Nhóm Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Về Môi Trường


4.2.1.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi. Vì vậy, làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của một điểm, một khu hoặc một trung tâm du lịch dịch vụ.

Muốn đạt được điều này trước hết phải nghiên cứu thị trường du lịch cả trong nước và quốc tế. Nghiên cứu nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Những yêu cầu này thường mang tính đặc thù, phụ thuộc vào tập quán, lịch sử, xã hội và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi địa phương, nó còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sở thích, tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi đối tượng. Xu hướng này còn chịu sự tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra những ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao, giá thành thấp, sức cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của Hạ Long hiện nay còn đơn điệu, nghèo nàn, tự phát và chất lượng thấp, chưa có sức hấp dẫn thu hút khách…; trong thời gian tới cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

- Trước hết, hoàn thiện và nâng cấp, đầu tư hợp lý các sản phẩm du lịch đang có - kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long. Tập trung bảo tồn khai thác giá trị vịnh Hạ Long thông qua các loại hình du lịch có tính hấp dẫn cao như: thăm quan hang động, tắm biển, nghỉ đêm trên vịnh…

- Tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch chính của Hạ Long, những tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả. Trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, giá cả hợp lý, có sức cạnh tranh với các điểm du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh, tương lai trong khu vực và quốc tế.

- Tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới nhiều điểm vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, hoạt động thể thao, thể dục, thẩm mỹ, leo núi,… tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa vùng biển Hạ Long.


- Quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc (xây dựng Nhà văn hóa trung tâm đa năng) với những chương trình biểu diễn độc đáo, có tính nghệ thuật cao hoặc khơi dậy những nét văn hóa truyền thống lâu đời… nhằm giới thiệu văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa và mảnh đất con người Hạ Long với khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Tiến hành phân loại hệ thống di tích lịch sử văn hóa gắn với các lễ hội trên địa bàn, chọn lễ hội truyền thống của Hạ Long để phục vụ du khách, đồng thời tăng cường tuyên truyên quảng bá loại sản phẩm này đến với du khách.

- Tạo điều kiện và khuyến khích việc mở các làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, khuyến khích mở các gian hàng, tổ chức các hội chợ để trưng bầy các sản phẩm của Hạ Long như: tranh thêu ren nghệ thuật, đồ mỹ nghệ, đồ mây tre đan, gốm sứ, hàng lưu niệm,…

Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 13

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa danh du lịch phụ cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên…để tạo những sản phẩm du lịch có chất lượng cao qua các tuyến điểm du lịch liên vùng. Tuy nhiên, cần có cơ chế chung về giá các sản phẩm du lịch để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.

4.2.1.4. Đẩy mạnh chính sách phát triển thị trường

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường đa dạng, ưu tiên phát triển thị trường du lịch khách quốc tế gần như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN; từng bước vươn tới thị trường du lịch châu Âu, Bắc Mỹ và các châu lục khác; chú trọng các thị trường tiềm năng và các dòng khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao; đồng thời quan tâm phát triển, mở rộng thị trường khách du lịch nội địa.

Thị trường du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và trên địa bàn vịnh Hạ Long không thể tách rời thị trường du lịch khu vực và cả nước. Do đó tăng cường mở rộng phát triển thị trường, một mặt thúc đẩy du lịch thành phố phát triển, mặt khác góp phần khai thác đối đa tiềm năng du lịch, phục vụ tốt hơn


các đối tượng du khách.

Trong thời gian tới, du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long cần đẩy mạnh liên kết hợp tác để phát triển và khai thác tiềm năng du lịch với các địa phương, nhất là các địa phương lân cận. Quá trình hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch tổ chức, không gian, định hướng sản phẩm cho thị trường du lịch.v.v, thành phố cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận.

Thành phố Hạ Long cần chủ động trong xây dựng cơ chế, chiến lược hợp tác phát triển thị trường du lịch quy mô vùng. Điều này đòi hỏi phải có sự điều phối, hỗ trợ và giám sát hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch, tăng cường sự liên kết thị trường giữa các tỉnh. Đây là tiền đề triển khai các dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng, trao đổi thông tin du lịch, phân phối lợi ích đầu tư, đồng thời ngăn ngừa các tác động xấu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh du lịch.

Ủy ban nhân dân thành phố cần chủ động điều phối, tổ chức để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Vinh liên kết xây dựng, phát triển các tour du lịch, nối tuyến.

Coi trọng hợp tác liên kết phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; mở rộng tiếp cận thị trường khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác thị trường khách du lịch có thu nhập cao như: thị trường du lịch thể thao và vui chơi giải trí, thị trường du lịch sinh thái.

Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh và liên tỉnh theo từng loại hình sản phẩm. Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long với các địa phương khác như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,… trong việc lựa chọn các tuyến du lịch có cùng loại hình sản phẩm (như hành trình di sản; hành trình du lịch cách mạng, du lịch khám phá các tuyến hang động của thành phố,…). Từng bước hình thành các công ty du lịch chuyên đề như công ty du lịch


chuyên đề văn hóa lễ hội, công ty du lịch chuyên đề du lịch xanh,…Gắn với việc quảng bá thu hút các cơ quan, trường học, các đoàn thể để thu hút các thị trường khách du lịch tự do thuộc các nhóm thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu.

Nghiên cứu, xây dựng chính sách về phát triển thị trường du lịch. Thành phố Hạ Long cần nghiên cứu thành phần của lượng khách trong giai đoạn vừa qua, dự báo số lượng và cơ cấu khách trong giai đoạn sắp tới, có tính đến mùa vụ để kịp thời đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách. Tập trung phát triển những lĩnh vực du lịch mang lại lợi nhuận cao nhất; phát triển thị trường đặc thù của vùng Vịnh, dựa trên lợi thế về tài nguyên và tiềm năng du lịch.

Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch. Với mục tiêu này có thể thành lập Văn phòng du lịch Hạ Long ở nước ngoài để phối hợp, hợp tác khai thác tốt tiềm năng của thị trường du lịch nước ngoài đến Hạ Long.

4.2.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển du lich bền vững, trong thời gian tới Thành phố Hạ Long cần phải tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Xây dựng chính sách về đào tạo, phát triển nguồn lực du lịch.

Có chính sách cụ thể về đào tạo, phát triển nhân lực du lịch như hỗ trợ học phí, các chương trình học bổng đối với con em Thành phố thi đỗ vào các khoa du lịch ở các trường có uy tín. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các chuyên gia, các nghệ nhân tham gia vào phát triển du lịch, hình thành đội ngũ lao động làm du lịch có tính chuyên nghiệp, cải thiện tốt môi trường để thu


hút các nhà đầu tư du lịch trong nước và quốc tế. Trước mắt, thành phố cần tính đến phương án lựa chọn nguồn nhân lực từ các ngành học ngoại ngữ, đầu tư cho học thêm về nghiệp vụ du lịch để khắc phục tình trạng yếu về ngoại ngữ của đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn Vịnh hiện nay.

- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo.

UBND Thành phố cần tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá và phân loại nguồn nhân lực du lịch hiện có, qua đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển với từng đối tượng cụ thể như đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, đối tượng là đội ngũ quản lý hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch, nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp và các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch; quần chúng nhân dân tại các khu du lịch. Với mỗi đối tượng cần có kế hoạch đào tạo cụ thể.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Tùy từng đối tượng cụ thể, các chương trình đào tạo được thiết kế khác nhau. UBND Thành phố cần phối hợp các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành về du lịch để tổ chức các lớp chuyên môn. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cần cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động du lịch, pháp luật về du lịch, các cam kết song phương và đa phương liên quan đến du lịch, đầu tư liên quan đến du lịch, quy hoạch du lịch. Thông qua chương trình đào tạo mới và đào tạo lại, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các giám đốc doanh nghiệp năng động, sáng tạo và đủ năng lực.

