Dân Tộc Và Bản Sắc Văn Hóa (Làng Nghề Truyền Thống, ...)


Tóm lại, với đặc điểm điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, mạng lưới thủy văn, khí hậu và hệ sinh thái của tỉnh Đồng Tháp đã tạo cho nơi đây một tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch độc đáo, đặc biệt là du lịch sinh thái; không những thế mà còn tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch khác như: nghỉ dưỡng, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn, … phong phú, hấp dẫn chẳng những với cộng đồng trong nước mà cả với khu vực và thế giới.

Một số thắng cảnh có giá trị lớn đối với du lịch sinh thái như:

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim (vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông) rộng 7.313 ha có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm với rừng tràm, lau, sậy, sen, súng, lúa, măng, lác. Các loại chim quý hiếm như: có, diệc, vịt trời; đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ, các động vật như: trăn, rùa, lươn, rắn. Khu này đang được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ, duy trì và phát triển.

Vườn cò Tháp Mười: Có hàng ngàn con cò đậu trên cành cây trắng rợp cả vùng trời. Sự sinh trưởng của chúng hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp của con người. Đây là vùng sinh thái nguyên sinh mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Đồng Tháp.

Làng hoa kiểng Tân Quy Đông: Cách trung tâm thị xã Sa Đéc 3 km, nơi đây trồng rất nhiều loại hoa, cây cảnh như: hoa hồng, cây Tùng hổ phách, … các loại cây dược liệu làm thuốc chữa bệnh, … Đây là những mặt hàng được tiêu thụ trong cả nước và còn được xuất khẩu.

Cồn Tiên: Là một cồn cát trắng mịn nổi dài như một nàng tiên phơi mình trong nắng giữa dòng sông Hậu, đây là một bãi tắm rất lí tưởng với không khí trong lành, hương đồng gió nội. Cồn Tiên trở thành điểm du lịch sinh thái và sông nước miệt vườn được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước ưa thích.

Bãi tắm Cồn Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh): Là một cồn cát chơi vơi giữa dòng sông Tiền, bãi tắm mới phát hiện năm 1995 đã thu hút khách mọi miền gần xa. Tấp nập xuồng ghe kéo về đây để thưởng thức phong cảnh làng quê bình dị, hoa trái


xum xuê, tắm mình bên dòng sông ngập nắng gió, thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên tuyệt đẹp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ngoài những nét đẹp mang tính độc đáo về tài nguyên thiên Đồng Tháp là một vùng đất thấp, thuộc hạ lưu sông Mê Kông về mùa mưa dễ bị ngập úng, Vì vậy trong cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần tính toán để khắc phục sự cố này.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 8

Đồng Tháp vốn là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp còn giữ được nhiều cảnh sắc hoang sơ. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, nên Đồng Tháp có nhiều di tích lịch sử, cách mạng, cảnh quan và văn hóa nổi tiếng có sức cuống hút khách du lịch cả trong và ngoài nước đến thăm quan. Hiện tỉnh có 14 di tích cấp quốc gia và 52 di tích cấp tỉnh.

2.2.1.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa

Nhóm di tích lịch sử - văn hóa

Điểm nổi bật và đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Đồng Tháp đó là các khu di tích khảo cổ học:

Gò Tháp (huyện Tháp Mười): Di tích Gò Tháp thuộc nền văn hóa cổ Phù Nam vào thế kỷ thứ IV đến thứ VIII sau công nguyên cho thấy cư dân Gò Tháp về đây định cư, lập nghiệp khi biển vừa rút. Họ có nền văn minh khá cao với các di tích kiến trúc được phát hiện, … Nét đặc sắc của nền văn hóa này là kiến trúc, nghề gốm, kim hoàn, chạm khắc đã thu hút sự chú ý không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà ngay cả với khách du lịch.

Chùa Kiến An Cung (thị xã Sa Đéc): Mang nét kiến trúc cổ độc đáo, được khởi công xây dựng vào năm Giáp Tý 1924. Chùa Kiến An Cung là một công trình văn hóa tôn giáo tiêu biểu, mang tính chất đặc thù so với kiến trúc nhiều chùa ở Đồng Tháp, đã được Bộ văn hóa Thông tin xếp hạng công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1990.

