* Các công ty lữ hành và đại lý du lịch
Vịnh Hạ Long từ lâu được biết đến là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của đất nước với những hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Đóng góp một phần rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh du lịch Vịnh Hạ Long trong nước và quốc tế là các công ty lữ hành và các đại lý du lịch hiện đang hoạt động rất hiệu quả. Hiện nay, có khoảng 30 công ty lữ hành đặt trụ sở và chi nhánh hoạt động tại Hạ Long, trong đó có nhiều công ty lữ hành và đại lý du lịch lớn, uy tín.
2.1.2.5. Dân cư, lao động và kinh tế
* Dân cư
Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam Vịnh Hạ Long. Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước bắt đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn).
Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy hải sản. Ngày nay, đời sống của cư dân Vịnh Hạ Long đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch.
Từ tháng 6/2014, toàn bộ dân sống trong vùng lõi Di sản vịnh Hạ Long được di dời lên bờ và tái định cư ở phường Hà Phong (TP Hạ Long, Quảng Ninh). Trong tháng 6/2014, hơn 300 hộ dân ở 7 làng chài trên Vịnh sẽ được chuyển hết lên bờ sinh sống. Những người này sẽ được cấp căn hộ có diện tích từ 78- 128m2/căn, vệ sinh khép kín cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, đường, cấp thoát nước, cây xanh công cộng… tại khu tái định cư làng chài phường Hà Phong.
Dự án di dời dân chài nhằm giải quyết khuyến nghị của UNESCO về việc dân số vùng lõi Vịnh Hạ Long phát triển quá nhanh làm ảnh hưởng đến Di sản;
giúp những cư dân đang sống lênh đênh nơi sông nước có chỗ ở ổn định, được tiếp cận với y tế, trường học và và những lĩnh vực công nghệ cao trên bờ… Chủ trương di dời dân làng chài có từ 5 năm trước nhưng chưa thực hiện được vì thiếu kinh phí và quỹ đất. Từ năm 2013, Quảng Ninh đã dành gần 8 ha đất tại phường Hà Phong để xây dựng 364 căn hộ cho ngư dân. Tổng vốn đầu tư cho dự án này khoảng 167 tỷ đồng, lấy từ ngân sách của tỉnh. Trong thực tế, làng chài có những giá trị văn hóa cần bảo tồn và BQLVHL đang xây dựng phương án bảo vệ, phát huy và khai thác phục vụ du lịch.
Hiện tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu đưa ngư dân ra ra khỏi vùng lõi Di sản vịnh Hạ Long. Đã có 38/321 hộ dân được nhận căn hộ tại khu tái định cư Cái Xà Coong, phường Hà Phong. Trường tiểu học, trung học gần khu tái định cư đã được sửa sang và sẵn sàng đón học sinh làng chài trong năm học mới. Cùng với đó, trạm y tế, bến đậu thuyền và khu kinh doanh thủy hải sản đều được bố trí thuận tiện cho ngư dân mới chuyển lên bờ sinh sống. UBND thành phố sẽ có chính sách trợ cấp thất nghiệp do di dời và chi phí đào tạo nghề mới cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu. Tuy nhiên, vấn đề cần phải giải quyết của hậu di dân là khách du lịch đến thăm quan các làng chài trên Vịnh Hạ Long đều cảm nhận được sự lặng lẽ, vắng vẻ ở đây. Nhiều du khách cảm thấy hụt hẫng khi lựa chọn tham quan làng chài trên Vịnh.
* Lao động
Nguồn nhân lực luôn giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, quy định chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Đối với tỉnh Quảng Ninh, hiện nay có 25 nghìn lao động ngành Du lịch phục vụ trong các khách sạn, tàu du lịch, các công ty lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhìn chung, nguồn nhân lực hiện có của tỉnh đã đảm bảo về số lượng do nước ta có một tỷ lệ lớn lao động trẻ. Không chỉ có nguồn nhân lực trong tỉnh mà còn có một số lượng tương đối đông nhân lực từ các tỉnh khác đến. Tuy nhiên, lao động trong ngành Du lịch Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đang bị thiếu
đào tạo một cách trầm trọng dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có chuyên môn trình độ đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách.
Vì vậy, hiện nay, cùng với một số lượng khá lớn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra những chủ chương chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thụân lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.
* Kinh tế
Kinh tế Hạ Long nằm trong tổng thể kinh tế Quảng Ninh và kinh tế vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có tiềm năng lớn nhất miền Bắc. Những kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế gần đây cho thấy tiềm năng rất to lớn của vùng tam giác. Đây là điểm đến du lịch được chính phú đầu tư hạ tầng, sân bay quốc tế, thu hút những nhà đầu tư lớn và uy tín của thế giới trong những phân khúc kinh tế giá trị cao, phi truyền thống, kinh tế du lịch, kinh tế biển…có nhiều tiềm năng và cơ sở để khẳng định thương hiệu Vịnh Hạ Long câp độ thế giới nhất là trong kinh tế du lịch. Gần đây nhất, việc tập đoàn Las Vegas Sands chú ý đầu tư vào Quảng Ninh – Hạ Long là một bước khẳng định vị thế kinh tế và thương hiệu Hạ Long
Trong giai đoạn đầu tiên, Hạ Long – Quảng Ninh đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế. Những điều này cần được phát huy trên cơ sở chú trọng tính chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt xu hướng, tính cộng đồng, chất lượng sản phẩm và nhất là năng lực sáng tạo.
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch
2.1.3.1. Danh thu và số lượng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long
* Doanh thu và số lượng khách:
Bảng 2.3. Số lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long so với tỉnh Quảng Ninh
Năm | ||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng số lượng khách đến tham quan tỉnhQuảng Ninh (Nghìn người) | 5.417 | 6.459 | 7.005 | 7.518 |
Tổng số lượng khách đến tham quanVịnh Hạ Long (Nghìn người) | 3.164 | 3.358 | 3.145 | 2.545 |
Tổng doanh thu từ du lịch toàn tỉnh(Tỷ VND) | 2.833 | 3.545 | 4.347 | 5.042 |
Tổng doanh thu từ du lịch tham quanVịnh Hạ Long (Tỷ VND) | 2.151 | 2.438 | 2.735 | 1.706 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Điểm Đến Du Lịch
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
- Biều Đồ Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Lưu Trú Tại Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
- Công Tác Quản Lý Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long
- Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 10
- Sự Hợp Tác Giữa Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tại Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở VHTT&DL
Như vậy, nhìn từ bảng số liệu trên cho thấy những năm qua Vịnh Hạ Long luôn là tâm điểm, là động lực phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trung bình mỗi năm, Vịnh Hạ Long thu hút được hơn 3,1 triệu lượt khách du lịch, đưa Hạ Long – Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch biển hàng đầu Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2012, Vịnh Hạ Long đã thu hút được 3 triệu lượt khách tham quan, chiếm gần một nửa tổng số khách du lịch tỉnh Quảng Ninh.Tuy nhiên, trong năm 2013 du lịch Vịnh Hạ Long có giảm so với hai năm trước đó nhưng đến năm 2014 lượng khách du lịch đến tham quan Vịnh lại tăng trở lại. Dự báo, khách du lịch đến Vịnh Hạ Long sẽ tăng 10%/năm, đạt mức 4 triệu khách tham quan vào năm 2015. Tổng thu từ du lịch, từ khách tham quan Vịnh Hạ Long dự kiến sẽ đạt
4.463 tỷ VND năm 2015, gần gấp đôi doanh thu hiện tại ở mức 2.735 tỷ VND vào năm 2012.
* Thị trường khách
-Thị trường khách du lịch trong nước
Số lượng khách nội địa đến tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Khách nội địa đến Hạ Long bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là khách địa phương và các vùng phụ cận, từ Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh đi theo tuyến du lịch đến Thủ đô Hà Nội rồi đi Hạ Long.
Lượng khách nội địa đến thăm Vịnh Hạ Long trong thời gian gần đây trung bình mỗi năm khoảng 2 triệu lượt. Như vậy có thể thấy Quảng Ninh với nhiều danh lam thắng cảnh đã thu hút không ít du khách trong nước đến tham quan. Tuy nhiên kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vẫn là điểm đến trọng điểm.
- Thị trường khách du lịch quốc tế
Số lượng khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long gần đây là 1 triệu lượt khách, trong đó có nhiều quốc tịch khác nhau như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Australia…
2.1.3.2. Các loại hình du lịch
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ mục tiêu đến năm 2020, Hạ Long đón 7,5 triệu lượt khách. Vì vậy việc phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long phải căn cứ vào nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi trả của các đối tượng du khách khác nhau để làm phong phú thêm các loại hình du lịch của mình. Đó là phát triển các nhóm sản phẩm: du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch nghỉ biển, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá lễ hội, làng nghề, di chỉ khảo cổ, du lịch tàu biển…
Trên thực tế những năm qua, hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long mới chỉ phổ biến là hình thức du lịch đại trà hay du lịch thông thường, nghĩa là du khách
đến Hạ Long cơ bản mới chỉ dừng lại ở ngắm cảnh, tắm biển, thăm quan các làng chài…Tuy nhiên, bước đầu những hình thức du lịch này cũng đã tạo nên những lợi ích kinh tế cho địa phương, bảo tồn văn hoá địa phương và ít nhiều góp phần giáo dục môi trường cho du khách cũng như tập thể, cá nhân tham gia hoạt động du lịch.
Hiện nay một số loại hình du lịch đang được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích tham quan khám phá tại Vịnh Hạ Long đó là:
- Du lịch tham quan
- Du lịch chèo thuyền phao (Kayaking)
- Du lịch văn hoá
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long
- Du lịch cộng đồng
2.1.3.3. Chương trình du lịch
Với nguồn tài nguyên biển đảo có giá trị độc đáo, Vịnh Hạ Long ngày càng phát huy vị trí, vai trò trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, vùng biển đảo phía Bắc và của cả nước. Sự phát triển này có thể thấy rõ qua số lượng chương trình du lịch đã và đang được phục vụ tại Vịnh Hạ Long, tuyến điểm du lịch khai thác và chất lượng các chương trình du lịch đó.
* Tuyến điểm tham quan du lịch
Hiện nay, BQLVHL đã và đang đưa vào khai thác phục vụ du khách một số tuyến điểm tham quan du lịch trên Vịnh. [xin xem chi tiết ở bảng 2.4, mục 3, phụ lục]
Các tuyến tham quan trên Vịnh Hạ Long nhìn chung khá phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu của du khách và đảm bảo hợp lý về điểm đến và thời gian tham quan. Thời gian đón khách trên Vịnh được niêm yết và mô tụ thể. [Xin xem chi tiết ở bảng 2.5, mục 3, phụ lục]
* Dịch vụ phục vụ khách tham quan
Ngày 30/8, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 2269/2013/QĐ- UBND về việc quy định mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long: thu 01 lần phí tham quan chung trên vịnh/chuyến; thu phí tham quan lưu trú qua đêm trên Vịnh đối với khách tham quan tại các điểm du lịch trên Vịnh. Quy định việc giảm 50% phí cho các đối tượng: đối với trẻ em (từ 07 tuổi đến 15 tuổi), người cao tuổi (là công dân đủ 70 tuổi trở lên), người nghèo, người khuyết tật; miễn thu phí tham quan đối với người có công với cách mạng và trẻ em dưới 07 tuổi. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.[Xin xem chi tiết ở bảng 2.6, mục 3, phụ lục]
* Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long
Thực hiện định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long năm 2010, phấn đấu đến năm 2015 Vịnh Hạ Long trở thành điểm du lịch lớn nhất cả nước, các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch với nhiều ưu tiên. Công tác khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long đã được đưa vào triển khai thực hiện, bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định. Nhìn chung tình hình khai thác tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
- Ưu điểm
Khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian qua nhìn chung đã đạt được những hiệu quả nhất định và có một số ưu điểm sau:
BQLVHL đã xác định thế mạnh phát triển du lịch Vịnh Hạ Long là vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên sẵn có và những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu của nó. Có sự tận dụng, phát huy những lợi thế về tiềm năng du lịch sẵn có, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên. Từ đó tận dụng triệt để vốn tiềm năng này hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch.
Đi đôi với việc khai thác tài nguyên du lịch là sự quan tâm giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến. Đối với việc
khai thác các tuyến điểm du lịch truyền thống vừa đặt mục tiêu khai thác tối đa vừa tăng cường công tác tu bổ, tôn tạo để không làm mất đi giá trị ban đầu. Ngoài ra còn nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới cũng như khai thác tuyến điểm du lịch mới bước đầu đã mang tính đặc trưng của địa phương, tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách. Điều này được minh chứng cụ thể bởi số lượng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đã được tác giả phân tích ở phần trên.
BQLVHL - cơ quan chủ quản đã có những mục tiêu chiến lược hữu hiệu trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, đảm bảo khai thác theo đúng chiến lược quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh, thành phố và đơn vị.
BQLVHL đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thầm quyền, cũng như với thành phố Hạ Long, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long, tạo thương hiệu đặc trưng “Du lịch Hạ Long”.
- Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm, tình hình khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cũng như sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực hoạt động phát triển du lịch.
Chất lượng khai thác tài nguyên du lịch chưa cao do khai thác tràn lan, thiếu hoặc không thực hiện theo quy hoạch tổng thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc khai thác tài nguyên du lịch ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, tác động tiêu cực lên cảnh quan khu vực, làm mất dần các giá trị vốn có của Vịnh Hạ Long. Đầu tư khai thác và phát triển du lịch mất cân đối, do nặng về khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ lưu trú trong khi thiếu các dịch vui chơi giải trí hay loại hình du lịch đặc trưng. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư khu vực Di sản tham gia đầu tư phát triển du lịch cũng như khai