Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 2


1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế trong lâm nghiệp ở Việt Nam

Nhìn chung đánh giá hiệu quả các dự án lâm nghiệp quốc tế tại Việt nam còn rất mới mẻ. Hiện nay, ngoài các báo cáo đánh giá nội bộ của ngành chúng ta mới chỉ có một số công trình được chính thức công bố kết quả đánh giá hiệu quả các dự án trong lĩnh vực Lâm nghiệp đó là:

(1) “Kiểm kê diện tích, đánh giá chất lượng rừng và hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình trồng rừng PAM tại Quảng Nam – Đà Nẵng”, của Hoàng Xuân Tý năm 1994. Đây là công trình đầu tiên về đánh giá hiệu quả các dự án trong lĩnh vực Lâm nghiệp, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả các mặt kinh tế và xã hội của một vùng dự án, hiệu quả về mặt sinh thái môi trường chưa được quan tâm đánh giá cụ thể và cũng chưa rút ra được bài học kinh nghiệm nào cho công tác quản lý các dự án tiếp theo.

(2) Bước đầu đánh giá hiệu quả của các dự án 327, ảnh hưởng của nó tới việc sử dụng đất và kinh tế – xã hội tại khu vực vùng dự án Lâm trường Quy Nhơn tỉnh Bình Định, của Trần Ngọc Thắng năm 1997. Cũng giống như công trình trên, đề tài này mới chỉ phân tích được những ảnh hưởng của các dự án 327 tới các mặt kinh tế, môi trường và xã hội, đã có những kết luận về tính hiệu quả của các dự án trên địa bàn Lâm trường Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Nhưng chưa có kết luận cho việc ứng dụng các kinh nghiệm quản lý các dự án tiếp theo.

(3) Công trình nghiên cứu, đánh giá các dự án trồng rừng Việt Nam, do CIFOR phối hợp với Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam và tổ chức Tropenbos- Việt Nam thực hiện năm 2003-2004. Tại đây nhóm tác giả đã lựa chọn 17 dự án trồng rừng trong tổng số 300 dự án trồng rừng tại các tỉnh trên phạm vi toàn quốc để đánh giá, đáng tiếc kết quả công trình vẫn chưa được chính thức công bố, kết quả đánh giá nhóm tác giả đã rút ra được một số bài


học kinh nghiệm để xây dựng thành công các dự án trồng rừng tại Việt Nam (tài liệu thông tin nội bộ).

Tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc đánh giá các dự án quốc tế lâm nghiệp đã và đang thực hiện ở Việt Nam đặc biệt là công tác quản lý dự án để có những cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế trong tương lai.

1.3. Những khái niệm cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

1.3.1. Khái niệm dự án và dự án lâm nghiệp quốc tế

1.3.1.1. Khái niệm dự án

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 2

Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những

định nghĩa khác nhau về dự án. Theo cách hiểu đơn giản nhất, dự án được coi là một sáng kiến được đưa ra một cách hoàn toàn chủ quan nhằm đáp ứng một nhu cầu trong một tình huống nhất định. Ví dụ: trong cuộc sống hàng ngày ta thường nghe thấy: “Đó là một ý kiến hay nếu như ta giải quyết vấn đề bằng cách…” [10]. Theo tài liệu Management Tool for Development Assistance

đưa ra định nghĩa: Dự án là một công việc dự kiến trước nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định trong một khoảng thời gian cụ thể và với một kinh phí nhất định [11]. Theo Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2003, trang 25 đã đưa ra định nghĩa: Dự

án được coi là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra, chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực và phải thực hiện trong bối cảnh không chắc chắn [1]. Một số định nghĩa khác về dự án khi xét dưới góc độ của bình đẳng giới: Dự án là một tổ chức của con người sử dụng các nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định để mang lại những thay đổi

đã được dự kiến trước cho một nhóm người đã được xác định trước tại thời

điểm kết thúc dự án. Một dự án mang đến sự can thiệp có tính phát triển và

được dự định trước nhằm đáp ứng một nhu cầu hoặc khắc phục một vấn đề.


Một dự án luôn sẽ quan tâm và coi sự phát triển của phụ nữ là mục tiêu của dự

án nếu giới được coi là một phần của vấn đề cần giải quyết [12]. Theo quan

điểm quản Lý các dự án kỹ thuật và công nghệ thì dự án là một loạt những hoạt động được thực hiện bởi một nhóm người nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định và với một số nhất định [13]. Xét theo quan điểm phát triển cộng đồng thì dự án là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động (công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và trong khuôn khổ chi phí nhất định [5]. Theo Điều 5 trong Nghị định 17/2001/ NĐ - CP ghi rò: Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định.

Từ các định nghĩa về dự án trên đây, trong khuôn khổ nghiên cứu của

đề tài, xin đưa ra định nghĩa về dự án như sau: Dự án là một loạt các hoạt

động có kế hoạch nhằm đạt được một hay một số kết quả dự kiến trước tại một

địa bàn nhất định, được thực hiện trong khoảng thời gian và nguồn kinh phí nhất định, có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến dự án.

1.3.1.2. Khái niệm dự án lâm nghiệp quốc tế

Với từng dự án lại có những đặc điểm, tính chất, yêu cầu riêng và công tác quản lý cho mỗi dự án cụ thể cũng có yêu cầu và thể thức riêng.

Từ các định nghĩa về dự án trên đây có thể phân loại dự án dựa vào các tiêu chí như: phạm vi hoạt động, mục đích và quy mô dự án…

Theo mục đích hoạt động của từng dự án, các dự án có thể được phân chia thành các nhóm lớn sau:

* Nhóm dự án phát triển: Là các dự án nhằm đến mục đích làm thay đổi các điều kiện kinh tế, xã hội của một địa phương, cải tổ một hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường, phát triển nguồn nhân lực, triển khai một công nghệ mới v.v. Đó là nhóm các dự án đa dạng, sử dụng nguồn ngân sách công cho mục tiêu phát triển.


* Nhóm dự án sản xuất kinh doanh: Gồm các dự án nhằm vào việc tạo ra sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đó là các dự án sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp hay các

đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục tiêu chính của chúng là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận.

Theo quy mô và phạm vi hoạt động, thường được đánh giá thông qua tổng mức đầu tư và chúng được chia thành các dự án nhóm A, dự án nhóm B và nhóm C. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư có thể thay đổi theo từng ngành kinh tế (ví dụ như các dự án thuộc nhóm A của ngành Lâm nghiệp chỉ tương đương với các dự án thuộc nhóm B hoặc C của ngành Xây dựng hay ngành Giao thông). Mặt khác, quy mô của dự án lại liên quan đến phạm vi hoạt động và phạm vi này lại liên quan đến sự phân cấp quản lý lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện và cộng đồng các vùng xã, thôn).

Sự xem xét về phân chia dự án, theo các tiêu chí trên đây, có thể nhận ra rằng các dự án Lâm nghiệp là các dự án phát triển mà không phải là dự án sản xuất kinh doanh. Vì thứ nhất, chúng xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý rừng và việc điều hoà các mối quan hệ giữa các cộng đồng

địa phương với tài nguyên rừng. Thứ hai, là tính đa dạng của các vấn đề trong dự án Lâm nghiệp làm cho phạm vi hoạt động của các dự án thường liên quan

đến các cộng đồng địa phương. Thứ ba, nguồn lực cho các dự án Lâm nghiệp thường là các khoản kinh phí của nhà nước và các tổ chức xã hội và từ sự đóng góp của cộng đồng. Thứ tư, các dự án Lâm nghiệp phản ánh những định hướng của nhà nước và khuyến khích người dân sống trong rừng hoặc liên quan đến rừng tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng nhằm đạt được mục đích phát triển bền vững kinh tế xã hội và môi trường.

Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh [Từ điển Tiếng Việt on line 1997 – 2004: The Free Vietnamese Dictionary Projec].


Trong lĩnh vực sinh học, phát triển là một loạt thay đổi mà các cơ quan của

động thực vật trải qua từ trạng thái phôi cho đến lúc trưởng thành, từ trạng thái tổ chức cấp thấp cho đến tổ chức cấp cao [12].

Trong lĩnh vực phát triển con người thì khái niệm phát triển được định nghĩa như sau: Phát triển con người là một quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người… Ba sự chọn lựa cơ bản nhất là được sống một cuộc sống lâu dài và lành mạnh, được tiếp nhận tri thức và được tiếp cận với nguồn lực cần thiết

đảm bảo một cuộc sống với những tiêu chuẩn tốt…. Phát triển con người có hai mặt: hình thành các khả năng của con người – như là có sức khoẻ tốt hơn, tri thức tốt hơn và các kỹ năng tốt hơn – và việc con người sử dụng những khả năng có được của mình – vào các mục đích giải trí, sản xuất hoặc tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá, xã hội và chính trị [9].

Từ góc nhìn về bình đẳng giới thì phát triển là sự cải thiện những lợi ích vật chất của con người và quá trình đạt được sự cải thiện này. Khái niệm phát triển cũng bao gồm cả yếu tố công bằng – có nghĩa là những lợi ích vật chất có được từ tiến trình pphát triển phải được phân phối công bằng, đặc biệt là dành cho các đối tượng cần nhất - đó là những người kém may mắn và dễ tổn thương nhất. Chính vì vậy mà đã xuất hiện sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của phụ nữ bởi vì phụ nữ chiếm đa số trong nhóm người thiệt thòi nhất. [12]

Trong khuôn khổ phù hợp với nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra định nghĩa về phát triển như sau: Phát triển là quá trình thay đổi, là sự cải thiện tích cực về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá chính trị.

Từ những định nghĩa trên đây và trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra định nghĩa dự án Lâm nghiệp Quốc tế như sau: Dự án Lâm nghiệp Quốc tế là tập hợp các hoạt động có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu phát triển Lâm nghiệp, được thực hiện trên một địa bàn nhất định,


trong một thời hạn nhất định và dựa chủ yếu vào một khoản nguồn vốn nước ngoài nhất định.

1.3.2. Đánh giá hiệu quả dự án và các khái niệm liên quan

1.3.2.1. Đánh giá dự án.

Trong hoạt động quản lý dự án, người ta thường nhắc nhiều đến cụm từ “giám sát và đánh giá” vì chúng đều là hoạt động quản lý hay nói cách khác chúng đều là công cụ để quản lý các dự án. Nhưng giám sát có tính chất thường xuyên để cung cấp thông tin về tiến trình dự án, trong khi đó đánh giá

được thực hiện trong những thời điểm nhất định và thường nhấn mạnh đến kết quả có tính tổng hợp của dự án.

Sự khác biệt của giám sát và đánh giá: Giám sát có tính chất định kỳ chứ không phải làm duy nhất một lần, nhằm thẩm định các chỉ số đã được lựa chọn để xác định hiệu quả của các can thiệp về chính sách hoặc các thay đổi. Vì thế Giám sát là sự kiện diễn ra thường xuyên, có thể là hàng ngày; trong khi đó đánh giá lại diễn ra ít hơn, một vài năm, nhưng không nên quá 2-3 năm [14].

Giám sát có sự tham gia (Participatory Monitiring - PM) là một tiến trình có hệ thống được thực hiện trong giai đoạn thực thi chương trình hoặc dự

án với mục đích cung cấp thông tin cho quá trình: tư vấn ra quyết định; đảm bảo việc giải trình cho tất cả các bên các cấp của dự án; đánh giá, nhận xét vai trò cá nhân hoặc tổ chức thực thi dự án [14].

Đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan như: chia sẻ kinh nghiệm trên hiện trường; cải tiến tổ chức, quản lý kế hoạch, quản lý rủi ro; tài liệu hoá và nhân rộng thành công của dự án. Trong bối cảnh quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đánh giá là một phương tiện để thẩm định một cách tổng quan các chương trình, dự án phát triển; các tác động có ý nghĩa khác nhau

đến nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được dự án nỗ lực đáp ứng. Theo Từ điển


tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học – Tác giả Hoàng Phê (chủ biên), nxb Đà Nẵng 2001 định nghĩa: Đánh giá là ước tính giá tiền, nhận định giá trị… [6]

Từ các định nghĩa trên đây, xin đưa ra định nghĩa về đánh giá dự án như sau: Đánh giá là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét tình hình và nhận định giá trị của các tác động trong dự án.

1.3.2.2. Hiệu quả dự án

Hiệu quả là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá năng suất, chất lượng của hoạt động kinh tế xã hội. Trong một số trường hợp, từ các cách tiếp cận khác nhau mà một số người lại cho rằng kết quả và hiệu quả là đồng nhất. Thực tế không hoàn toàn là như vậy bởi vì có năng suất cao và chất lượng tốt nhưng chúng ta phải mất quá nhiều nguồn lực để đạt những kết quả đó, có nghĩa là hiệu quả

đạt được là không cao. Theo trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (TCVN) thì hiệu quả là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng. Theo Nguyễn Hải Sản, quản trị học, nxb Thống kê, Hà Nội, 1998, tr 8, thì cho rằng hiệu quả là thể hiện cách thức các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã định trong điều kiện có sự hạn chế về nguồn lực [7]. Theo tác giả Nguyễn Văn Nhựt trong, Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã hội, http://www.ueh.edu.vn/tctkt/ptkt2004/), lại định nghĩa hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của lao động, các tiềm năng, ứng dụng khoa học và công nghệ, cải tiến các biện pháp quản lý… để tạo ra kết quả hoạt

động (sản xuất, dịch vụ, công tác…) sao cho kết quả đạt được tối đa, còn chi phí cho kết quả đó ở mức tối thiểu [4].

Từ các định nghĩa về hiệu quả trên đây, xin đưa ra định nghĩa hiệu quả dự án như sau: Hiệu quả dự án là kết quả mong đợi của dự án trong điều kiện các nguồn lực ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.

1.3.2.3. Đánh giá hiệu quả dự án


Với hai định nghĩa “đánh giá dự án và hiệu quả dự án” trên đây, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra định nghĩa về đánh giá hiệu quả dự án như sau: Đánh giá hiệu quả dự án là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét, nhận định những kết quả mà dự án đạt được trong điều kiện các nguồn lực ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.

1.3.3. Khái niệm quản lý và quản lý các dự án

Khi nghiên cứu khái niệm quản lý, có rất nhiều học giả thuộc các trường phái khác nhau đã đưa ra những khái niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Trong Từ điển Tiếng Việt, quản lý được định nghĩa là trông coi và giữ gìn, là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [6]. Một định nghĩa khác về quản lý, quản lý là phương thức để người lãnh đạo đạt được mục tiêu của mình bằng người khác và thông qua người khác [16]. F.W. Taylor (1856 - 1915), nhà quản lý người Mỹ, đại diện cho thuyết Quản lý theo khoa học thì cho rằng quản lý là biết được chính xác

điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [17]. Pual Hersey định nghĩa quản lý là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác nhau để hoàn thành các mục đích của tổ chức [18]. Tác giả Nguyễn Hải Sản đã đưa ra định nghĩa quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Những hoạt

động này diễn ra trong một môi trường biến động không ngừng [7]. Henry Fayol, đưa ra định nghĩa quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra [16]. Định nghĩa này nói lên bản chất của quản lý nói chung và các chức năng của quản lý mà ngày nay khoa học hiện đại về quản lý đang sử dụng. Từ quan điểm xã hội học thì quản lý là điều khiển một nhóm người (đối tượng trực tiếp) thực hiện những nhiệm vụ (đối tượng gián tiếp) nhằm đạt mục đích đã định trước. Quản lý là làm việc với con người, là thực hiện những tương tác xã hội giữa các cá nhân hoặc nhóm người để đạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022