Ngoài ra trong tỉnh còn có nhiều di tích có giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu là Phước Hưng Cổ Tự (Chùa Hương), Chùa Bà tại thị xã Sa Đéc, đình Tân Phú Trung, đình Định Yên, …


Nhóm di tích lịch sử - cách mạng: Là nhóm di tích quan trọng của Đồng Tháp. Nơi đây đã ghi lại bao dấu ấn của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ anh hùng trong suốt hai thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc:

Khu di tích Gò Tháp: Với căn cứ khởi nghĩa chống Pháp oanh liệt tại Gò Tháp của các sĩ phu yêu nước Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều giữa thế kỉ XIX (1864 – 1866). Gò Tháp cũng là căn cứ địa cách mạng của xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Ủy ban kháng chiến của các tỉnh Tân An (Long An), Long Châu Sa (Đồng Tháp), Mỹ Tho. Khu này vừa được Chính phủ công nhận là khu di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Khu di tích Xẻo Quýt: khu căn cứ kháng chiến của tỉnh ủy Kiến Phong thuộc 2 xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh cách thành phố Cao Lãnh 30km. Nơi đây xưa kia đồng không mông quạnh, kênh, xẻo, bưng chắc chằng chịt, hiểm trở đã trở thành những cộng sự chiến đấu, đã làm cho kẻ thù bạt vía, kinh hồn trong suốt thời kì chống Mỹ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Xẻo Quýt ngày nay đã trở thành khu di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng mang giá trị lịch sử to lớn là niềm tự hào của nhân dân Đồng Tháp và là khu di tích hấp dẫn, mỗi ngày đón hàng trăm khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm.

Khu di tích Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929) tại phường 4, thành phố Cao Lãnh. Người là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một doanh nhân kiệt xuất của thế giới. Đây là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường lui tới để hoạt động chống lại bọn quan lại cường hào, giúp đỡ người nghèo từ những năm 1917. Đến năm 1927 cụ về ở hẳn Cao Lãnh làm nghề bốc thuốc, trị bệnh và tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước cho nhân dân. Cụ mất ngày 26 tháng 10 năm Kỉ Tỵ . Nơi đây, ngày nay đã trở thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Đồng Tháp, đồng thời là một điểm sinh hoạt, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ với nhiều hình thức phong phú và cũng là nơi thăm viếng, tham quan của hàng triệu khách trong và ngoài nước.

Đồng Tháp còn có căn cứ đặc khu ủy Hậu Giang (1930 – 1931) tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, căn cứ tỉnh ủy Vĩnh Long tại xã Hòa Tân – Huyện Châu


Thành, Trụ sở Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và Sa Đéc học đường…và nhiều địa danh lịch sử như chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung của Quân giải phóng chống giặc càn năm 1959, trận đánh tàu trên kênh Nguyễn Văn Tiếp năm 1967. Tất cả còn để lại những dấu ấn oai hùng là niềm tự hào sống động về lịch sử và truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Tóm lại các di tích lịch sử, văn hóa của Đồng Tháp tuy không phong phú như một số địa phương khác nhưng độc đáo, có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu biết tổ chức khai thác đúng hướng sẽ phát huy được giá trị và thu hút được khách du lịch, đặc biệt nên kết hợp khai thác du lịch sinh thái với du lịch tham quan di tích, bởi các di tích này đều mang tính đặc thù.

2.2.1.2.2. Lễ hội

Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, bởi khả năng hấp dẫn khách du lịch của nó rất cao. Thông qua lễ hội, du khách có thể thấy được phong tục tập quán của nhân dân địa phương, nâng cao nhận thức và gần gũi nhau hơn.

Một số lễ hội chủ yếu của Đồng Tháp:

Lễ hội Gò Tháp: Gò Tháp là một vùng đất thiêng, “một kho ngọc quý” nằm tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, cách thành phố Cao Lãnh 42 km về phía Bắc. Hàng năm tại Gò Tháp có 2 kỳ lễ hội: Lễ hội Bà Chúa Xứ (vào rằm tháng 3), lễ hội cúng Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều (vào rằm tháng 11). Cũng như các lễ hội khác, lễ hội Gò Tháp có hai phần: Phần lễ thức và phần hội hè.

+ Phần lễ thức: Ngoài lễ cúng Bà Chúa Xứ, cúng Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều, Ban tế lễ còn tổ chức các lễ phụ như lễ cầu an, lễ cúng thần nông, lễ thỉnh sinh. Mỗi lễ đều có nội dung, nghi thức hành lễ khác nhau.

+ Phần hội hè: Lễ hội Gò Tháp mỗi kỳ trong năm là một dịp cho mỗi con người gần gũi nhau. Tại đây họ sinh hoạt hội hè như múa hát, chơi các trò chơi dân gian, giao lưu tình cảm, … Lễ hội cũng là dịp phục hồi, phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian do nhân dân sáng tạo. Lễ hội Gò Tháp là một hoạt động văn hóa dân gian mang đặc thù riêng của địa phương, chứa đựng những khác vọng thiết tha của người nông dân vùng sông nước Đồng Tháp Mười, Đây là những lễ hội


có quy mô lớn nhất tỉnh, mỗi kỳ lễ hội cuốn hút trên 50.000 lượt khách từ mọi miền hành hương về đây.

Lễ hội cúng đình Tân Phú Trung tại xã Tân Phú Trung

Hàng năm lễ hội tổ chức vào ngày 16-17/4 âm lịch, cuốn hút hàng vạn người về đây, bày tỏ lòng thành kính đối với người khai cơ lập ấp, cầu nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu.

Ngoài những lễ hội tiêu biểu trên Đồng Tháp còn có các hội chùa, hội đình hết sức phong phú mang đậm bản sắc dân tộc như hội đình Định Yên, hội Chùa Bà,

… Những loại hình lễ hội trên nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, chơi cờ lại càng phong phú, hấp dẫn.

2.2.1.2.3. Dân tộc và bản sắc văn hóa (làng nghề truyền thống, ...)

Đồng Tháp chẳng những là vùng sinh thái kì diệu, là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú với lịch sử, cách mạng, văn hóa oai hùng mà còn là nơi có nhiều món ăn đặc sắc điển hình của Miền Tây chế biến từ chuột, ếch, cua, cá đồng. Nơi sản sinh ra những làng nghề truyền thống độc đáo như:

Làng nghề làm “bánh phồng tôm Sa Giang”. Nằm trên bờ Tiền Giang ngọt ngào phù sa, dồi dào tôm cá, đã từ lâu Sa Đéc nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Từ con tôm nước ngọt qua bàn tay khéo léo của người dân Sa Đéc đã tạo nên một sản phẩm truyền thống độc đáo, nổi tiếng cả trong và ngoài nước, đã làm phong phú thêm nét văn hóa ẩm thực Việt Nam đối với bạn bè thế giới. Đó là những chiếc bánh tròn vành vạnh, ngã màu vàng đục tựa như vầng trăng rằm, có hương vị thơm nồng, cay cay, đậm đà của miền sông nước đồng quê Việt Nam nói chung và của Miền Tây nói riêng.

Làng nghề làm nem ở Lai Vung. Nem Lai Vung, đỏ hồng trong lớp lá chuối xanh, điểm thêm ít hạt tiêu đen và lát tỏi trắng. Nem Lai Vung chính gốc có vị ngọt thanh, chua đầm, có thể ăn ngay hoặc làm quà biếu người thân trong một chuyến đi xa. Đặc biệt là món nem nướng, món này ăn kèm với bún, rau thơm,


nước chấm ớt thật là thú vị. Đây cũng là món ăn phổ biến trong các bữa tiệc của người dân Nam Bộ và đã chinh phục cả du khách nước ngoài.

Nghề trồng hoa kiểng. Bon Sai, kiểng cổ, hoa tươi các loại ở Tân Quy Đông – thị xã Sa Đéc nổi tiếng khắp vùng. Riêng hoa hồng ở đây trên 40 loài, mỗi loại mang màu sắc lộng lẫy, quyến rũ khác nhau. Hàng năm làng hoa Tân Quy Đông thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, mua sắm.

Ngoài những làng nghề đặc sắc trên Đồng Tháp còn có nghề đóng xuồng 3 lá ở Long Hậu, nghề làm chiếu ở Định Yên được tiêu thụ tại địa phương. Chợ chiếu Định Yên họp về ban đêm là nét văn hóa độc đáo của tỉnh... Với những làng nghề truyền thống đặc sắc trên nếu được nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch tốt chẳng những tạo ra các sản phẩm du lịch chuyên để bán được sản phẩm mà còn tạo ra khả năng hấp dẫn, thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng thu nhập cho ngành và xã hội rất cao.

Đánh giá chung về tài nguyên du lịch.

Những lợi thế:

Đồng Tháp là nơi có tiềm năng tài nguyên du lịch khá phong phú, đặc biệt tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch nhân văn khá tiêu biểu và độc đáo. Các nguồn tài nguyên du lịch của Đồng Tháp được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như thị xã Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông, dọc sông Tiền, sông Hậu. Ở những nơi này có sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đây là một số điểm thuận lợi để hình thành những cụm du lịch có sức thu hút cao. Mặt khác, việc xây dựng các tuyến du lịch nối các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh cũng được thuận lợi.

Ngoài ra, Đồng Tháp còn có 52 km đường biên giới giáp Campuchia, Chính phủ đã cho thành lập khu kinh tế cửa khẩu ở Hồng Ngự là một lợi thế lớn đối với phát triển du lịch.

Những hạn chế:

Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, như hiện tại sản phẩm du lịch còn hạn chế, nghèo nàn. Thời gian lưu giữ khách thấp, bình quân khoảng 1


ngày, hiệu quả kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Hầu hết các khu vực, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu vốn đầu tư, tôn tạo.

Việc phát triển du lịch Đồng Tháp cũng còn gặp không ít khó khăn. Trước hết,là hệ thống cơ sở hạ tầng kém, gây khó khăn cho việc hình thành các tour du lịch khép kín; thứ hai, là do nguồn kinh phí hạn hẹp nên bản thân các khu di tích và nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống cũng chưa được đầu tư, tôn tạo và phát triển đúng mức; và cuối cùng là cơ chế quản lí khai thác các di tích, các điểm du lịch còn nhiều hạn chế chưa thống nhất, gây ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đúng như Văn Kiện Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp ( Nhiệm kỳ 2001 – 2005) đã đánh giá: “ Du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng của khu vực dịch vụ nhưng chưa được quan tâm đầu tư, nên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có”.

Mặt khác, một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch của Đồng Tháp là hệ thống giao thông dẫn đến các khu vực, điểm du lịch còn hạn chế, các điểm du lịch, khu du lịch cũng như toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội hàng năm lại thường bị lũ lụt lớn tàn phá như trận lũ lụt năm 2000, 2001 liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đối với đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vì vậy, việc biến tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch của Đồng Tháp thành sản phẩm du lịch thực hiện không phải dễ dàng, đơn giản. Để giải quyết tốt vấn đề trên cần phải có một quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh, được xây dựng một cách có căn cứ khoa học, đồng bộ. Mặt khác cần phải ưu tiên tạo vốn đầu tư cho phát triển du lịch, tổ chức khai thác tốt các nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như nhân văn, du lịch Đồng Tháp chắc chắn có cơ hội để hội nhập và phát triển.


2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch‌

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải; điện; nước; thông tin liên lạc)

Giao thông vận tải:

Giao thông đường bộ:

Mạng lưới đường bộ của tỉnh cho phép ô tô đi tới 72% trung tâm xã trong cả hai mùa mưa và mùa khô; 18,7% đi được trong mùa mưa; nhưng hoàn toàn không đảm bảo được giao thông trong mùa lũ lụt lớn như năm 2000-2001.

Từ năm 1997 tỉnh đã được Trung Ương hỗ trợ thêm một phần vốn ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2000 và các công trình giao thông, thủy lợi theo chương trình đầu tư của Quyết định 99/TTg, vốn khắc phục hậu quả lũ lụt năm 2000, song do nguồn kinh phí đầu tư, sữa chữa định kì hàng năm còn hạn chế nên chất lượng cầu, đường và mạng lưới giao thông đã xuống cấp nhiều, đi lại khó khăn. Nhiều sông chưa có cầu bắc qua phải đi bằng phà, … Thực trạng của mạng lưới đường bộ đang là trở ngại lớn trước sự gia tăng dân số và quá trình độ thị hóa cũng như phục vụ cho hoạt động và sự phát triển ngành du lịch.

Mật độ đường bộ đạt 0,65km/km2; 1,34km/ 1000 dân cao hơn mật độ đường

bộ trung bình vùng đồng bằng sông Cửu Long (tương ứng 0,2km/km2; 0.683km/1000 dân).

Tuyến giao thông đối ngoại về cơ bản đã hình thành như tuyến quốc lộ 54 nối Đồng Tháp với tỉnh Vĩnh Long, quốc lộ số 30 đi Tiền Giang, quốc lộ 80 đi Tiền Giang, tỉnh lộ 847 đi Long An. Ngoài ra còn có hệ thống đường nhánh nối với các đường này. Các huyện trong tỉnh đều có đường ô tô đi tới khu trung tâm.

Do chịu ảnh hưởng nhiều của nước lũ nên hệ thống đường bộ ở các huyện phía Bắc thuộc loại kém phát triển ở các huyện phía Nam có khá hơn.

Hệ thống giao thông đượng bộ hiện đã và đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng và cải tạo các tuyến đường không chỉ là đường liên tỉnh, quốc lộ nhằm đảm bảo sự thông thương, giao lưu; mà cả các tuyến đường nội tỉnh và đường nông thôn

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí