Mô Hình Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Một Số Địa Phương‌


Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và liê quan vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.

Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30.000 – 40.000 việc làm trực tiếp). Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng đươc nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sơ đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị giá tăng cao chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.

Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương


hiệu. Một số địa danh du lịch được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sa Pa, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, … nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cả nước đã đi vào thực tiễn, hầu hết các địa phương đã có huy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong nuốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến.

Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

Nắm bắt xu thế phát triển chung của thời đại, tranh thủ những cơ hội và phát huy những nguồn lực, vấn đề phát triển du lịch bền vững trở thành một vấn đề cấp bách và bài học rút ra để xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, phân cấp mạnh và liên kết về quản lí là phương châm.


1.3.2. Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương‌

Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng.

Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương.

Phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng

Với lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hướng hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng


Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, kết hợp với khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững “là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”, mô hình phù hợp nhất để phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng một cách bền vững là sự phối kết chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư đặt dưới sự kiểm soát thông qua các thể chế “xanh và bền vững”.

Trong mô hình này, khách du lịch đứng ở vị trí trung tâm, là đối tượng hướng tới của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi giá trị du lịch. Việc làm cho đối tượng (khách du lịch) thỏa mãn tại điểm đến cũng như ý định quay trở lại là mục tiêu tối thượng của cả chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng. Những loại hình du lịch được chọn lựa trong mô hình dựa vào tính khả thi cũng như điều kiện đáp ứng của địa phương cộng với việc sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý của các loại hình này.

Phát triển du lịch bền vững tại Cù lao Chàm (Quảng Nam)

Quảng Nam là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, không chỉ sở hữu 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận - Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, mà còn có một Khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cù Lao Chàm. Với đặc thù riêng của mình, Cù lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống của người dân trên đảo.

Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, gồm 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Nơi đây không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá của những di tích khảo cổ liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3000 năm mà còn có dấu vết của quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á


và Ấn Độ cách đây 1000 năm; đặc biệt là việc phát triển hệ thống đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, … Tại Cù lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa Hải Tạng, giếng làng, lăng Ông, miếu Bà, miếu tổ nghề yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà, hang Tò vò, hòn Bao gạo, suối Tình, suối Mơ, …

Với đặc thù là khu dự trữ sinh quyển, các cơ quan chức năng ở Hội An và Quảng Nam xác định bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu hàng đầu ở Cù Lao Chàm. Hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng đi chính để Cù lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Các hình thức du lịch được khai thác tại Cù lao Chàm hiện nay chủ yếu là ngắm san hô trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển, cắm lều trại và mô hình homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức homestay, khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với những sinh hoạt văn hoá và phương thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương, ...

Ngoài ra, cách bảo tồn thiên nhiên và khai thác du lịch của Cù lao Chàm cũng có nhiều ưu điểm. Khách du lịch đến với Cù lao Chàm có thể thưởng thức rau sạch được trồng ngay tại đảo và tham quan nghề nấu mắm truyền thống. Người dân phơi cá, phơi mực, mùa nào thức ấy để phục vụ du lịch và cuộc sống thường nhật. Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện rất nghiêm ngặt. Không có túi nilông ở trên đảo, không có tình trạng trẻ em bán hàng rong, quà bánh cho khách.


1.3.3. Vấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm‌

1.3.3.1. Vấn đế phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được của du lịch Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua và những đóng góp ngày một tăng vào sự phát triển


kinh tế - xã hội của đất nước. Song song đó là những tồn tại, những hậu quả của quá trình hoạt động du lịch đã để lại ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển mai sau. Vì thế, vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam được đặt ra như là một “hồi chuông” cảnh báo, đồng thời cũng là một tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập, trong đó cần chú ý tới một số vấn đề sau :

- Vấn đề về khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế; đây luôn là đối tượng được du lịch quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến thu nhập du lịch. Sự phát triển du lịch bền vững thường ít quan tâm tới số lượng khách mà luôn hướng tới những thị trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả cao và lưu trú dài ngày. Trong khi đó, thời gian qua du lịch Việt Nam lại chỉ quan tâm tới số lượng khách chứ chưa chú ý tới chất lượng nguồn khách. Đây là vấn đề đòi hỏi cần có sự quan tâm, chỉ đạo hợp lí nhằm tạo động lực phát triển du lịch Việt Nam.

- Vấn đề về sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ bán được giá cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; vì thế cần tạo ra được sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng và phù hợp với nhu cầu của du khách, đặc biệt ở các thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được đầu tư phát triển đúng mức, chưa tạo được sự cạnh tranh, đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, đây là công tác đã và đang được đẩy mạnh nhằm thu hút số lượng du khách. Chưa bao giờ có một số lượng ấn phẩm, thông tin được xuất bản nhiều như bây giờ; các loại sách, báo, báo ảnh, tạp chí, báo điện tử, trang web được tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới mọi hình thức kể cả việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này vẫn bị hạn chế, thiếu định hướng cả về thị trường lẫn thời điểm tiến hành, quảng cáo mà chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường, mang nặng tư tưởng áp đặt, quảng cáo sản phẩm du lịch theo kiểu “thổi phồng lên” chưa đúng với bản chất về nội dung và chất lượng,


chưa mang lại hiệu quả cao mà còn có tiềm năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động du lịch.

- Cơ chế quản lí Nhà nước về du lịch từ Trung Ương đến các địa phương chưa được chú ý, quan tâm xây dựng tương ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ, đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, như quản lí về khoa học, công nghệ và môi trường, về công tác xúc tiến quảng bá du lịch, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, điều hành kinh doanh và nhân viên phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch.

1.3.3.2. Bài học kinh nghiệm

Phát triển du lịch bền vững được thực hiện xuyên suốt từ cấp độ vĩ mô đến vi mô, từ Trung Ương đến địa phương, từ tổng thể cả nước đến từng khu du lịch, từng công ty điều hành tour du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động du lịch.

Để thực hiện phát triển du lịch bền vững thì cần có chiến lược quản lí môi trường du lịch, có qui hoạch và quản lí du lịch bền vững.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo thu được lợi ích kinh tế cho Nhà nước lẫn cộng đồng xã hội thông qua các biện pháp quản lí kinh doanh du lịch hiệu quả và chia sẻ lợi ích của Nhà nước với cộng đồng.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự bảo tồn môi trường tài nguyên thiên nhiên; từ đó cũng đòi hỏi sự nhận thức và hành vi thực hiện đúng đắn với môi trường của các cấp quản lí Nhà nước, quản lí khu du lịch, cộng đồng địa phương, những người kinh doanh du lịch lẫn khách du lịch.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Các hoạt động như phục hồi giá trị văn hóa truyền thống, đưa các yếu tố văn hóa vào trong sản phẩm du lịch hoặc tạo ra các mô hình du lịch văn hóa bản địa, làng du lịch văn hóa là một trong những ví dụ điển hình về phát triển du lịch văn hóa bền vững.



Là một trong những ví dụ điển hình về phát triển du lịch văn hóa bền vững 1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023