trình quảng bá xúc tiến phù hợp. Hàng năm, thành phố cần có kế hoạch mời các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp lữ hành lớn, các hãng hàng không, các hãng tầu biển đến thành phố để khảo sát, đánh giá và tuyên truyền về các sản phẩm du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, địa phương đang hợp tác phát triển du lịch như: câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, diễn đàn du lịch Đông Á (EATOF), một số địa phương của Trung Quốc và các nước ASEAN. Nghiên cứu hình thành và tham gia các tổ chức khác như các địa phương có kỳ quan thiên nhiên, kỳ quan văn hóa của thế giới.
- Thành phố cần phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một số thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, vận chuyển trên địa bàn Vịnh và thành phố.
4.2.4.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động kinh doanh du lịch có tính liên ngành cao, đặc biệt trong hoạt dộng kinh doanh của ngành du lịch với các cơ quan quản lý khác. Do hoạt động kinh doanh du lịch ngoài chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, còn chịu sự tác động của nhiều cơ quan quản lý khác như: Sở tài chính, công an, lao động….và chính quyền các cấp.
Công tác thanh, kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm chấn chỉnh, loại bỏ những cá nhân, doanh nghiệp có nhiều sai phạm, kinh doanh mang tính chộp giật, không có định hướng phát triển lâu dài. Đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của Luật lao động, vi phạm các quy định về xuất nhập cảnh cần phải được xử lý nghiêm và dứt điểm để hướng các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng định hướng phát triển du lịch chung.
Công tác thanh, kiểm tra cần đảm bảo tính định kỳ và tính trọng điểm. Tính trọng điểm ở đây là vừa kiểm tra theo chuyên đề vừa đảm bảo được phân loại các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật thì cần giảm số lần thanh kiểm tra, còn đối với các doanh nghiệp chưa chấp hành tốt cần kiểm tra nhiều hơn để kịp thời đưa doanh nghiệp đó phát triển theo định hướng hoặc loại bỏ.
Để làm tốt công tác thanh, kiểm tra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần xử lý cương quyết, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh chui, làm hàng giả.v.v. làm ảnh hưởng xấu tới môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Khách Hàng Về Các Loại Dịch Vụ Du Lịch Hạ Long
- Nhóm Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Về Môi Trường
- Đảm Bảo Quốc Phòng, An Ninh, Trật Tư An Toàn Xã Hội Và An Toàn Trong Hoạt Động Du Lịch
- Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai Luật pháp, quy định của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, hướng dẫn, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch nắm bắt được đầy đủ các quy định pháp luật và của thành phố về hoạt động du lịch, hướng hoạt động du lịch phát triển bền vững, hiệu quả.
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ được những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập. Đó là các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, nội dung của phát triển du lịch bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Đồng thời luận văn đã tham khảo kinh nghiệm phát triển du lịch và quản lý về du lịch ở một số địa phương có điều kiện tương đồng với địa bàn vịnh Hạ Long, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long.
2. Tiến hành đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững thời gian qua trên địa bàn vịnh Hạ Long cho thấy
- Địa bàn vịnh Hạ Long có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Trong quá trình đổi mới và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long đã phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Luận văn đã có những phân tích sâu sắc và chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long.
Trong thời gian tới, việc phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long đặt ra những thách thức trong phát triển và các vấn đề về quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch bền vững.
3. Từ thực tiễn hoạt động, cũng như xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch, luận văn đã đề xuất một số quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long trong thời gian tới. Hệ thống các giải pháp mà tác giả luận văn đề xuất có tính
đồng bộ nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tập trung vào 3 nhóm giải pháp cụ thể:
- Nhóm giải pháp phát triển bền vững về kinh tế
(1). Tổ chức quản lý quy hoạch du lịch
(2). Tăng cường đóng góp GDP ngành du lịch vào tổng GDP thành phố
(3). Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (4). Đẩy mạnh chính sách phát triển thị trường
(5). Đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố
- Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về môi trường
(1). Giảm áp lực về môi trường, duy trì môi trường kinh doanh môi trường du lịch tích cực.
(2). Tăng cường quản lý bảo vệ môi trường, cảnh quan.
- Nhóm giải pháp phát triển bền vững về xã hội
(1). Bảo tồn, xếp hạng nhằm phát huy giá trị vịnh Hạ Long
(2). Đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội và an toàn trong hoạt động du lịch.
Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long trong tương lai.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song đề tài luận văn là một vấn đề rộng, khó và có tính liên ngành cao…nên không tránh khỏi những hạn chế….Kính mong được quý thầy cô chỉ bảo để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Lê Anh (2005), "Môi trường xã hội – nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững", Tạp chí Du lịch Việt Nam (3).
2. Trần Xuân Ảnh (2006), Thị trường du lịch ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam”, VIE/01/21.
4. Bộ Tài nguyên – Môi trường (2006), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
5. Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.
6. Vũ Tuấn Cảnh - Nguyễn Văn Lưu, "Phát triển Du lịch bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường biển", Tạp chí Biển Việt Nam (12).
7. Chính phủ (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010, Hà Nội.
8. Chính phủ (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.
9. Chính phủ (2004), Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
10. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kế thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến năm 2013.
12. Du lịch Việt Nam số 46 (540) T2 1/10/2007 “Vịnh Hạ Long xưa”
13. Du lịch Việt Nam số 234 (517) T5 12/7/2007 “Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên thế giới, tại sao không?” – Tam Bảo
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao Động, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Đính (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí du lịch Việt Nam (2).
19. Nguyễn Thu Hạnh (2003), Tổ chức kiến trúc cảnh quan vùng biển đảo ven bờ Đông Bắc phục vụ du lịch phát triển bền vững, Luận văn Tiến sỹ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
20. Lê Thị Hiền (2009), Du lịch biển đảo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiền (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. PGS.TS. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Hà Nội.
24. PGS.TS Phạm Trung Lương, Phát triển bền vững từ góc độ môi trường, tài liệu Nhân học du lịch.
25. Trần Phương, "Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch", Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật.
26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.
27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ năm 2005 đến năm 2014.
28. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2011.
29. Nguyễn Văn Thanh (2008), Nghiên cứu và phát triển mô hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững - Ví dụ tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Thơm (2008), Phát triển bền vững về môi trường – lý luận và thực tiễn Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
31. Ngô Bình Thuận (2009), Tác động của phát triển kinh tế du lịch tới vấn đề việc làm ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ.
33. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh.
34. UBND thành phố Hạ Long (2010), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế
- xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Quảng Ninh.
35. UBND thành phố Hạ Long (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hạ Long đến năm 2010, tầm nhìn đến 2015, Quảng Ninh.
36. UBND thành phố Hạ Long, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long từ năm 2005 đến năm 2014.
37. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải Đông bắc, Hà Nội.
38. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh đến 2010, Hà Nội.
39. Website:
- http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/208852
- http//:luanvan.net/index.htm