Đối với đội ngũ lao động du lịch, cần thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ người lao động, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Nội dung đào tạo trước hết tập trung vào những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ do thị trường quyết


định, chỉ đào tạo những gì thực tế cần, gắn giữa lý thuyết và thực hành. Mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, bếp cho đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp, nhất là các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn vịnh Hạ Long.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức đào tạo du lịch trong nước và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực: Khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tài chính. Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế. Thành phố hàng năm cần dành một khoản kinh phí phù hợp từ ngân sách, kết hợp với kinh phí của doanh nghiệp, người lao động để thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường

4.2.2.1. Giảm áp lực về môi trường, duy trì môi trường kinh doanh du lịch tích cực

Để giảm áp lực về môi trường thì cần quản lý tốt về mức xả thải của các thiết bị công nghiệp, các cơ sở kinh doanh, các tàu thuyền trên vịnh và khách du lịch. Môi trường luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là một mắt xích quyết định đến sự phát triển du lịch một cách bền vững hay không. Vì vậy cần phải giảm thiểu đến mức tốt nhất những áp lực cho môi trường. Một số giải pháp đưa ra nhằm giảm thiểu áp lực về môi trường là:

Một là: Phân cấp địa bàn Vịnh thành các vùng du lịch dân cư và môi trường, trong đó có quy định về những giới hạn hoạt động công nghiệp và các tiêu chuẩn ô nhiễm.

Hai là: Áp dụng những tiêu chuẩn, giới hạn, những biện pháp thực thi và hình thức xử phạt khắt khe hơn đối với những vi phạm về ô nhiễm nước và không khí.

Ba là: Giảm bớt ô nhiễm từ tàu thuyền, các khu du lịch và dân cư ở cả khu vực đất liền và trên vịnh.


Việc thực hiện những giải pháp này là rất cần thiết đối với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, thông qua một ngành du lịch đang trên đà phát triển. Tỉnh và thành phố phải đưa ra biện pháp bảo tồn môi trường Vịnh vì đây là lợi thế cạnh tranh của địa bàn trong bối cảnh mức độ cạnh tranh du lịch ở khu vực Đông Nam Á đang ngày càng tăng trong ngành du lịch. Đặc biệt muốn phát triển một ngành du lịch bền vững thì tỉnh và thành phố cần phải bảo tồn những vẻ đẹp tự nhiên của Di sản và trên con đường phát triển ngành công nghiệp “nâu” bấy lâu nay sang ngành công nghiệp “Xanh” (Quy hoạch tổng thể Quảng Ninh đến năm 2020).

4.2.2.2. Tăng cường quản lý về bảo vệ môi trường, cảnh quan

Để du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long phát triển bền vững cần phải tăng cường quản lý , thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lich, bảo vệ và cải thiện môi trường.

Đối với bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch:

- Cần phải kiểm kê, đánh giá một cách chính xác đa dạng sinh học, thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học trên địa bàn Vịnh một cách khoa học.

- Xây dựng hệ thống pháp lý, chế tài nghiêm minh đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành trên các khu bảo tồn.

- Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

- Xây dựng chương trình nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

Đối với bảo vệ và cải thiện môi trường cần tập trung vào các biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng, du khách tham gia bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ


cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng cư dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. In ấn các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu vực sinh thái.

Hai là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường.

Thành phố cần tổ chức các lợp tập huấn về du lịch sinh thái, hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông thạo địa hình, có kiến thức về sự đa dạng của các loại động thực vật trong khu vực bảo tồn, hiểu biết về các phương pháp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên. Các trung tâm đào tạo du lịch cần phối hợp, lồng ghép đào tạo chuyên ngành và giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường trong các chương trình giảng dạy.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường, theo đó, thành phố cần có các chế tài đối với các công trình xây dựng, yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng báo cáo các đánh giá tác động môi trường. Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các khách sạn, đơn vị du lịch. Xây dựng các nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù khu bảo tồn, điểm du lịch. Xây dựng các nguyên tắc thăm quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch sinh thái. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nguyên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.

Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp và huy động sự vào cuộc tích cực của cộng đồng dân cư trong việc gìn giữ, đảm bảo môi trường sinh thái cho phát triển du lịch; giải quyết một cách thoả đáng sự xung đột trong quá trình phát triển du lịch với phát triển của ngành khai khoáng và quá trình đô thị hoá.

4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển bền vững về xã hội

4.2.3.1. Bảo tồn, tôn tạo, xếp hạng nhằm phát huy giá trị vịnh Hạ Long

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023