52

1,23

- Vui chơi, giải trí

14,37

14,37

6,11

8,27

- Khác

14,37

14,37

6,11

8,27

Tổng Cộng

479,16

415,36

177,95

237,41

Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động DLBĐ: các chỉ số hiệu quả tính trên chi phí GO/IC bằng 2,33 lần; VA/IC bằng 1,33 lần phản ánh nếu tăng thêm 1 đồng chi phí cho du lịch sẽ thu về 2,33 đồng và cũng từ đó tạo ra thêm 1,33 đồng góp vào giá trị VA của địa phương.

Bảng 4.17. Hiệu quả hoạt động của du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long năm 2014

STT

Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế

Đơn vị tính

Giá trị

1.

Hiệu quả tính trên chi phí




GO/IC

lần

2,33


VA/IC

lần

1,33

2.

Hiệu quả tính trên khách




GO/Khách

ngàn đồng

634,14


VA/Khách

ngàn đồng

362,46

3.

Hiệu quả tính trên lao động




GO/Lao động

triệu đồng

99,69


VA/Lao động

triệu đồng

56,97

Hiệu quả tính trên khách du lịch: Giá trị GO/khách là 634,14 ngàn đồng và VA/khách là 362,46 ngàn đồng, cho biết 1 khách du lịch đến Vịnh trung bình đóng góp vào GO là 634,14 ngàn đồng và làm gia tăng thêm 362,46 ngàn đồng vào VA.

Hiệu quả tính trên lao động: Chỉ tiêu GO/Lao động là 99,69 triệu đồng; VA/Lao động là 56,97 triệu đồng/năm, cho biết trung bình hàng năm 1 lao động du lịch đóng góp cho GO là 99,69 triệu đồng; thu nhập cho 1 lao động du lịch tạo ra là 56,97 triệu đồng/năm, cao gấp 1,83 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn (UBND huyện Vân Đồn, 2014a).

Qua sự phân tích về hiệu quả kinh tế của DLBĐ Vịnh BTL, cho thấy phần tạo ra giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cho du lịch chủ yếu là từ khách du lịch sử dụng các dịch vụ thiết yếu, các dịch vụ khác không đáng kể. Thu nhập bình quân của lao động du lịch trực tiếp khá cao so với mặt bằng chung trên địa bàn, khẳng định vai trò của DLBĐ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b. Đóng góp của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội

* Đóng góp về kinh tế

Giai đoạn 2005-2015, DLBĐ Vịnh BTL đạt được những những kết quả quan trọng với tốc độ gia tăng bình quân hàng năm về giá trị tăng thêm (thu nhập du lịch) đạt 31,9% góp phần chuyển dịch đáng kể cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí