Đánh Giá, Xếp Loại Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Theo Khung Năng Lực Nghề Nghiệp


hiện được cơ chế kiểm soát đảm bảo giảng viên ngành ATTT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Như vậy, bố trí, sử dụng giảng viên ngành ATTT đ p ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hoàn cảnh riêng và phù hợp với cơ cấu chức năng hoạt động của đơn vị là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Các trường đại học khối QPAN phải được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, có chính sách cải cách chế độ tiền lương hợp lý để thu hút, tuyển dụng được những giảng viên ngành ATTT có trình độ cao, có học hàm, học vị;

- Nguồn tài chính của các trường đại học khối QPAN phải đảm bảo đ p ứng các khoản chi tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

... cho giảng viên ngành ATTT và các khoản chi tiêu khác theo quy định của ngành và của pháp luật;

- Thực hiện phân cấp quản lý, tăng cường vai trò và quyền chủ động của các phòng, ban, khoa, và tổ bộ môn trong khâu tuyển chọn, sử dụng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

3.2.5. Đánh giá, xếp loại đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin theo khung năng lực nghề nghiệp

3.2.5.1. Mục đích của giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Đ nh giá, xếp loại là việc làm cần thiết nhằm nắm bắt được tình hình hoạt động của giảng viên đồng thời làm cơ sở cho những đ nh giá về giảng viên ngành ATTT theo định kỳ.

Đ nh giá để nhận biết, xác định được phẩm chất, trình độ năng lực của từng giảng viên ngành ATTT, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức làm căn cứ cho các cấp quản lý thực hiện quy hoạch, phát triển đội

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 20


ngũ giảng viên ngành ATTT. Tự đ nh giá còn giúp giảng viên ngành ATTT thấy được thực trạng của mình để chủ động tìm cách hoàn thiện bản thân.

Đ nh giá xếp loại giảng viên dựa vào khung năng lực nghề nghiệp giúp cho các cấp quản lý và tự giảng viên điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp để phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT đạt tới khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT dựa theo khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT. Vì vậy, việc tổ chức đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT cần phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, mang đầy đủ ý nghĩa một chức năng quản lý.

Tùy mục đích của việc đ nh giá giảng viên ngành ATTT là nhằm xếp loại hàng năm, tuyển dụng giảng viên, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, bổ nhiệm, đề bạt…, mà các nhà quản lý cần có văn bản hướng dẫn sử dụng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT cho phù hợp. Có thể đ nh giá tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí hoặc có thể đ nh giá một hoặc nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí tùy thuộc vào mục đích kiểm tra đ nh giá.

Thực tế, việc tổ chức đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT hiện nay cần xác định rõ những vấn đề sau:

Một là, xác định mục tiêu của kiểm tra, đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT.

Lâu nay việc đ nh giá giảng viên ngành ATTT chủ yếu được tiến hành vào cuối năm học nhằm bình xét thành tích của giảng viên ngành ATTT với các danh hiệu thi đua như “lao động tiên tiến”, “chiến sĩ thi đua” … Tuy nhiên, cần xác định mục tiêu chính của đ nh giá giảng viên là giúp họ phát triển đạt được các tiêu chí theo khung năng lực nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của giảng viên ngành ATTT.


Hai là, xác định nội dung kiểm tra, đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT: Nội dung đ nh giá, xếp loại cần được xây dựng cụ thể gắn với mục đích kiểm tra nhằm làm cơ sở cho quá trình đ nh giá giảng viên ngành ATTT. Kiểm tra theo nội dung sẽ tránh được việc sai sót hay chồng chéo nhiệm vụ khi tiến hành đ nh giá. Về nội dung đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT cần bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí theo khung năng lực nghề nghiệp ĐNGV ngành ATTT đã được xây dựng.

Ba là, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo kiểm tra, đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT cụ thể theo khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT đã có. Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đ nh giá, xếp loại phải bao quát hết được nhiệm vụ hoạt động của giảng viên ngành ATTT nhằm thực hiện kiểm tra, đ nh giá đầy đủ và toàn diện nhất.

Bốn là, phương thức kiểm tra, đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT: Kiểm tra phải được tiến hành trong suốt quá trình nhằm thu thập được đầy đủ thông tin về giảng viên. Kiểm tra có thể tiến hành đột xuất hoặc kiểm tra theo định kỳ. Tiếp theo, với hình thức đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT phải được thực hiện ở nhiều phương thức, gồm: Giảng viên tự đ nh giá; Đ nh giá của đồng nghiệp; Đ nh giá của người học; Đ nh giá của cấp quản lý cấp trên...

Tuy nhiên, trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể với những yêu cầu đ nh giá cụ thể, việc đ nh giá giảng viên ngành ATTT có thể được thực hiện ở một hoặc kết hợp nhiều phương thức. Hai chủ thể tham gia đ nh giá giảng viên quan trọng nhất thường là người học và đồng nghiệp. Hoạt động chính của giảng viên là giảng dạy. Giảng dạy cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết theo yêu cầu của mỗi chương trình đào tạo, vì thế, việc đ nh giá giảng viên không thể bỏ qua sự tham gia của người học. Hơn nữa, đồng nghiệp là người biết rõ những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế của giảng viên trong bộ môn, khoa, nên sự tham gia đ nh giá của đồng nghiệp thường thu được kết quả rất chính xác.


Năm là, chủ thể kiểm tra đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT: Chủ thể kiểm tra đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT là những nhà quản lý các cấp như tổ trưởng bộ môn, chủ nhiệm khoa, hiệu trưởng, giám đốc bởi vì họ là những người có trách nhiệm và quyền hạn trong việc ra quyết định về việc nâng quân hàm, phân công nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, thuyên chuyển công t c… đối với giảng viên ngành ATTT. Kết quả đ nh giá thu thập, tổng hợp được sẽ được các chủ thể đ nh giá kết luận và sử dụng để ra các quyết định quản lý theo chế độ Hội đồng.

Sáu là, quy trình kiểm tra đ nh giá, xếp loại: Kiểm tra đ nh giá, xếp loại cần phải được thực hiện theo một quy trình xác định rõ ràng thì kết quả mới đạt độ chính xác cần thiết. Quy trình này phải được nhất quán đối với các năm học, các kỳ kiểm tra, đ nh giá để đối tượng được kiểm tra, đ nh giá nắm vững thông tin và hợp tác thực hiện nhiệm vụ. Quy trình kiểm tra, đ nh giá phải được thực hiện công khai, khách quan. Đối với đ nh giá thì tùy theo cấp đ nh giá để xây dựng quy trình tương ứng. Thông thường, quy trình đ nh giá gồm các bước sau:

- Tổ chức lấy ý kiến đ nh giá giảng viên ngành ATTT theo các phương thức đã xác định.

- Tổ đ nh giá tổng hợp các ý kiến đ nh giá với kiến nghị rõ ràng về việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt… đối với giảng viên. Văn bãn cần ghi rõ số ý kiến tán thành và số ý kiến không tán thành gửi tới hội đồng đ nh giá cấp trên.

- Hội đồng đ nh giá xem xét ý kiến đ nh giá và kiến nghị của tổ đ nh giá để quyết định việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt… giảng viên.

- Giảng viên được thông báo quyết định của Hội đồng đ nh giá và có khoảng thời gian nhất định để kháng nghị quyết định của Hội đồng đ nh giá.

- Hồ sơ đ nh giá phải được lưu trữ lâu dài trong hồ sơ giảng viên ngành ATTT.

Để việc đ nh giá giảng viên ngành ATTT thực sự hiệu quả, các trường đại học khối QPAN cần xây dựng những quy định chi tiết, phù hợp về mục tiêu, tiêu chí, phương thức, quy trình đ nh giá.


Cuối cùng, cần nhấn mạnh đ nh giá là nhằm cải tiến hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ lĩnh vực QPAN của giảng viên ngành ATTT được tốt hơn, vì vậy, cần bắt buộc có khâu phản hồi thông tin về kết quả đ nh giá tới giảng viên ngành ATTT và các bên liên quan để kịp thời cải tiến hoạt động được tốt hơn.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Đ nh giá, xếp loại đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác, trọng tâm là một trong những yếu tố quan trọng khuyến khích sự phát triển của giảng viên ngành ATTT, góp phần nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTT. Đ nh giá phải mang tính định lượng nhiều hơn định tính.

Muốn vậy, những vấn đề liên quan đến đ nh giá như: tiêu chí nội dung đ nh giá, quy trình đ nh giá, thời điểm đ nh giá... phải phù hợp với đối tượng được đ nh giá.

Năng lực kiểm tra, đ nh giá của chủ thể kiểm tra, đ nh giá trong đó có cán bộ quản lý của các trường đại học khối QPAN là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ của kiểm tra, đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT.

Các trường đại học khối QPAN cần có bộ khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT để không chỉ xây dựng tiêu chí kiểm tra, đ nh giá giảng viên ngành ATTT mà còn là tiêu chí để xây dựng các biện pháp khắc phục.

Tổ chức kiểm tra, đ nh giá, xếp loại giảng viên ngành ATTT phải đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan, phát huy mặt tích cực, hạn chế và xử lý kịp thời những hạn chế góp phần thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

3.2.6. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin theo khung năng lực nghề nghiệp

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

Đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT đ p ứng nhu cầu nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao cho lĩnh vực QPAN thì việc nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTT là đòi hỏi rất cấp bách. Nâng cao chất lượng


giảng viên ngành ATTT cần chú trọng các lĩnh vực được qui định trong tiêu chuẩn giảng viên đại học, tiêu chuẩn đối với những người làm trong lĩnh vực QPAN cụ thể: đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học và khả năng tự phát triển của giảng viên, các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo ngành ATTT của các nhà trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTT có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các trường đại học khối QPAN.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Để thực hiện tốt khâu đào tạo-bồi dưỡng nâng cao nâng cao năng lực cho giảng viên ngành ATTT, lãnh đạo các nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, phải xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT hiện có của các nhà trường, đây là một vấn đề cấp thiết để từng bước nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTTT của các nhà trường đ p ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ATTT của lĩnh vực QPAN.

Hai là, xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên ngành ATTT, xác định các nội dung cấp bách cần phải làm ngắn hạn, trung hạn nhằm nâng cao trình độ của giảng viên ngành ATTT về: đạo đức nghề nghiệp, quản lí, khả năng nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm, xây dựng giảng viên đầu ngành và tạo điều kiện cho giảng viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Các trường đại học khối QPAN cần phải thực hiện các khâu sau trong quá trình đào tạo-bồi dưỡng cho giảng viên ngành ATTT.

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT

Các trường đại học khối QPAN cần tổ chức đ nh giá, khảo sát thực trạng chất lượng giảng viên ngành ATTT của mình; đối chiếu với yêu cầu của các nội dung trong quy hoạch và khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; cân đối với yêu cầu của mỗi vị trí


công tác và thứ tự ưu tiên của các nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt chú ý đến những tiêu chí còn chưa được thực hiện tốt để làm căn cứ tổ chức thực hiện đào tạo-bồi dưỡng. Các nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cần thiết đối với giảng viên ngành ATTT thường là:

- Đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên ngành ATTT. Đây là yêu cầu đối với mọi giảng viên và vấn đề của các cấp quản lý là làm sao để yêu cầu đó trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giảng viên ngành ATTT. Đặc biệt đối với những trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT.

- Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đặc biệt đối với những giảng viên ngành ATTT trẻ mới vào nghề. Đặc thù đào tạo của ngành ATTT đó là sau khi tốt nghiệp các sinh viên được trang bị về mặt chuyên môn, tuy nhiên nghiệp vụ sư phạm chưa được trang bị đầy đủ cho nên cần phải tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho họ trong quá trình giảng dạy.

- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT đạt chuẩn theo khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đ p ứng yêu cầu của lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay. Các trường đại học khối QPAN cần bám sát khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT của mình đễ xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên ngành ATTT. Soi vào các tiêu chí, mỗi cá nhân giảng viên xác định điểm yếu, điểm mạnh của mình đễ xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; sau khi có kết quả đ nh giá giảng viên ngành ATTT ở các khoa, các trường đại học khối QPAN cần phải xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT tổng thể cho mình.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT

Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trước mắt và lâu dài thông qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức. Kế hoạch phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng, nguồn lực, kiểm tra giám s t… và các điều kiện đảm bảo khác về đào tạo, bồi dưỡng.


Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV ngành ATTT

Khi kế hoạch đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là rất quan trọng. Trước hết cần phải quán triệt sâu rộng trong các cấp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ cán bộ, giảng viên ngành ATTT về vai trò và ý nghĩa của việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT đ p ứng yêu cầu nhiệm vụ của các trường đại học khối QPAN như đã trình bày ở trên là công việc gốc để phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

Đối với các trường đại học khối QPAN muốn nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTT ngay từ khi phát triển nguồn giảng viên thì cần phải xác định được số lượng giảng viên cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng cũng như nhu cầu cá nhân của mỗi người để thống kê số lượng giảng viên nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng có kết quả như mong muốn.

Cần sắp xếp để giảng viên ngành ATTT được đào tạo theo những hình thức phù hợp, tốt nhất là đào tạo chính quy, tập trung. Thời gian đào tạo cũng cần được xác định hợp lý và chuẩn bị lực lượng thay thế, hỗ trợ đảm bảo duy trì ổn định các mặt công tác của các trường đại học khối QPAN. Có cơ chế chính sách rõ ràng nhằm động viên giảng viên ngành ATTT tích cực, chủ động tham gia đào tạo và thực hiện nhiệm vụ sau khi hoàn thành đào tạo.

Tổ chức bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT có rất nhiều hình thức như bồi dưỡng tại khoa, trong và ngoài cơ sở giáo dục, giảng viên tự bồi dưỡng.

- Về đào tạo: Các trường đại học khối QPAN cần tạo điều kiện để số giảng viên ngành ATTT chưa đạt chuẩn thạc sỹ đi đào tạo, phấn đấu đến năm 2022, có 100 % giảng viên đạt chuẩn thạc sỹ ngành ATTT.

Xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên đạt trình độ thạc sỹ căn cứ vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các nhà trường, căn cứ vào tiêu chí cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy và tình hình thực tế của nhà trường, tạo điều kiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023