CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
2.1. Vị trí địa lý
Đồng Tháp nằm trên vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền – sông Hậu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hai nhánh sông Tiền và sông Hậu như hai động mạch mang phù sa bồi đắp hàng năm cho đất đai thêm màu mỡ. Sông Tiền chảy dọc từ Bắc chí Nam với chiều dài 132 km, sông Hậu bao bọc phía Tây Nam của tỉnh). Tọa độ không gian địa lí của tỉnh từ 10007’ – 10058’ vĩ độ Bắc và 105012’
– 105056’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, có chiều dài đường biên giới là 48,7 km thuộc 2 huyện Tân Hồng và Hồng Ngự với 5 cửa khẩu phụ: Sở Thượng, Thông Bình, Á Đôn, Mộc Rá, Bình Phú và 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng).
- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long (chiều dài đường biên giới là 52,8 km) và thành phố Cần Thơ (chiều dài đường biên giới là 30,2 km).
- Phía Đông giáp tỉnh Long An (chiều dài đường biên giới là 71,7 km) và Tiền Giang (chiều dài đường biên giới là 43,8 km).
- Phía Tây giáp tỉnh An Giang (chiều dài đường biên giới là 107,8 km).
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.376 km2 (chiếm khoảng 8,2% tổng diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long). Dân số là 1.673.184 người (chiếm khoảng 9,5% dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long) (năm 2011). Được chia thành 12 đơn vị hành chính; gồm 1 thành phố cao Lãnh, 2 thị xã: Sa Đéc và Hồng Ngự và 9 huyện (Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung)
Sông Tiền chia tỉnh thành 2 phần:
- Phần phía bắc sông Tiền rộng 2.482 km2, đây là vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là về nông, lâm, thủy sản.
- Phần phía nam sông Tiền rộng 756 km2, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Vùng này có địa hình cao hơn, gần với trung tâm kinh tế khu vực, giao thông thủy bộ thuận lợi, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, nền kinh tế phát triển khá ổn định; tiềm năng phát triển công nghiệp, thương mại - du lịch còn lớn.
Về giao thông, Đồng Tháp có cảng ở bờ bắc sông Tiền và cảng Sa Đéc, trên tuyến đường thủy quốc tế Campuchia - biển Đông. Vị trí này đã tạo cho tỉnh cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, hướng tới xuất khẩu.
Đồng Tháp có các cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng khác là:
- Quốc lộ 30 nối liền quốc lộ 1A với biên giới Việt Nam - Campuchia thông thương với Tiền Giang, Long An và đặc biệt với khu kinh tế trọng điểm phía nam (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu).
- Quốc lộ 80 nối quốc lộ 1A với phà Vàm Cống.
- Quốc lộ 54 nằm cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh.
- Khu vực biên giới tiếp giáp giữa Tân Hồng, Hồng Ngự và Campuchia. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thương mại, mở rộng thị trường giao lưu hàng hóa với nước bạn.
Những năm gần đây hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn nông thôn cả hai mùa mưa và nắng. Sắp tới, khi các phương án phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Tháp Mười của Chính phủ được thực hiện, cụ thể là xây dựng quốc lộ 1B, quốc lộ N1, mở rộng quốc lộ 54, xây cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Tháp gắn kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh lân cận; vị trí địa lý kinh tế của tỉnh sẽ trở nên thuận lợi hơn nhiều trong tương lai.
Thành phố Cao Lãnh là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Nơi đây cách quốc lộ 1A 36 km, cách thành phố.Hồ Chí Minh 163 km, nằm trong vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái đặc sắc, các loài động vật rất đa dạng và phong phú. Trong đó phải kể đến Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông) là mẫu cảnh quan thiên nhiên duy nhất còn xót lại của Đồng Tháp Mười, là một điển hình về mặt
sinh thái - địa mạo - cảnh quan vùng đồng bằng ngập lũ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng hạ lưu sông Mê Kông và vùng Đông Nam Á. Nơi đây còn có sếu đầu đỏ chọn làm nơi sinh sống (Sếu là 1/15 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trên quy mô toàn cầu).
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Đồng Tháp nằm trong vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư thuộc trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận với tuyến du lịch quốc gia bằng đường bộ, đường thủy thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Tháp, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sang Campuchia. Vị trí của tỉnh Đồng Tháp trong phát triển du lịch cả nước nói chung, trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận nói riêng ngày càng được nâng cao, bởi có vị trí và nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng với xu thế phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử…Đến Đồng Tháp du khách có thể đi thăm các điểm du lịch đặc sắc về sinh thái, văn hóa, lịch sử, nghĩ dưỡng với khí hậu ôn hòa ấm áp quanh năm. Từ Đồng Tháp du khách có thể theo các tuyến du lịch sinh thái miệt vườn sông nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long tới Vương Quốc Campuchia.
Như vậy Đồng Tháp có vị trí khá quan trọng trong vị trí chiến lược của cả nước. Với nguồn tài nguyên du lịch tuy còn hạn chế nhưng có nét đặc sắc cùng với vị trí thuận lợi Đồng Tháp hoàn toàn có thể đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Du lịch Đồng Tháp trong những năm qua tuy phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhưng nhìn chung đã có những bước tiến đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần chuyển dịch kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Trong tương lai nếu du lịch được đầu tư xây dựng tốt các khu du lịch, tuyến, điểm tham quan, cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, chắc chắn du lịch Đồng Tháp sẽ thu hút được nhiều khách, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tăng doanh thu cho ngành, cho xã hội, đưa du lịch của tình trở thành ngành kinh tế quan trọng.
2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1.1. Địa hình
Tỉnh Đồng Tháp có địa hình tương đối đơn giản, chủ yếu là địa hình đồng bằng. Độ cao trung bình toàn lãnh thổ so với mực nước biển khoảng 2m (nơi cao nhất chỉ đạt 3,5m, nơi thấp nhất 0,5m). Địa hình có dạng hơi trũng ở giữa; hai phần ba lãnh thổ nằm ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười với địa hình thấp. Vì thế nhiều chỗ hàng năm vẫn còn bị ngập nước sâu tới hàng mét. Vùng bị ngập sâu là bờ Bắc sông Tiền, các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, có nơi ngập sâu trên 2 mét. Đất đai phì nhiêu, nên nhân dân chủ yếu trồng lúa nước. Phía Nam của tỉnh, ở hai bờ Bắc và Nam sông Tiền, vùng Hồng Ngự, Đông Nam Cao Lãnh, Sa Đéc, các đảo giữa sông, các cù lao Long Thuận, Phú Thuận, Long Khánh, … có địa hình cao nên ngập ít, đất đai màu mỡ phù hợp với các loại hoa màu và cây ăn quả. Với tất cả những đặc điểm về địa hình của Đồng Tháp đã tạo nên nơi đây những vùng cảnh quan phong phú của vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười, cảnh quan sông Tiền, sông Hậu với các miệt vườn xum xuê cây trái, đầy sức hấp dẫn cuống hút du khách bốn phương, đặc biệt dọc sông Tiền, sông Hậu uốn lượn mênh mang, hiền hòa. Trên đất Đồng Tháp còn có nhiều cồn cát tự nhiên mà sự hình thành với bao sự tích huyền thoại, tạo nên những bãi tắm kì diệu như: bãi tắm cồn Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) trên sông Tiền, bãi tắm cồn Tiên (Lai Vung) trên sông Hậu.
2.2.1.1.2. Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới quanh năm, đồng nhất trên toàn lãnh thổ với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau.
Tổng số giờ nắng trung bình năm của Đồng Tháp là 2.305, 4 giờ, tổng bức xạ hàng năm rất lớn đạt tới 130 – 14 0kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ: 70 – 75 kcal/cm2/ năm tạo cho lãnh thổ có tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm cao trên 9.700oC – 9.8000C.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,2oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ hơn 3oC - 4oC, mùa đông không lạnh như các tỉnh phía Bắc. Một đặc điểm nổi bật về khí hậu của Đồng Tháp là nơi đây thường không có bão, gió to.
Tuy nhiên, do lượng mưa trung bình năm cao 1.664 mm – 2.005 mm lại phân bố theo mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào các tháng mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 90% - 92% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào các tháng 9, 10 (chiếm tới 30% - 40%) thường gây nên úng lụt trong vùng. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời kì mưa ít, gây hạn hán ảnh hưởng lớn tới sản xuất, đời sống của con người.
Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu tỉnh Đồng Tháp năm 2010
Nhiệt độ TB (oC) | Số giờ nắng (giờ) | Lượng mưa TB (mm) | Độ ẩm TB (%) | |
1 | 25,4 | 227,7 | 29,8 | 85 |
2 | 26,2 | 262,0 | 0 | 84 |
3 | 28,1 | 272,2 | 1,2 | 78 |
4 | 29,3 | 253,0 | 70,4 | 80 |
5 | 29,7 | 250,3 | 89,6 | 83 |
6 | 28,3 | 212,8 | 141,0 | 87 |
7 | 27,4 | 177,2 | 367,9 | 88 |
8 | 27,5 | 171,9 | 386,7 | 87 |
9 | 27,8 | 208,2 | 383,8 | 86 |
10 | 27,0 | 139,3 | 512,5 | 86 |
11 | 26,9 | 193,5 | 333,8 | 84 |
12 | 26,3 | 187,8 | 71,1 | 83 |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Giữa Phát Triển Du Lịch Bền Vững Với Du Lịch Đại Chúng
- Nguyên Tắc Tiếp Cận Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Mô Hình Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Một Số Địa Phương
- Dân Tộc Và Bản Sắc Văn Hóa (Làng Nghề Truyền Thống, ...)
- Cơ Sở Vật Chất – Kỹ Thuật (Lưu Trú; Ăn Uống; Vui Chơi Giải Trí)
- Lao Động Du Lịch (Số Lượng Và Chất Lượng)
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp
Về độ ẩm, Đồng Tháp có độ ẩm trung bình năm khoảng 84%. Vào tháng mưa, độ ẩm cao hơn các tháng khô nhưng sự chênh lệch không nhiều như lượng mưa.
Tóm lại, ngoài một số hạn chế về thời tiết theo mùa có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp; nhìn chung điều kiện khí hậu trên chẳng những thuận lợi cho hệ
động thực vật Đồng Tháp phát triển đa dạng, phong phú mà còn thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch quanh năm.
2.2.1.1.3. Tài nguyên nước
Nằm ở vùng trũng Đồng Tháp Mười lại có sông Tiền chảy suốt tỉnh. Phía Tây Nam của tỉnh có sông Hậu là ranh giới của Đồng Tháp với An Giang, Cần Thơ. Vì thế, Đồng Tháp có nguồn nước mặt dư thừa. Toàn tỉnh có 13 con sông chảy qua với tổng chiều dài 357,7 km; 278 con kênh và 48 con rạch với tổng chiều dài 2.470,7 km.
Thủy chế sông ngòi phụ thuộc vào 2 mùa rõ rệt. Tháng 7 và tháng 8 mưa lớn trên lưu vực, nước sông Tiền đã dần dần lên cao và đạt mức cao nhất vào tháng 10, sông Tiền có lưu lượng bình quân 6.500m3/s (lớn nhất 41.504m3/s, nhỏ nhất 2.000m3/s). Vì vậy vào mùa này khu vực Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên thường ngập lụt mênh mông gây rất nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân và mọi hoạt động xã hội nhưng lại tạo nên một nét đặc trưng hết sức độc đáo của loại hình du lịch mùa nước nổi. Mùa cạn, thủy chế của sông bị ảnh hưởng mạnh của triều cường. Mặt khác vùng trũng sâu thuộc trung tâm Đồng Tháp Mười vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa còn bị ảnh hưởng nước phèn. Ngoài sông Tiền và sông Hậu,
còn có 2 nhánh sông nhỏ có ảnh hưởng đến nguồn nước mặt của tỉnh Đồng Tháp, vùng phía Bắc là sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Trong lãnh thổ tỉnh còn có hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên điều tiết nước cho đồng ruộng từ sông Tiền và sông Hậu. Phía Bắc tỉnh có sông Cao Lãnh, Cần Lố, rạch Ba Răng, Đốc Vàng Hạ, Đốc Vàng Thượng, … Phía Nam tỉnh có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc, rạch Lai Vung, Lấp Vò, …
Nguồn nước ngầm: Đồng Tháp có nguồn nước ngầm dồi dào ở các độ sâu khác nhau. Tuy vậy có nhiều tầng đã bị nhiễm mặn. Riêng khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A, nước ngầm có ở độ sâu 100 - 300m. Địa bàn huyện Tân Hồng nước ngầm ở tầng nông 50 - 100m. Khu vực Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A và phía Nam sông Tiền có nguồn nước ngầm phục vụ cho đô thị và nông thôn khá dồi dào.
Nhìn chung với hệ thống thủy văn – sông ngòi của Đồng Tháp rất phong phú và thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tiềm năng lớn cho phát triển loại hình du lịch trên sông độc đáo giữa các điểm du lịch trong tỉnh với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và các nước láng giềng Campuchia, Lào hết sức thuận lợi và hấp dẫn.
2.2.1.1.4. Tài nguyên thực, động vật
Thảm thực vật: Đất đai màu mỡ, sông nước hiền hòa, khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho sự phát triển sinh vật vùng này. Trước đây khu vực thấp của Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm bạt ngàn, đa phần là cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Nơi đây chứa đựng một hệ động thực vật có giá trị độc đáo khá đa dạng, phong phú của vùng đất ngập nước như: rùa, trăn, rắn, cá, tôm, cò, chim. Đặc biệt là loài sếu đầu đỏ cổ trụi (chim hạt) được cả nước và thế giới quan tâm bảo vệ, … và nhiều cây cỏ kì thú: lúa ma, sen, súng, cỏ muồm, … với nhiều loài cây trái đặc sản nổi tiếng như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt Lai Vung, … Trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn, con người đã khai thác không hợp lí, làm mất cân bằng sinh thái đặc biệt diện tích rừng bị phá hủy nghiệm trọng. Hiện nay, thảm rừng trên chỉ còn ở một quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm khoảng
10.000 ha tập trung chủ yếu ở khu vực Tràm Chim. Đây là vùng ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả khu vực Đông Nam Á. Trước tình hình trên, để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của Đồng Tháp Mười, bảo tồn nguồn gen các loại chim quý và phát huy những giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước, Chính phủ thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim theo quyết định số 47/Tg ngày 2/2/1994 và nay đã được công nhận là Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông. Vì vậy, hệ sinh thái nơi đây đang dần được phục hồi; đây sẽ là môi trường nghiên cứu thực địa tốt nhất cho các trung tâm giáo dục, các nhà nghiên cứu. Cùng với các điểm du lịch khác như: rừng Tràm Xẻo Quýt, làng hoa Tân Quy Đông, cồn Bình Thạnh, … nếu được tổ chức tốt sẽ tạo thành một tuyến du lịch sinh thái đầy hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và ngoài nước.