Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 21


để các giảng viên trẻ có trình độ ngoại ngữ tốt tham gia đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.

- Về bồi dưỡng: Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên ngành ATTT có rất nhiều hình thức như bồi dưỡng tại khoa, trong và ngoài các trường đại học khối QPAN, giảng viên tự bồi dưỡng; các trường đại học khối QPAN tạo điều kiện để giảng viên ngành ATTT được tiếp cận tài liệu và có thể tham gia một số hội nghị về đào tạo ngành ATTT trong nước và quốc tế.

Các nội dung trên được Phòng Chính trị - Tổ chức, các Phòng, Khoa bàn bạc, thỏa thuận, đ nh giá khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của từng giảng viên cụ thể để sắp xếp, phân bố thời gian tham gia hợp lý; lãnh đạo các nhà trường căn cứ vào định hướng phát triển của trường, và yêu cầu đào tạo của trường để có qui định, điều chỉnh hợp lý.

Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng đối với giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Để nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của giảng viên cần phải quan tâm các mặt sau:

Một là, vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng giữ vị trí quan trọng hàng đầu đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Là nhân tố quyết định bảo đảm cho lực lượng vũ trang luôn trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với nhân dân lao động Việt Nam, luôn có ý chí cách mạng kiên cường, quyết tâm sắt đ , có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp của nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin trong tình hình mới, để bảo đảm giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN luôn giữ vững bản chất cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự


nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, kiên định công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, vấn đề tiên quyết là phải thống nhất nhận thức, trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho giảng viên ngành ATTT, coi đó là nền tảng để nâng cao sức chiến đấu, chất lượng các mặt công tác đảm bảo ATTT trong bối cảnh hiện nay.

Để đ p ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng trong tình hình hiện nay, cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các trường đại học khối QPAN cần tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu và từng bước hoàn thiện các văn bản quy định về chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ nói chung, giảng viên ngành ATTT nói riêng. Nhất là xây dựng cơ chế về chế độ, chính sách đối với giảng viên ngành ATTT cả về lợi ích vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển tài năng, cống hiến. Chỉ có như vậy mới động viên, tạo hứng thú cho họ yên tâm công tác, phát huy năng lực, sở trường, nghề nghiệp, nhiệt tình, tâm huyết, tích cực trong công tác, thực sự phát huy vai trò nòng cốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Hai là, bên cạnh những phẩm chất về chính trị tư tưởng, người giảng viên ngành ATTT còn cần phải có phẩm chất đạo đức tốt. Phẩm chất đạo đức ở đây không phải chỉ hiểu theo nghĩa thông thường mà là sự thể hiện của đạo đức cách mạng được biểu hiện trên các mặt sau: Trước hết, sự thể hiện của phẩm chất đạo đức đó là sự say mê nhiệt tình trong nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đây chính là điều cơ bản vì không thể nói đến phẩm chất đạo đức chung chung mà phải được biểu hiện bằng sự cống hiến, bằng hiệu quả trong công việc. Hiệu quả, năng suất lao động chính là thước đo phẩm chất đạo đức cách mạng của mỗi người.


Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 21

Bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực QPAN: Lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng yêu cầu lãnh đạo các trường đại học khối QPAN, đối với giảng viên được tuyển từ các đơn vị ngoài ngành lực lượng vũ trang, phải tham gia học tập bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những người hoạt động trong lực lượng vũ trang với thời gian 12 tháng, tập trung nghiên cứu nội dung về pháp luật và kiến thức cơ sở ngành. Đối với giảng viên giảng dạy ATTT, cần hoàn thiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn, giảng viên tốt nghiệp các trường thuộc lược lượng vũ trang sẽ tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn về lĩnh vực ATTT: Bồi dưỡng thường xuyên trình độ và năng lực chuyên môn về lĩnh vực ATTT cho giảng viên ngành ATTT. Tổ chức các lớp tập huấn về ATTT trong quá trình giảng dạy trong nhà trường cũng là một hình thức tập huấn thường xuyên cho giảng viên ngành ATTT. Cử các giảng viên ngành ATTT đi tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn tại các lớp bồi dưỡng được tổ chức theo định kỳ của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ thông tin truyền thông hoặc ở nước ngoài.

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Các trường đại học khối QPAN phối hợp với một số trường đại học sư phạm mở các lớp nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ngành ATTT. Nhưng các kỹ năng sư phạm của giảng viên được tích luỹ chủ yếu qua kinh nghiệm thực tế, khi được bồi dưỡng có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên có thể tự tin truyền đạt kiến thức cho sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ, tạo sự hứng thú trong giờ học. Về trình độ nghiệp vụ sư phạm các trường đại học khối QPAN cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề sau:

Mỗi kỳ một lần tổ chức buổi hội thảo bàn về phương pháp giảng dạy cho giảng viên.

Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi trong toàn trường để qua đó lựa chọn giáo viên đi tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp các cấp.

Mỗi năm một lần tổ chức giao lưu trực tuyến giữa giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN để bàn bạc, chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và xử lý các tình huống sư phạm trong thực tế.


Bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho ĐNGV ngành ATTT: Năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của giảng viên ngành ATTT là điều kiện cần thiết đễ các trường đại học khối QPAN tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chỉ có nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, giảng viên ngành ATTT mới có thể có cơ hội trở thành giảng viên toàn cầu, hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp nước ngoài, công bố các bài báo khoa học quốc tế, chủ động cập nhật kiến thức chuyên ngành ATTT trên phạm vi quốc tế, tham gia giảng dạy các chương trình tiên tiến, ... Đối với các trường đại học khối QPAN, giảng viên ngành ATTT có năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đạt chuẩn sẽ giúp các trường tổ chức các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tăng cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các đối tác nước ngoài, tăng số lượng bài báo quốc tế... Một số hoạt động quản lí nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho giảng viên ngành ATTT mà các trường đại học khối QPAN cần triển khai là:

- Tổ chức các lớp tiếng Anh cho giảng viên ngành ATTT và bắt buộc giảng viên phải tham gia.

- Động viên giảng viên ngành ATTT phối hợp với các đồng nghiệp nước ngoài viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh.

- Mời các chuyên gia ATTT là người nước ngoài nói tiếng Anh về giảng dạy, nghiên cứu, sinh hoạt chuyên môn với giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong một thời gian nhất định.

- Cử giảng viên ngành ATTT đi dự thính các chương trình đào tạo ngành ATTT bằng tiếng Anh tại các trường đại học lớn.

- Liên kết mở tối thiểu 01 chuyên ngành đào tạo về ATTT chất lượng cao với một trường đại học nước ngoài giảng dạy bằng tiếng Anh tại các trường đại học khối QPAN.

- Đưa tiêu chí “Năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành” vào trong tiêu chí đ nh giá hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên ngành ATTT hằng năm. Tiêu chí đó được cụ thể bởi: chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành được cấp; số lượng


tín chỉ được giảng viên ngành ATTT dạy bằng tiếng Anh; số bài báo quốc tế; số lần trình bày báo cáo bằng tiếng Anh tại các hội thảo, hội nghị khoa học...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho ĐNGV ngành ATTT: Tăng cường các hình thức sinh hoạt khoa học đối với giảng viên ngành ATTT như tham gia các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp Bộ; coi đó là một hoạt động thường xuyên, một khâu quan trọng của quá trình đào tạo; tổ chức đ nh giá nghiêm túc kết quả sinh hoạt khoa học và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để các hoạt động này ngày càng trở nên thiết thực, đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao năng lực giảng viên ngành ATTT.

Xây dựng các nhóm nghiên cứu trong đội ngũ giảng viên ngành ATTT nhằm tập hợp đội ngũ nhà khoa học có trình độ cao trong và ngoài khoa, hoặc các giảng viên ngành ATTT của các cơ sở đào tạo khác có cùng chuyên môn tham gia. Đây là điều kiện tốt nhất để bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, tạo điều kiện để giảng viên ngành ATTT tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tăng cường mời các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực ATTT trong và ngoài nước tham gia giảng dạy cũng như kết hợp làm các đề tài nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ.

Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nghiên cứu khoa học, nhất là khâu nghiệm thu đ nh giá, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào đào tạo; ưu tiên các công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong đào tạo và thực tiễn đời sống. Có chế độ đãi ngộ xứng đ ng đối với các giảng viên ngành ATTT tích cực nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu tốt, ứng dụng hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động khác ở các trường đại học khối QPAN. Cân đối giữa nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học làm cho mọi cán bộ giảng dạy phải tham gia nghiên cứu khoa học, đưa nghiên cứu khoa học thành tiêu chuẩn bắt buộc khi bình xét các danh hiệu thi đua, đ nh giá giảng viên ngành ATTT.


Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học của từng khoa, ngành như viết giáo trình, tài liệu tham khảo, xây dựng đề cương chi tiết các môn học, tổng kết thực tiễn…, tạo cơ hội và lôi cuốn tất cả giảng viên ngành ATTT tham gia nghiên cứu khoa học từ đó tiến tới thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cao hơn.

Chú trọng phổ biến và thông tin khoa học, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và học thuật nhằm thông báo, phổ biến kết quả nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm giảng dạy vào quá trình dạy học.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên ngành ATTT viết bài báo khoa học cho nội san của nhà trường, cho các tạp chí chuyên ngành nhằm không chỉ công bố kết quả nghiên cứu, các sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy,... cũng là một biện pháp nâng cao năng lực và trình độ của giảng viên ngành ATTT.

Bồi dưỡng năng lực thực tiễn: Các trường đại học khối QPAN cần triển khai thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển có thời gian giảng viên ngành ATTT đi làm việc thực tế tại các đơn vị ATTT thuộc lĩnh vực QPAN. Việc luân chuyển có thời hạn giảng viên ngành ATTT đến trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tại các đơn vị ATTT trong lĩnh vực QPAN nhằm bồi dưỡng cho giảng viên kiến thức thực tế, nâng cao kỹ năng hoạt động thực tiễn, gắn kết giảng dạy lý luận nghiệp vụ với thực tiễn chiến đấu.

Về nguyên tắc luân chuyển, khi thực hiện luân chuyển giảng viên ngành ATTT phải quán triệt các nguyên tắc:

Phải đ p ứng tốt yêu cầu chung về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Sau khi luân chuyển, giảng viên phải vận dụng có hiệu quả những kiến thức thực tiễn vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Phải có kế hoạch và đúng thời gian quy định. giảng viên được luân chuyển phải được bố trí phù hợp với chuyên môn giảng dạy và thực hiện mọi nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ quy định cho chức danh cán bộ thuộc


lĩnh vực QPAN nơi chuyển đến; không sử dụng giảng viên trái với mục đích, nội dung kế hoạch luân chuyển.

Trong thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy ngành ATTT, mỗi giảng viên được luân chuyển ít nhất một lần. Việc xác định tỷ lệ biên chế giảng viên được dành thêm tỷ lệ biên chế phù hợp để thực hiện việc luân chuyển giảng viên.

Xây dựng đội ngũ giảng viên đầu ngành về lĩnh vực ATTT

Đối với trường đại học khối QPAN, việc xây dựng giảng viên đầu ngành là điều rất cấp thiết; giảng viên đầu ngành là những người có trình độ cao, có học hàm, học vị và có năng lực khoa học giỏi, có mối quan hệ và uy tín tốt, đặc biệt là về mặt khoa học, có đủ khả năng tập hợp các giảng viên khác tham gia vào nhiệm vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, các trường đại học khối QPAN cần phải tiến hành qui hoạch và phát triển giảng viên đầu ngành về lĩnh vực ATTT mà các trường đại học khối QPAN cần:

Các khoa, bộ môn là nơi đào tạo và cho ra sản phẩm đ p ứng nhu cầu của lĩnh vực QPAN, do đó cũng đòi hỏi giảng viên phải có chuyên môn cao, có học vị tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các đề tài nghiên cứu lớn, đào tạo sau đại học, hướng dẫn luận văn, luận án, tập hợp và hướng dẫn các giảng viên trẻ, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảm giờ giảng dạy để các giảng viên ngành ATTT có nhiều thời gian nghiên cứu khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành về lĩnh vặc ATTT trong và ngoài nước để các giảng viên có điều kiện trao đổi học thuật, học tập kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn.

Tổ chức hội thảo chuyên ngành, mời các giảng viên đầu ngành về lĩnh vực ATTT của các trường đại học có uy tín, các nhà nghiên cứu chuyên sâu tại các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước về tham gia báo cáo các phương pháp


nghiên cứu mới, các thành tựu trong nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực ATTT, từ đó giúp các giảng viên ngành ATTT nhanh chóng tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại.

Các trường đại học khối QPAN cần qui hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đầu ngành về lĩnh vực ATTT kế thừa đưa đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; việc qui hoạch này phải dựa vào tình hình phát triển ngành nghề hiện tại và xu hướng phát triển nhà trường trong tương lai nhằm tránh hụt hẫng khi các giảng viên đầu ngành đến tuổi nghỉ hưu.

Mời các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực ATTT trong nước và quốc tế, các đơn vị ATTT tham gia vào giảng dạy và phối hợp với giảng viên trong trường nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ về lĩnh vực ATTT.

Quy trình đào tạo-bồi dưỡng giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh được trình bày trong phụ lục 07 (P31).

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Lãnh đạo các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm ATTT phải quan tâm đổi mới cơ chế quản lý, phân cấp quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp khoa, tổ bộ môn nhằm đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho giảng viên ngành ATTT có tính chiến lược, cách tiếp cận cá nhân và quyền chủ động của cấp dưới.

Khâu quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT phải khoa học, công khai, minh bạch, được sự đồng thuận của mọi thành viên trong nhà trường; nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo tính hiện đại, đ p ứng yêu cầu thực tiễn giảng dạy và phù hợp nhu cầu của từng cá nhân giảng viên ngành ATTT.

Có nguồn kinh phí đ p ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho giảng viên ngành ATTT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023