Sơ đồ 1.2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA 3 BỘ PHẬN
CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
DU LỊCH BỀN VỮNG
Lợi ích văn hóa – xã hội
Lợi ích kinh tế Bảo tồn môi trường
Lợi ích kinh tế
Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 2
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- So Sánh Giữa Phát Triển Du Lịch Bền Vững Với Du Lịch Đại Chúng
- Mô Hình Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Một Số Địa Phương
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Đồng Tháp Giai Đoạn 2001 – 2010
- Dân Tộc Và Bản Sắc Văn Hóa (Làng Nghề Truyền Thống, ...)
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có đủ 3 tiêu chí trên thì sẽ” kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
Lợi ích văn hóa – xã hội
Tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương (không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện).
Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và các nhà quản lý du lịch) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát
triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ trong việc bảo tồn văn hóa.
Bảo vệ môi trường
Du lịch bền vững giảm thiểu các tác động đến môi trường (thực, động vật; các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống; sử dụng năng lượng và ô nhiễm, …) và cố gắng đến mức cao nhất có lợi cho môi trường.
1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững
Nguyên tắc 1: Nhận thức (Recognise)
Nhận thức có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội dung thông qua việc thực hiện những nghiên cứu và phân tích trước khi thực hiện chương trình quản lý môi trường (xác định các chỉ tiêu môi trường như sức chứa hợp lý lượng du khch tại các điểm du lịch).
CPI AR
a
Khía cạnh vật lý học: Thể hiện qua số lượng tối đa du khách mà điểm du lịch có thể tiếp nhận được.
Công thức tính sức chứa: Trong đó: CPI: Sức chứa thường xuyên.
AR: Diện tích của điểm du lịch sử dụng cho du khách. a: Tiêu chuẩn diện tích trung bình / du khách.
Khía cạnh vật lý học :
Diện tích trung bình / du khách theo các loại hình du lịch như sau:
Nghỉ dưỡng biển : 30 – 40 m2 / người.
Picnic : 40 – 60 m2 / người.
Thể thao : 200 – 400 m2 / người.
Cắm trại : 100 – 200 m2 / người.
Tổng số du khách có thể tham quan trong 1 ngày:
∑ DK/ngày = Sức chứa * Hệ số luân chuyển Thời gian mở cửa cho DK tham quan
Hệ số luân chuyển =
Thời gian TB/1 lần tham quan
Khía cạnh sinh học: Cân đối lượng du khách với khả năng tiếp nhận của môi trường sinh thái để không làm ảnh hưởng đến tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, hệ sinh thái xuống cấp, xói mòn đất.
Khía cạnh tâm lý học: Xác định giới hạn lượng du khách để đảm bảo mức độ thỏa mãn của du khách.
Khía cạnh xã hội: Giới hạn lượng du khách để giảm tải tác động tiêu cực của du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội và kinh tế của điểm du lịch, vùng du lịch.
Khía cạnh quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng du khách tối đa mà khu du lịch có thể phục vụ được, đảm bảo khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của du khách.
Nguyên tắc 2: Từ chối (Refuse)
Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động gây tác hại đến môi trường (Ví dụ: Từ chối thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC gây tác hại đến tầng khí quyển; không biến đổi bản sắc văn hóa để hợp với thị hiếu của du khách nước ngoài).
Nguyên tắc 3: Giảm chất thải (Reduce)
Giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch.
Thực hiện nguyên tắc “Ai gây ô nhiễm phải trả tiền “ trở thành thông lệ Quốc tế sẽ có tác động lớn đến bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc 4: Thay thế (Replace)
Doanh nghiệp du lịch thay thế những sản phẩm độc hại bằng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường (Ví dụ: Khách sạn sử dụng những hóa chất ít gây độc hại hơn trong việc giặt là; tẩy rửa bồn cầu; thay túi nhựa plastic bằng túi vải hoặc giấy đựng và trả đồ cho du khách, …).
Nguyên tắc 5: Sử dụng lại (Re – use)
Xem xét các chất thải và nguồn cung ứng có thể tái sử dụng được hay không (Ví dụ: Đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng lại những hóa chất dùng cho động cơ và thiết bị bảo dưỡng).
Nguyên tắc 6: Tái chế (Recycle)
Các chất thải có thể được tái chế để tạo ra những sản phẩm mới (Tái chế thức ăn dư thừa của các nhà hàng thành thức ăn cho gia súc và làm phân hữu cơ; Tái chế nhựa plastic thành các sản phẩm hữu ích khác, …).
Nguyên tắc 7: Tái cơ cấu (Re-engineer)
Tái cơ cấu được hiểu là đặc trưng của hoạt động nghiên cứu và phát triển; trong việc mua sắm và giới thiệu những sản phẩm mới (Ví dụ: Sử dụng các hộp các tông tái chế thay thế hộp bằng polystyrene để đựng thức ăn tiết kiệm tiền và giảm chất thải đáng kể).
Nguyên tắc 8: Đào tạo lại (Retrain)
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ; chính vì vậy mà việc đào tạo nhân viên ngày càng trở nên quan trọng (Ví dụ: Đội ngũ nhân viên du lịch thuyết phục du khách đi du lịch bằng xe đạp vào làng du lịch chứ không nên đi bằng ô tô).
Nguyên tắc 9: Khen thưởng (Reward)
Khen thưởng là một động lực kích thích sự phấn đấu và cống hiến của cán bộ, nhân viên du lịch trong việc tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du lịch (như tặng bằng khen, tiền thưởng, nâng bậc lương, …).
Nguyên tắc 10: Giáo dục lại (Re – educate)
Việc thay đổi hành vi và thái độ của mỗi người có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và khắc phục những hậu quả môi trường. Nội dung của nguyên tắc gồm nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giới thiệu cho du khách về chất lượng môi trường trong sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông).
1.2.5. Các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững
Tháng 10/2008 Nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch quỹ tài trợ Liên Hiệp Quốc (United Nations Foundation); Ông Ted Turner đã tập hợp liên minh rừng nhiệt đới - chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Tổ chức du lịch Thế Giới (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại hội nghị Bảo tồn Thế Giới của IUCN.
Một số lợi ích của bộ tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững
- Định hướng bền vững hóa các hình thức kinh doanh ở mọi cấp độ và hướng các nhà kinh doanh lựa chọn chương trình du lịch bền vững để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu.
- Hướng dẫn các đại lý du lịch lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bền vững.
- Giúp đỡ du khách nhận biết các hoạt động và chương trình du lịch bền
vững.
- Cung cấp phương tiện thông tin nhận đinh về các nhà cung cấp dịch vụ du
lịch bền vững.
- Chỉ ra điểm khởi đầu để phát triển du lịch bền vững cho các chương trình của chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân.
- Là cơ sở định hướng cho chương trình giáo dục và đào tạo về du lịch.
- Đảm bảo rằng tiêu chuẩn của chứng chỉ và các chương trình tình nguyện đáp ứng được những tiêu chí đã được công nhận rộng rãi.
1.2.5.1. Quản lý hiệu quả và bền vững
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề môi trường, văn hóa –xã hội, chất lượng, sức khỏe và môi trường.
Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.
Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa – xã hội, sức khỏe và thói quen an toàn.
Cần đánh giá sự hài lòng của du khách để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh.
Cung cấp thông tin cho du khách về môi trường xung quanh, văn hóa bản địa, đồng thời giải thích cho du khách những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng cần:
- Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được.
- Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương.
1.2.5.2. Gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương
Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước.
Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu thấy cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý.
Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được các doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở mọi nơi có thể.
Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để kinh doanh các sản phẩm bền vững dựa trên đặc thù về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của địa phương (kể cả ẩm thực, quà lưu niệm, nghệ thuật biễu diễn và hàng nông sản).
Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng, với sự hợp tác và đồng ý của cộng đồng.
Công ty phải thi hành chính sách chống bốc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bốc lột tình dục.
Đối xử công bằng trong việc sử dụng lao động nữ, lao động của các dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.
Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
1.2.5.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.
Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép.
Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa về mặt tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
1.2.5.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
- Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện với môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng.
- Tính toán mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng năng lượng tái sinh.
- Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch; sử dụng tiết kiệm nước. Giảm ô nhiễm:
- Kiểm soát lượng khí thải nhà kính, thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu.
- Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử
dụng.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy;
thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng.
- Áp dụng các quy định giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng , nước thải, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm gây ô nhiểm không khí, đất.
Bảo tồn đa dang sinh học, đa dạng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên:
- Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm bảo đảm việc sử dụng là bền vững.
- Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái.
1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Thế giới có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam,đồng thời cũng tác động trực tiếp đến ngành du lịch.
Bối cảnh trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đan xen nhau đòi hỏi ngành du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.
Tình hình phát triển du lịch Việt Nam:
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng (5 triệu lượt khách năm 2012); tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng nhanh chóng (trên 28 triệu lượt năm 2010); khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.
Thu nhập du lịch ngày càng cao (96.000 tỷ đồng năm 2010), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch chưa cân xứng, thể hiện hiệu quả kinh tế doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp 95,25% GDP năm 2009).
Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu đồng bộ, liên hoàn nên hiệu quả tổng thể không cao.