cephalothin, apramycin và ampicillin cũng có tỷ lệ mẫn cảm cao, lần lượt là 94,1%; 90,2% và 82,4%. Tất cả các chủng được thử đều kháng lại tetracylin (100%) và một số loại kháng sinh thông thường như spectinomycin (96,1%), sulfamethoxazole/trimethoprim (94,1%), neomycin (76,5%), streptomycin
(70,6%) và enrofloxacin (66,7%).
Theo Bùi Thị Ba và cs. (2012) [1] đã phân tích gene kháng kháng sinh của 34 chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 phân lập từ trâu bò khỏe mạnh tại một số tỉnh Nam Trung Bộ. Tất cả các chủng vi khuẩn đều mang ít nhất 1 gene kháng kháng sinh. Trong đó, tỷ lệ các chủng mang các gene kháng với nhóm sulfonamide là cao nhất (67,65%), tiếp theo là nhóm β- lactam (64,7%), aminoglycoside (55,88%), tetracycline và phenicol có cùng tỷ lệ (38,24%) và quinolone (32,35%). Theo Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [31], tỷ lệ phân lập E.coli từ mẫu phân của lợn con theo mẹ là 86,2%. Trong các chủng phân lập từ lợn con theo mẹ, tỷ lệ các serotyp O149, O101, O64 và O8 lần lượt là 48; 20; 12 và 8%. Tỷ lệ các chủng E.coli mang gen mã hóa độc tố STa, STb, LT và các yếu tố bám dính F4, F18 là 32; 44; 24; 44 và 2%. Các chủng E.coli phân lập được mẫn cảm cao với apramycin, cephalothin, mikacin, certiofur và
kháng lại tetramycin.
Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [5], bệnh tiêu chảy ở lợn con xuất hiện phổ biến ở tất cả 3 huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với tỷ lệ khá cao (26,76%). Tỷ lệ chết là 5,03% trong tổng số con điều tra.
Theo Trần Đức Hạnh (2013) [7] cho rằng: Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi trung bình là 30,32%; trong đó tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở lợn con là giai đoạn từ 21 - 40 ngày tuổi (34,54%) và có chiều hướng giảm dần ở giai đoạn tuổi tiếp theo, từ 41 - 60 ngày tuổi là 28,44%.
Theo Hoàng Phú Hiệp (2014) [10] cho biết: vi khuẩn E.coli là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra ngộ độc thực phẩm. Trong sinh hoạt
hàng ngày, không ngoại trừ trường hợp con người bị nhiễm vi khuẩn E.coli
thông qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người, động vật và gia cầm
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con.
Theo Purvis G.M. và cs. (1985) [35] cho rằng: Phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
Fairbrother J.M. và cs. (1992) [36] cho biết độc tố Enterotoxin do E.coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn con sơ sinh từ 1 - 4 ngày tuổi.
Tại Hàn Quốc, Byun J. W. và cs. (2013) [34] đã sử dụng phương pháp PCR để xác định yếu tố bám dính F18 của enterotoxigenic (ETEC) và độc tố (STEC) từ các chủng Escherichia coli phân lập ở lợn con bị tiêu chảy và phù đầu. Kết quả cho thấy, có 94 chủng E.coli dương tính với F18, trong đó có 70 chủng E.coli F18ac (43 STEC/ETEC, 4 STEC và 23 ETEC), 15 chủng E.coli F18ab (18 STEC) và 9 chủng biến thể F18new (1 STEC/ETEC, 7 STEC, 1ETEC).
Boonyasiri A. và cs. (2014) [33] cho biết: Có 76,7% số mẫu phân lợn và 40% số mẫu phân gà khỏe mạnh được thu thập tại một số khu vực nghiên cứu tại Thái Lan dương tính với vi khuẩn E.coli.
Từ 12/2012 - 6/2013, Adenipekun E. O. và cs. (2015) [32] đã tiến hành phân lập vi khuẩn E.coli từ phân động vật nuôi khỏe mạnh (trâu, bò, gà và lợn) tại Lagos, Nigeria. Kết quả cho thấy có 211/238 (88,7%) mẫu phân trâu, bò, 170/210 (81%) mẫu phân gà và 136/152 (89,5%) mẫu phân lợn dương tính với E.coli. Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được có tỷ lệ kháng cao nhất với tetracycline (124/211; 58,8%), trimethoprim/ sulfamethoxazole (84/211; 39,8%) và ampicillin (72/211; 34,1%).
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lợn con giống ngoại từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh phân trắng lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 18 tháng 5 đến ngày 24 tháng 11 năm 2018.
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại.
3.4. Phương pháp thực hiện
3.4.1. Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra trực tiếp: Theo dõi, chẩn đoán, điều trị lợn mắc bệnh và ghi chép số liệu hằng ngày.
- Phương pháp điều tra gián tiếp: Qua số liệu trong sổ sách của trang trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện quy trình phòng bệnh
- Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ thức ăn thừa và ẩm ướt.
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang mầm bệnh như: Ruồi, chuột… nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.
- Hàng ngày phun thuốc sát trùng Omnicide để tránh mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.
- Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng nước vôi.
- Mỗi tháng quét vôi hành lang ngoài chuồng, khơi thông cống rãnh thoát nước 4 lần.
Lịch phun sát trùng tại trại được công nhân và sinh viên được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, để phòng những mầm bệnh có thể phát sinh. Đối với chuồng đẻ công việc sát trùng được thực hiện 1 lần/ngày vào buổi sáng. Ngoài ra còn một lý do nữa đó là điều kiện môi trường như mưa hay độ ẩm cao hoặc nhiệt độ xuống thấp thì sẽ không xả vôi để tránh cho lợn bị nhiễm lạnh.
Bảng 3.1. Lịch sát trùng chuồng trại tại cơ sở thực tập
Thứ | Trong chuồng | Ngoài chuồng | ||
Chuồng nái chửa | Chuồng đẻ | Chuồng cai sữa | ||
CN | Phun sát trùng | Phun sát trùng | Tổng vệ sinh trại | |
Thứ 2 | Quét + phun sát trùng | Dộivôi sút gầmchuồng+ rắcvôi hành lang | Phun sát trùng | |
Thứ 3 | Dội vôi sút gầm + hành lang | Phun sát trùng + rắc vôi hành lang | Quét hoặc rắc vôi đường đi | |
Thứ 4 | Phun sát trùng | Dội vôi sút gầm chuồng + rắc vôi hành lang | Dội vôi sút quanh chuồng | |
Thứ 5 | Phun ghẻ | Phun sát trùng + rắc vôi hành lang | Phun ghẻ | |
Thứ 6 | Phun sát trùng | Dội vôi sút gầm chuồng + rắc vôi hành lang | Phun sát trùng | |
Thứ 7 | Dội vôi sút gầm + hành lang | Phun sát trùng + rắc vôi hành lang | Vệ sinh tổng chuồng | Thông rãnh hót hố ga |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - 1
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - 2
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - 4
Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Thông thường những công việc trên được tiến hành cùng nhau nên chúng tôi đã phân công nhau cùng thực hiện để đảm bảo an toàn cho trại.
Thông qua việc trực tiếp thực hiện các công việc trên, tôi đã biết được cách thực hiện vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Công việc được thực hiện nhanh chóng tỷ lệ phun hợp lý, khi phun thuốc sát trùng, thuốc ghẻ, các máng ăn của lợn được để ý để không bị dính thuốc vào.
3.4.3. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Quan sát, theo dõi các biểu hiện thường thấy trên lợn sau đó ghi chép và chẩn đoán phân biệt với những biểu hiện khác trên lợn để xác định tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
3.4.4. Xác định bệnh tích thông qua kết quả mổ khám tại chỗ
Lợn chết do bị tiêu chảy sẽ được mổ khám, kiểm tra bệnh tích. Những bệnh tích quan sát được ghi chép cẩn thận vào nhật ký, từ đó là cơ sở để chẩn đoán và điều trị.
3.4.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
Tổng số lợn mắc bệnh (con)
+ Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ————————— x 100
Tổng số lợn theo dõi (con)
Tổng số lợn chết (con)
+ Tỷ lệ lợn chết (%) = ——————————— x 100
Tổng số lợn mắc bệnh (con)
Tổng số lợn khỏi (con)
+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ——————————— x 100
Tổng số lợn điều trị (con)
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyễn Văn Thiện, 2003) [30] và Microsoft Excel 2010.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên qua 3 năm
Quá trình thưc tập tốt nghiệp tại trại, tôi đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2016 - 2018) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm 2016 - 2018
STT | Loại lợn | Năm 2016 (con) | Năm 2017 (con) | Năm 2018 (con) |
1 | Lợn đực giống | 17 | 19 | 21 |
2 | Lợn nái hậu bị | 70 | 87 | 96 |
3 | Lợn nái sinh sản | 870 | 960 | 976 |
4 | Lợn con | 20.880 | 23.040 | 21.274 |
(Nguồn: trại sinh thái Thanh Xuân)
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lợn đực giống từ 2016 - 2018 tăng từ 17 - 21 con, với tỷ lệ tăng từ 89,47% lên 90,47%. Lợn hậu bị dao động trong khoảng 70 - 96 con, với tỷ lệ tăng từ 80,46% lên 90,625% và số lợn con tăng lên do số lợn nái tăng. Số lợn đực giống tăng từ 17 lên 21 con qua 3 năm, do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái của trại cũng tăng. Bên cạnh đó, hàng năm trại thường xuyên loại thải những lợn đực giống đã kém chất lượng, vì vậy thường xuyên phải nhập lợn đực giống để khai thác.
Số lượng lợn nái sinh sản tăng từ 870 con (2016) lên 976 con (11/2018) vói tỷ lệ tăng từ 90,625% lên 98,36%. Lợn con tăng từ 20.880 con (2016) lên
23.040 con (2017), nhưng đến năm 2018 giảm xuống 21.274 con, do đó tỷ lệ này cũng tăng, giảm theo các năm. Trong thời gian hoạt động trại đã xây thêm
chuồng lợn thịt, để có thể xuất bán được lợn giống và lợn thịt. (chỉ tính đến tháng 11/2018). Vì vậy, qua bảng số liệu chúng ta thấy tình hình sản xuất của trại có số lợn tăng lên rõ rệt trong các năm, giúp trang trại hoạt động ổn định và hiệu quả.
4.2. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn trong 6 tháng thực tập tại trại
4.2.1. Công tác chăn nuôi
Trong thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa.
- Đối với nái chửa:
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1 và 2. Hàng ngày, vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 3030 với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
+ Đối với nái chửa kì 1 (1 → 84 ngày) ăn thức ăn 3030 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
+ Đối với nái chửa kì 2: (85 →110 ngày) ăn thức ăn 3030 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
+ Đối với nái chửa từ ngày 111 →113, ăn thức ăn 3030 với tiêu chuẩn 3 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
- Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 2,5 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn, mỗi ngày giảm 0,5 kg đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1 kg/con/ngày
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 3 kg/con/ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của lợn nái.
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại
Tháng | Lợn nái chửa (con) | Lợn nái nuôi con | Lợn con được đẻ ra | Lợn con đến cai sữa |
6 | 50 | 48 | 590 | 528 |
7 | 55 | 54 | 665 | 605 |
8 | 62 | 62 | 763 | 682 |
9 | 60 | 60 | 738 | 660 |
10 | 57 | 57 | 702 | 627 |
11 | 66 | 66 | 812 | 726 |
Tổng | 350 | 347 | 4270 | 3828 |
Kết quả bảng 4.2 chúng ta thấy số lợn nái chửa tôi trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 350 con; lợn nái nuôi con là 347 con; lợn con đẻ ra là 4270 con; lợn con đến cai sữa là 3828 con.
Từ các lứa tuổi trên có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng riêng đối lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kì cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày.
- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
+ Hai giờ đầu sau khi đẻ cho lợn bú sữa đầu ngay để hấp thu được nhiều γ - globulin vào máu và bú hoàn toàn trong 24 - 36 giờ.
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, mài nanh.
+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được bấm số tai, bấm đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
+ Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 9271, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 9271 nhằm kích thích tính thèm ăn. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng động để tạo chú ý cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ thừa trong máng.
+ Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
+ Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn con tại cơ sở thực tập
Nội dung công việc | Số lượng (con) | Kết quả | |
An toàn (con) | Tỷ lệ (%) | ||
Mài nanh | 815 | 756 | 100 |
Bấm số tai | 815 | 756 | 100 |
Cắt đuôi | 815 | 756 | 100 |
Từ kết quả trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tại cơ sở tôi đã học được một số công việc như sau: khi trộn thức ăn phải trộn thuốc nên làm ẩm cám bằng nước sau đó cho thuốc vào theo tỷ lệ trộn đều hỗn hợp, như vậy thuốc ngấm đều vào thức ăn làm cho lợn con dễ ăn hơn, máng phải luôn có thức ăn, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.
* Phát hiện lợn nái động dục
- Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng nhốt lợn nái thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh, tai vểnh lên và đứng ì lại.
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, thời điểm quan sát được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.
- Biểu hiện cơ quan sinh dục: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩn đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
- Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, quan sát triệu chứng động dục trước đó và đã xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.
- Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng).
- Bước 4: Vệ sinh lợn nái
- Bước 5: Dẫn tinh
- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục ấy.
4.2.2. Công tác thú y
* Công tác tiêm phòng vắc xin
Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng cho lợn tại cơ sở
Loại lợn | Tên vắc xin phòng bệnh | Số lượng (con) | Kết quả | |
Số lượng đạt (con) | Tỷ lệ (%) | |||
Đối với đàn lợn con | Irondextran-B12 phòng bệnh thiếu máu (tiêm) | 1120 | 1120 | 100 |
Cầu trùng (uống) | 1120 | 1120 | 100 | |
Vắc xin dịch tả lợn | 964 | 964 | 100 | |
Vắc xin Mycoplasma | 405 | 405 | 100 | |
Đối với đàn lợn nái | Vắc xin khô thai | 217 | 210 | 96,77 |
Vắc xin dịch tả | 193 | 187 | 96,9 | |
Vắc xin giả dại | 182 | 164 | 90,1 | |
Auto-vắc xin | 98 | 87 | 88,77 |
Qua kết quả bảng 4.4 ta có thể thấy được kết quả tổng quát về việc phòng và trị bệnh cho đàn lợn con và lợn nái tại trại bằng thuốc và vắc xin. Lợn con sau 2 - 3 ngày tuổi được tiêm Fe + B12 để phòng thiếu sắt, thuốc phòng trị cầu trùng và nâng cao sức đề kháng cho lợn con, 100% lợn con sau khi sinh sẽ được tiêm. Trong 6 tháng thực tập, tôi đã tiêm Fe + B12 cho 1120 lợn con được 3 ngày tuổi và đạt an toàn 100%, nhỏ thuốc phòng trị bệnh cầu trùng cho 1120 lợn con và an toàn 100%
Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cho 964 lợn con từ 10 - 15 ngày tuổi và Mycoplasma cho 405 lợn con từ 7 - 10 ngày tuổi và an toàn 100%.
Trong quá trình thực tập, tại trại hay xảy ra dịch tiêu chảy cấp (PED), tôi đã tham gia làm auto-vắc xin cho 98 lợn nái, tỷ lệ nái xuất hiện tiêu chảy là 87 nái, đạt 88,77% đạt yêu cầu an toàn của auto-vắc xin.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã gặp và điều trị một số bệnh sau:
- Bệnh viêm tử cung
+ Nguyên nhân: Bệnh viêm tử cung là một quá trình bệnh lý phức tạp có thể do rất nhiều nguyên nhân: Công tác phối giống không đúng, do lợn mẹ đẻ khó, bị sát nhau phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm tổn thương, xây xát niêm mạc cổ tử cung và âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm. Do sàn chuồng không được vệ sinh hoặc lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ. Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh sảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn (Văn Lệ Hằng và cs. 2008) [8].
+ Triệu chứng: Khi bị bệnh, lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, con vật đau đớn, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Âm hộ sưng đỏ. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối khắm.
+ Điều trị: Hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể, chúng tôi tiến hành điều trị như sau:
Dùng cồn iod 10% làm sạch tử cung Tiêm Oxytocin: 3 - 5 ml/con
Tiêm clamoxon: 20ml/con/ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Kết quả: Điều trị 45 con, khỏi 42 con, loại 3 con, tỷ lệ đạt 93,33%.
- Bệnh viêm vú
+ Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, E.coli xâm nhập vào tuyến vú qua da, do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới sinh, do lợn mẹ nhiều sữa ứ đọng tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển hoặc do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm.
Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng.
Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ.
Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.
+ Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú. Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng, có con bị viêm nặng, bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.
+ Điều trị: Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.
Toàn thân: Tiêm diclofenac kết hợp với tiêm clamoxon: 20ml/ con/ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Kết quả: Điều trị 25 con, khỏi 25 con, đạt tỷ lệ 100%.
- Bệnh phân trắng lợn con
+ Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Do trực khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Steptococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi.
Do hệ thống phòng vệ của lợn con chưa hoàn chỉnh trong những ngày đầu tiên như: Lượng axit trong dạ dày lợn con rất ít nên không đủ ngăn cản sự tấn công, xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn vào ruột và gây bệnh.
Do việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ chưa hợp lý, chuồng trại ẩm ướt, rét mướt, vệ sinh kém, sữa mẹ kém...
+ Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.
+ Điều trị: Bệnh phân trắng lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc.
- Tách riêng lợn bệnh ra khỏi đàn để điều trị.
+ Kháng sinh: Ampiseptryl tiêm bắp: 1ml/con, Smecta cho uống 2g/20 ml nước/10 con dùng liên tục 3 - 5 ngày. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc sau: Sodibio 1ml/10 kg thể trọng hoặc Sulfamid. Trộn Cobactin 6% (Colistin) cho ăn 3 - 5 ngày.
+ Cấp nước, chất điện giải và vitamin (A, D, E, K 126): 15g/10 lít nước) để tăng cường sức đề kháng.
+ Sưởi ấm cho lợn con, đối với lợn còn bú vẫn cho bú mẹ bình thường.
- Giảm lượng thức ăn cho lợn bệnh. Những lợn còn lại trong bầy giảm lượng ăn hàng ngày đồng thời tiến hành vệ sinh chuồng trại.
- Bổ sung thêm men vi sinh:
+ Kết quả: điều trị 120 con, khỏi 109 con; đạt tỷ lệ 90,83%.
- Bệnh viêm phổi
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con nhiễm bệnh và mắc bệnh do bú sữa của lợn mẹ bị bệnh.
+ Triệu chứng: Lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, hở xương sống, khi thở hóp bụng lại. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ ho khi vận động nhiều hoặc (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ.
+ Điều trị: Dùng Tiamulin: Liều 1,5ml/con, tiêm bắp; Vimenro: Tiêm bắp 1ml/20 - 40kg thể trọng/ ngày, tùy theo tình trạng bệnh lý.
Điều trị liên tiếp 3 - 5 ngày
+ Kết quả: Điều trị 250 con khỏi 226 đạt tỷ lệ 90,4%. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 4.5
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nuôi tại trại
STT | Tên bệnh | Số lượng (con) | Kết quả | |
Sô lượng khỏi (con) | Tỷ lệ (%) | |||
1 | Viêm tử cung | 45 | 42 | 93,33 |
2 | Viêm vú | 25 | 25 | 100 |
3 | Phân trắng lợn con | 120 | 109 | 90,83 |
4 | Viêm phổi | 250 | 226 | 90,4 |
Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy: Lợn nuôi trong thời gian thực tập tại cơ sở thường mắc 4 bệnh: Viêm đường sinh dục, viêm vú, phân trắng lợn con và viêm phổi. Trong đó, lợn nái mắc bệnh viêm vú là 100% sau đó là bệnh viêm tử cung 93,33%. Sở dĩ, có tỷ lệ mắc bệnh trên là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ chưa được tốt, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, lợn mẹ lại chưa thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta. Trong quá trình đỡ lợn đẻ chưa đúng kĩ thuật hoặc làm xây sát đường sinh dục làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Ngoài ra do quá trình mài nanh của lợn con sơ sinh chưa tốt nên gây tổn thương bầu vú và do kế phát từ bệnh viêm tử cung làm cho vi khuẩn theo máu đến bầu vú gây viêm.
Đối với bệnh phân trắng lợn con và viêm phổi có tỷ lệ từ 90,4 - 90,84% do lợn mới đẻ ra sức đề kháng yếu, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ quá nóng, quá lạnh, vi sinh vật…Do vậy, cần phải khắc phục bằng cách cho lợn con bú sữa đầu ngay để giữ ấm cho cơ thể, tăng lượng khác thể nhằm hạn chế bệnh tiêu chảy và viêm phổi.