Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững‌


Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp thì cho đến nay vẫn chưa có ai chính thức tiến hành nghiên cứu. Vì thế, đây cũng là cơ sở để tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này.

7. Cấu trúc luận văn.‌

Phần mở đầu.

Phần nội dung.

+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững.

+ Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010.

+ Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Phần kết luận.

Tài liệu tham khảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Phụ lục.


Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG‌


1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch‌

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu và là nhu cầu cần thiết, phổ biến của mọi người.

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch được xác định không chỉ là ngành kinh tế mà còn mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế; góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng.


1.1.1. Định nghĩa về du lịch‌

Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu nên mỗi người có một định nghĩa khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới; tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này. Điều này đúng như nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Thoạt đầu, du lịch chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cư trú thường xuyên nhằm thực hiện một công việc gí đó. Theo tiếng Hi Lạp, du lịch gọi là “Tonos” có nghĩa là đi một vòng; hay “Tour” (theo tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; “Tourism” (theo tiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1800 và được sử dụng phổ biến ngày nay. Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong đó du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Như vậy, nhìn chung về


nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại.

Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về du lịch.

Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện ở Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.

Theo Glusman (năm 1930) cho rằng: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.

Theo Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ở ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.

Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức IUOTO (International Union of Official Travel Organization) định nghĩa: “Du lịch được hiểu là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/08 – 05/09/1963) thì đề cập đến các mối quan hệ với du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.

Theo I.I. Pirojnik (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,


nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì: “Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, Azar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”.

Nhìn từ góc độ kinh tế, Nguyễn Cao Tường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.

Như vậy, có thể thấy rõ được sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật du lịch Việt Nam. Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) tại điều 4, chương 1 thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.


1.1.2. Tài nguyên du lịch‌

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

1.1.2.1. Định nghĩa

Có nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch.

Theo I.I. Pirojnik (năm 1985): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi,


phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép”.

Theo Ngô Tất Hổ (năm 2000) thì cho rằng: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”.

Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) qui định tại điều 4, chương 1 thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, diểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Từ những luận điểm trên có thể thấy được điểm chung là các quan niệm đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách. Vậy có thể đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”.

1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dang. Vì thế có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.

Năm 1997, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân tài nguyên du lịch thành 3 loại với 9 nhóm tài nguyên, bao gồm:

Loại cung cấp tiềm tàng, có 3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động vui chơi.

Loại cung cấp hiện tại, có 3 nhóm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể.

Loại tài nguyên kỹ thuật, có 3 nhóm: khả năng hoạt động, cách thức, tiềm lực khu vực.


Theo Ngô Tất Hổ (2000), tài nguyên du lịch được chia thành 3 hệ thống (gồm: thiên nhiên, nhân văn, dịch vụ); 10 loại (gồm: cảnh quan địa văn, cảnh quan thủy văn, khí hậu vi sinh vật, cảnh quan tự nhiên khác, di tích lịch sử, điểm nhân văn hiện đại, điểm hấp dẫn nhân văn trừu tượng, hấp dẫn nhân văn khác, dịch vụ du lịch, các dịch vụ khác); 95 kiểu và 3 bậc. Ông cho rằng 3 bậc này phản ánh qui mô của tài nguyên dựa trên mức độ quan trọng và độ lớn của tài nguyên.

Theo G. Cazes – R. Lanquar – Y. Raynouard thì phân tài nguyên du lịch thành các loại như sau:

Tài nguyên thiên nhiên như khí hậu, địa hình, động vật và thực vật, …

Tài nguyên văn hóa – xã hội như các cuộc trình diễn nghệ thuật, liên hoan âm nhạc, hòa nhạc quốc tế, triễn lãm, hội thảo văn học, trình diễn thể thao, khoa học và công nghệ, các thành phố hiện đại, các điểm khảo cổ và lịch sử.

Tài nguyên thuộc nhóm kinh tế như các nhà máy, các trung tâm kỹ thuật; kể cả những điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc mua sắm, …

Ở nước ta, từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, có một số tác giả (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương) đã phân thành 2 nhóm:

Tài nguyên du lịch tự nhiên: bao gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật.

Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm có các loại di tích, lễ hội, làng nghề, văn hóa – văn nghệ dân gian, ẩm thực, …

Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) thì tài nguyên du lịch cũng được chia làm 2 nhóm cơ bản theo sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.1. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH


TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Tự nhiên

Nhân văn

Địa hình

Khí hậu

Nguồn nước

Sinh vật

Di tích văn hóa, lịch sử

Lễ hội

Dân tộc học

Nhân văn khác

DI SẢN TỰ NHIÊN

DI SẢN VĂN HÓA

DI SẢN HỖN HỢP


1.1.3. Các loại hình du lịch‌

Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình du lịch khác nhau.

Xét ở góc độ tổng quát, có thể phân thành 3 loại hình du lịch, gồm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE.

1.1.3.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)

Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Du lịch sinh thái còn có thể được hiểu bằng nhiều tên gọi khác nhau như:

Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).

Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism).

Du lịch môi trường (Environmental Tourism).


Du lịch đặc thù (Particular Tourism).

Du lịch xanh (Green Tourism).

Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).

Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism).

Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism).

Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism).

Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).

Du lịch bền vững (Sustainable Tourism).

Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về việc tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức loại hình du lịch sinh thái thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa,

… Loại hình này hiện đang thu hút sự chú ý của hầu hết các du khách yêu chuộng thiên nhiên và văn hóa trên toàn thế giới.

1.1.3.2. Du lịch văn hóa

Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.

Du lịch văn hóa tức là nội dung văn hóa do du lịch – hiện tượng xã hội độc đáo này thể hiện ra, là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch.

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao, …

1.1.3.3. Du lịch MICE

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023