Thực Trạng Công Tác Quản Lý Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh


Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH


2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ từ 1060 56’ đến 1070 37kinh độ Đông và 200 43đến 210 09vĩ độ Bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía Bắc Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc, phía Đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với biển Đông.

Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai khu vực chính phía Đông Nam (thuộc Vịnh Bái Tử Long ) và phía Tây Nam (thuộc Vịnh Hạ Long). Khu trung tâm Vịnh có diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) hai lần cộng nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và 2000).

Khu Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I – vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Khu vực bảo vệ II – vùng đệm được xác định bởi Vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (Phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Khu vực bảo vệ III – vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Địa hình, khí hậu

Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 6

Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi. Địa hình tương đối phức tạp với vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng ven biển và hải đảo.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh, đặc biệt là vùng Vịnh Hạ Long là một vùng địa hình độc đáo với 1969 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ. Đặc trưng địa hình vùng Vịnh Hạ Long là địa hình Karst bị nước bào mòn. Là một quá trình tiến hoá Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địa hình Karst như kiểu Phong Tùng, Phong Linh.

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Vịnh Hạ Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính hải dương, nóng và ẩm vào mùa hè (từ tháng năm đến tháng mười một), gió đông nam. Mùa đông lạnh và khô hanh, ít mưa và có gió mùa đông bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27 – 290C, mát và khô vào mùa đông với nhiệt độ xuống thấp khoảng 16 – 180C.

* Hệ sinh thái

Vịnh Hạ Long được xem như một khu hệ sinh thái đa dạng với những hệ sinh thái điển hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng và hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Bên cạnh những thảm thực vật xanh phủ khắp các đỉnh núi cheo leo, các vách đá và các vách hang trên các đảo là nhiều loài động thực vật quý hiếm.Trên thực tế, các hòn đảo ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loại thực vật, bao gồm cả những loại quý hiếm, đặc hữu và tuyệt đẹp. Bên cạnh đó là hệ động vật phong phú gồm khoảng 1.000 loài cá biển, trong đó có 730 loài đã định tên; 140 loài động vật phù du; gần 500 loài động vật


đáy; 326 loài động vật tự du; 130 loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ; hơn 230 loài san hô và một số loài linh trưởng quý hiếm cùng nhiều thực vật đặc hữu.

Hiện nay, hệ sinh thái ở Vịnh Hạ Long còn khá nguyên vẹn, thảm thực vật hầu như không có dấu hiệu của sự đốt cháy hay chặt phá. Tuy nhiên, để duy trì được sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch ở điểm đến du lịch này cần phải tăng cường hơn nữa công tác quy hoạch, bảo vệ, giữ gìn... nguồn tài nguyên nơi đây nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

2.1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

* Dân cư và dân tộc

Hiện nay tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có một bộ phận dân cư sinh sống, chủ yếu tập trung tại các làng chài: Cửa Vạn, Vông Viêng, Cống Tàu, Ba Hang…Họ sống trên các nhà thuyền, bè và sinh sống dựa vào nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.

Vịnh Hạ Long là nơi cư trú của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán riêng. Đây cũng là yếu tố chủ đạo hình thành nên những đặc trưng văn hoá của vùng Hạ Long và là một nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động du lịch của địa phương. Trong hệ thống tài nguyên nhân văn đặc sắc đó phải kể đến những thành tố sau:

* Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc mỹ thuật

Nền văn hoá Hạ Long tồn tại qua hàng nghìn năm, từ lâu được biết đến là nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo. Cùng với sự tồn tại và phát triển của những giá trị văn hoá truyền thống, Vịnh Hạ Long đã hình thành theo thời gian những công trình kiến trúc và di tích lịch sử có giá trị như: Thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời vua Lý Anh Tông (Thế kỷ XII), là nơi thông thương, giao lưu trao đổi buôn bán hang hoá, giao lưu văn hoá…kéo dài từ thời thời Lý tới thời Trần, Lê. Ngoài ra còn rất nhiều di tích lịch


sử khác như: đình Quan Lạn trên đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vàm Thư (thị xã Cẩm Phả), đền Cửa Ông…

* Di chỉ khảo cổ

Qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và khai quật được rất nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như ở Đồng Mang, Xích Thố, Soi Nhụ…trong một diện tích hàng trăm km2 với vô số các hiện vật bằng đá sinh động và các mảnh gốm xốp có hoa văn vạch. Các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi nền văn hoá này là “văn hoá Hạ Long” có niên đại cách đây 4.000 năm. Bên cạnh đó Hạ Long còn được xem như một trung tâm giao lưu văn hoá, giao

thương giữa Việt Nam với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La, các nước Đông Nam Á dưới các thời kỳ phong kiến Lý - Trần - Lê.

* Lễ hội văn hoá lịch sử

Vịnh Hạ Long là vùng đất được nhiều người biết đến còn bởi những lễ hội văn hóa lịch sử hết sức đặc sắc. Các lễ hội Phật giáo, lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội địa phương và các lễ hội du lịch được tổ chức hàng năm là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô giá. Đặc trưng của các lễ hội tại Vịnh Hạ Long là tái hiện lại cảnh sinh hoạt của ngư dân trên vịnh, tế Ngư Ông, hội chèo thuyền….

* Nghề thủ công truyền thống

Các nghề thủ công như: gồm sứ, tạc than đá…ở Hạ Long từ lâu được coi như những sản phẩm lưu niệm du lịch độc đáo phục vụ du khách

Như vậy, có thể thấy rằng sự đa dạng của tài nguyên du lịch là nhân tố vô cùng quan trọng để tạo nên sự phong phú trong loại hình sản phẩm du lịch. Qua đó, cũng có thể khẳng định chất lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản quyết định tới quy mô, số lượng, chất lượng của sản phẩm du lịch cũng như hiệu quả hoạt động du lịch. Vịnh Hạ Long là một điểm đến không chỉ phong phú về tài nguyên du lịch mà tiềm năng du lịch nơi đây còn hết sức đặc sắc và độc đáo. Chính điều này đã làm điểm đến du lịch Hạ Long ngày càng thu hút được sự quan tâm sâu sắc của cả du khách trong và ngoài nước.


2.1.2. Các nguồn lực kinh tế, xã hội và kỹ thuật bổ trợ

2.1.2.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch

Di sản Vịnh Hạ Long là một khu vực biển đảo rộng lớn, trong đó thường xuyên diễn ra những hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, phức tạp, các hoạt động đó liên quan đến nhiều ngành, địa phương và Trung ương. Do vậy, để có thể quản lý, bảo tồn phát huy tốt giá trị Vịnh Hạ Long trên cơ sở Công ước quốc tế, pháp luật và quy định của Nhà nước Việt Nam có liên quan đến quản lý Di sản, BQLVHL đã chủ động tích cực tham mưu để xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Qua quá trình thực hiện, những chính sách này đã phát huy được hiệu quả trong việc định hướng và thể hiện được quan điểm của tỉnh Quảng Ninh đó là vừa bảo tồn vừa phát huy tốt các giá trị Di sản, đảm bảo được tính toàn vẹn của Di sản cũng như phát huy bền vững những giá trị đó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chỉ thời gian ngắn, sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới, BQL Vịnh Hạ Long đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh đề xuất với Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương ban hành một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù quan trọng, kịp thời giúp cho địa phương tổ chức có hiệu quả công tác quản lý Di sản như: Nghị quyết số 09 ngày 30/11/2002 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long; Nghị quyết số 68 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và một số các văn bản liên quan khác.

Quy hoạch quản lý bảo tồn Vịnh Hạ Long đến năm 2020, Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, đặc biệt là quyết định của Chính


phủ cho phép tỉnh Quảng Ninh giữ lại 100% nguồn thu phí tham quan từ năm 2002 đến năm 2012 để đầu tư trở lại cho công tác quản lý Di sản. Điều đó đã tạo ra nguồn lực tài chính to lớn để phục vụ công tác quản lý đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ khai thác Di sản.

Trong bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm phát triển du lịch bền vững của tỉnh phải theo hướng chuyển nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Với quan điểm đó, bản quy hoạch cũng đã xác định rõ phấn đấu đến năm 2020 xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh. Đặc biệt, trong phân khúc thị trường khách du lịch của tỉnh, từ cụm điểm du lịch 1 đến cụm điểm du lịch 3 đều lựa chọn Vịnh Hạ Long là một trong những điểm quan trọng để đón khách du lịch. Cụ thể: [16]

- Cụm điểm du lịch 1: Du lịch “Mới lạ và sang trọng” (Vân Đồn, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long) hướng tới các khách du lịch hạng sang từ Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Châu Âu, Bắc Mỹ.

- Cụm điểm du lịch 2: Du lịch khám phá vẻ đẹp Việt Nam (thành phố Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Vịnh Hạ Long, Vân Đồn) hướng tới khách du lịch Châu Âu, Bắc Mỹ với chi phí trung bình và thấp muốn trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa của Việt Nam.

- Cụm điểm du lịch 3: Du lịch khách phương Bắc (Móng Cái, Vân Đồn, thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long) tập trung vào phân khúc khách du lịch Trung Quốc với chi phí thấp và trung bình đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái.

Để thực hiện những mục tiêu trên, bản quy hoạch tổng thể cũng đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có những giải pháp tập trung vào điểm đến du lịch Vịnh


Hạ Long. Ví dụ: “Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch mới tại khu vực Vịnh Hạ Long và khu vực lân cận nhằm kéo dài hành trình tham quan Vịnh Hạ Long”; [17] “Phát triển hệ thống quản lý hành trình cho tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long; quy định mức tối đa số tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long”.[17] Trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2030, Vịnh Hạ Long là điểm du lịch được nhiều lần nhắc đến. Có thể kể đến như dự án: “Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long (2015)”; hay dự án “Áp mức trần cho các tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long (2015)”. Nhận thấy được tầm quan trọng của điểm du lịch Vịnh Hạ Long trong đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ không gian du lịch Hạ Long sẽ có sản phầm chính là du lịch biển đảo Vịnh Hạ Long và phát triển sản phẩm mới cũng tại điểm du lịch này cùng một số khu vực phụ cận.... Đặc biệt, trong danh mục các dự án ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 trung tâm du lịch Hạ Long và vùng phụ cận có 37 dự án trong đó 8 dự án sẽ được triển khai tại Vịnh Hạ Long với tổng số vốn dự kiến là 61.5 triệu USD.

Như vậy, qua bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh cũng như qua những đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 2030 có thể thấy Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến được xác định rất rõ ràng về mục tiêu, phương hướng phát triển. Tựu chung lại, phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng phải theo hướng bền vững. Sự bền vững ở đây phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng điểm, trọng tâm; đẩy mạnh việc phát triển du lịch và đưa ngành kinh tế này trở thành ngành chủ đảo và chiếm tỷ trong cao hơn nữa trong cơ cấu GDP, hay nói cách khác: đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở khu vực Hạ Long cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


2.1.2.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch

Về sự hợp tác đầu tư phát triển du lịch của Vịnh Hạ Long phải thấy được sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý điểm đến này với các tổ chức, quốc gia khác nhằm mục tiêu phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long.

Để thực hiện tốt sự hợp tác trên, trong quyết định phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ: trong quá trình tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh nói chung và của Vịnh Hạ Long nói riêng Ủy ban nhân dân tỉnh cần giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị như: Sở VHTTT & DL, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, BQLVHL, Ban Xúc tiến hỗ trợ Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Liên minh các hợp tác xã vàdoanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh và các doanh nghiệp.... các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị kể trên ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần có sự hỗ trợ, hợp tác tích cực với nhau nhằm mục tiêu phát triển du lịch một cách bền vững.

Theo lãnh đạo BQLVHL, trong suốt những năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Cụ thể, BQLVịnh đã thiết lập và thường xuyên duy trì tốt mối quan hệ, giao lưu, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: Uỷ ban Di sản thế giới, Trung tâm Di sản thế giới, mạng lưới các Di sản thiên nhiên thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức IUCN,JICA,câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới, tổ chức NewOpenWorld,…. Trong đó, BQLVHL đã chủ động phối hợp, liên kết với các tổ chức quốc tế để triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút, kêu gọi được một số dự án phục vụ quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, điển hình là dự án Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn thuộc dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long do chính phủ Na Uy tài trợ.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí