Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ | Trang | |
SƠ ĐỒ | ||
Sơ đồ 1.1 | Phân loại tài nguyên du lịch | 14 |
Sơ đồ 1.2 | Mối quan hệ biện chứng giữa ba bộ phận của phát triển du lịch bền vững | 23 |
BIỂU ĐỒ | ||
Biểu đồ 2.1 | Sự phát triển cơ sở lưu trú tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 | 60 |
Biểu đồ 2.2 | Cơ cấu nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch năm 2011 | 65 |
Biểu đồ 2.3 | Hiện trạng khách du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 | 71 |
Biểu đồ 2.4 | Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2000 và 2010 | 74 |
BẢN ĐỒ | ||
1 | Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp | |
2 | Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Tháp | |
3 | Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 1
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- So Sánh Giữa Phát Triển Du Lịch Bền Vững Với Du Lịch Đại Chúng
- Nguyên Tắc Tiếp Cận Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
1. Lí do chọn đề tài.
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người rất cần được thỏa mãn những nhu cầu của mình, trong đó có những nhu cầu thiết yếu nhất như ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, … Tựu chung lại có thể chia làm ba nhu cầu, đó là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của xã hội, của nền kinh tế tri thức đã đưa con người thoát khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn mà hướng đến thỏa mãn nhu cầu cao hơn, là nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Dưới sức ép ngày càng cao của xã hội, của cuộc sống, của công việc luôn làm cho con người rơi vào tình trạng stress; vì vậy mọi người rất cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhằm khôi phục lại sức khỏe, tinh thần. Do đó, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Hiện nay, ngành du lịch được đánh giá là một trong các loại hình dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Nhận thấy vai trò to lớn của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” (Pháp lệnh du lịch, 1999) và đề ra mục tiêu “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001) và “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” (Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII, 1994).
Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên con sông Tiền rộng lớn, có đường biên giới với đất nước Campuchia thuộc hai huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, Đồng Tháp là một tỉnh có khá nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng Tháp là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Là một tỉnh nông nghiệp lâu đời, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông,
thủy sản có giá trị xuất khẩu. Có tài nguyên đất màu mỡ, xóm làng trù phú bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế từ lâu Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Tuy nhiên, Đồng Tháp không nằm ngoài qui luật phát triển chung của xã hội đang từng ngày vươn lên nhằm khẳng định vị thế của mình, biểu hiện đó là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, các ngành dịch vụ trong đó phải kể đến ngành du lịch đang có những bước tiến mới.
Nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến một vùng đồng nước Tháp Mười mênh mông vừa giàu về thiên nhiên sinh thái, vừa giàu về truyền thống cách mạng. Về thăm Đồng Tháp du khách như được trở về với cội nguồn bởi nét hoang sơ thiên nhiên, nhất là vào mùa nước nổi. Đến đây du khách có thể đến thăm khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thăm Vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn cò Tháp Mười, khu căn cứ Xẻo Quýt, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, các vườn cây ăn trái ở Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, … Đến với Đồng Tháp du khách sẽ được thưởng thức những thú vị của sông nước, đặc sản sông nước, con người sông nước hiền hòa; đây là những điều hết sức hấp dẫn du khách mọi nơi. Bên cạnh đó, hiện nay tỉnh cũng đã, đang và tiếp tục có những đầu tư thích đáng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho nhu cầu du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Thiên nhiên, truyền thống lịch sử và con người là những nguồn lực quý báu trong hành trang vào thế kỷ XXI của Đồng Tháp để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó có du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đã có, đây là một bài toán cho du lịch tỉnh Đồng Tháp.Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của tỉnh còn hạn chế, chất lượng và số lượng các dịch vụ còn thấp. Tài nguyên du lịch hầu như chưa được khai thác và chưa sử dụng có hiệu quả; các khu vui chơi giải trí có khả năng hấp dẫn nhằm kéo dài ngày lưu trú của du khách hầu như chưa có; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu làm hạn chế hoạt động và phát triển du lịch.
Xuất phát từ những thực tế trên thì việc nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trở nên là điều rất cần thiết và cấp bách, tạo đà thúc đẩy sự phát triển du lịch cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Và đó là lí do để tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp – hiện trạng và định hướng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn vào việc phát triển du lịch bền vững.
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010.
- Xác định phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tổng quan và đúc kết cơ sở lý luận lí luận về phát triển du lịch bền vững.
- Khảo sát, kiểm kê nhằm thu thập tư liệu về các nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 -
2010.
- Xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển
du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2011 -2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững.
Không gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng cho giai đoạn 2011 -2020.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Các quan điểm nghiên cứu.
Phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách. Hoạt động này đã và đang có những đóng góp đáng kể
vào sự tiến bộ xã hội, vào việc phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia. Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp cần dựa trên các quan điểm sau:
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, phổ biến và đặc trưng của Địa lí học nói chung và trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững nói riêng. Quan điểm này cho phép xem xét lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống với nhiều khía cạnh có qui mô, bản chất khác nhau cùng tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại; mặt khác lãnh thổ đó lại là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn và có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác; đồng thời cũng xem xét các yếu tố của hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối liên hệ chặt ctrong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống.
Quan điểm này không xem tỉnh Đồng Tháp là một đơn vị độc lập mà luôn đặt nó trong các hệ thống cấu thành các lãnh thổ sản xuất lớn hơn. Mặt khác, bản thân tỉnh Đồng Tháp cũng là một hệ thống kinh tế - xã hội được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, … Trong đó, du lịch và phát triển du lịch cũng được xem là một hệ thống được hình thành từ các phân hệ tài nguyên du lịch, du khaccũng được xem là một hệ thống được hình thành từ các phân hệ tài nguyên du lịch, du khách, công trình kĩ thuật, cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Dựa vào quan điểm này giúp chúng ta nắm bắt, điều khiển và định hướng được hoạt động của du lịch nói chung và của mỗi phân hệ nói riêng. Bất kì sự thay đổi của một thành phần nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần khác và toàn bộ hệ thống.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu Địa lí nói chung và nghiên cứu hoạt động du lịch nói riêng thì bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất định. Quan điểm nghiên cứu này được vận dụng trong việc xác định không gian phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài. Mặt khác, vận dụng quan điểm này trong
nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp cũng nhằm đánh giá các yếu tố của phát triển du lịch và sự phân hóa của chúng theo không gian lãnh thổ. Từ đó, cho phép người nghiên cứu tìm ra được thế mạnh của từng địa phương trong phát triển du lịch nhằm đưa ra kế hoạch phát triển một cách hợp lí và hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các quá trình kinh tế - xã hội luôn không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Trong đó, quá trình hoạt động du lịch là một thể thống nhất hoàn chỉnh, có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi không ngừng. Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp là sự kế thừa của các quá trình trước đó, đồng thời cũng là cơ sở để phát triển trong tương lai.
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp là việc xem xét sự biến đổi của nó theo không gian và thời gian nhằm rút ra được qui luật chung về sự phát triển của ngành, đánh giá một cách đúng đắn về hiện trạng phát triển trong những điều kiện nhất định, đồng thời dự báo và xác định đúng đắn về phương hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai cùng với những thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, …
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu. Phát triển bền vững thể hiện ở việc đạt được hiệu quả cao trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội – môi trường; cụ thể thể hiện ở việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đảm bảo nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau, đảm bảo cân bằng sinh thái và cải thiện môi trường tự nhiên.
Quan điểm này được vận dụng có ý nghĩa định hướng cho công tác phân tích, đánh giá những thành tựu của hoạt động du lịch, cũng như đề ra các giải pháp nhằm khai thác thế mạnh du lịch của lãnh thổ một cách hợp lí, hiệu quả và bền vững.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu.
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thông tin du lịch
Phương pháp này được sử dụng ngay sau khi đã xác định được hướng nghiên cứu của đề tài. Đây là một phương pháp không thể thiếu được trong bất cứ đề tài nghiên cứu nào vì nó sẽ giúp cho đề tài mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn.
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu, thông tin khác nhau. Do vậy, phương pháp thu thập, xử lý số liệu, thông tin du lịch là rất quan trọng và cần thiết. Những tài liệu, số liệu, thông tin thu thập được phải mang tính chính xác, đầy đủ và cập nhật. Trên cơ sở thu thập được, tác giả tiến hành xử lý, đối chiếu, so sánh để có được những nội dung khoa học, chính xác, đầy đủ và đồng bộ về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp, cũng như việc đưa ra định hướng phát triển của ngành trong tương lai nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Việc điều tra, khảo sát thực địa là một yêu cầu cần thiết để đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp nhằm đối chiếu với số liệu, thông tin thu thập được; đồng thời bổ sung thêm những thông tin từ thực tế có liên quan đến đề tài.
5.2.3. Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra các số liệu dự báo về sự phát triền của hoạt động kinh doanh du lịch trong tương lai. Đây là cơ sở quan trọng mang tính chất định hướng, cũng như đề ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
5.2.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Bản đồ là “ngôn ngữ thứ hai” của nghiên cứu Địa lí, thể hiện sự tổng hợp, ngắn gọn và súc tích; đồng thời đó cũng là phương tiện trực quan hóa các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nói chung, của các yếu tố du lịch và sự phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Biểu đồ được sử dụng để phản ánh qui mô, cơ cấu, động lực của các quá trình hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Tháp theo không gian và thời gian. Cùng với bản đồ, biểu đồ làm cụ thể hóa các quá trình hoạt động du lịch của tỉnh, giúp việc thể hiện kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động hơn.
Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể đánh giá hiện trạng trực quan và sinh động hơn.
Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, đồng thời đưa ra được những định hướng và giải pháp hiệu quả trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp.
5.2.5. Phương pháp GIS (thông tin địa lý)
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng các kiến thức về bản đồ kết hợp với ứng dụng công nghệ GIS (với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, đặc biệt là phần mềm MAPINFO) để thành lập các bản đồ có liên quan đến đề tài.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong phạm vi cả nước, vấn đề nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững còn rất hạn chế. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan thì vấn đề này chỉ mới hạn chế ở một số công trình nghiên cứu liên quan như:
- Tổng Cục Du Lịch đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới triển khai nghiên cứu vấn đề du lịch bền vững dưới góc độ cộng đồng tại Sa Pa.
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của PGS.TS. Phạm trung Lương: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
- “Tổng quan du lịch” của TS. Trần Văn Thông.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đưa ra được những vấn đề lí luận về phát triển du lịch bền vững và vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.