Tổng Thu Từ Du Lịch Sinh Thái Huyện Bắc Sơn Giai Đoạn 2015 - 2017


thu cho riêng ngành du lịch (các doanh nghiệp do du lịch quản lý) mà còn mang lại nguồn thu cho các ngành khác như thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, ngân hàng....

Bảng 3.3: Tổng thu từ du lịch sinh thái huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: triệu đồng


Năm

2015

2016

2017

Số lượt khách tham quan (người)

9.700

13.500

17.500

Mức chi tiêu bình quân/khách

0,240

0,361

0,363

Tổng thu

2.328

4.873,5

6.352,5

Tăng so với năm trước

70,53%

209,00%

130,00%

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai

đoạn 2015 - 2017

137,00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 9

Nguồn: - Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Sơn

- Chi Cục thống kê huyện Bắc Sơn

Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu từ du lịch của huyện là 137,00%. Nhưng so với số lượt khách đến Bắc Sơn thì doanh thu này rất thấp, nếu chia bình quân doanh thu cho số lượt khách thì bình quân ta nhận thấy doanh thu/lượt khách năm 2015 là 240 nghìn đồng/khách đến năm 2016 doanh thu/lượt khách là 361 nghìn đồng/khách và sang đến năm 2017 thì doanh thu bình quân trên lượt khách là 363 nghìn đồng/khách. Như vậy tổng thu xã hội từ DLST giai đoạn 2015 - 2017 đạt

13.554 triệu đồng, con số này là quá khiêm tốn, chiếm khoảng 0,4 % tổng giá trị GRDP của huyện. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn, GRDP giai đoạn 2015 - 2017 của huyện đạt khoảng 555.000 triệu đồng.

Đây là một con số rất thấp vì vậy huyện cần kết hợp với các điểm du lịch sinh thái để có được kết quả tốt nhất.

Nhìn chung, mức thu từ du lịch của Bắc Sơn chưa tương xứng với lượng khách đến Bắc Sơn, một phần do đối tượng khách có mức chi trả thấp, mặt khác do đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế, chất lượng và cấp hạng các tiện nghi phục vụ du lịch chưa cao, chưa phong phú, mức giá thấp. Tại một số các điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch


chưa phát triển, chưa khai thác được các làng nghề truyền thống trong việc thiết kế các sản vật của địa phương làm quà lưu niệm cho du khách nên chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách (mua sắm là một thú vui của du khách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch). Việc phát triển các tiện nghi ăn uống, bán hàng, đồ lưu niệm, các hoạt động tiêu khiển vui chơi giải trí ở các điểm tham quan và việc đầu tư nâng cấp các tiện nghi du lịch, các điểm tham quan sẽ khuyến khích sự chi tiêu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách trong tương lai và sẽ mang lại một nguồn doanh thu không nhỏ cho du lịch của Bắc Sơn.

Để tìm hiểu thêm nguyên nhân về doanh thu từ du lịch chưa cao tôi phân tích thêm về mục đích của chuyến đi. Thông thường khách thường đi du lịch thuần tuý để nghỉ ngơi nhưng đôi khi cũng có du khách vừa kết hợp công việc với du lịch hoặc vừa đi du lịch vừa đến thăm người thân ở gần khu du lịch. Để hiểu cụ thể hơn về đặc thù du khách tại các khu du lịch Bắc Sơn ta có kết quả điều tra từ phiếu phỏng vấn du khách về mục đích chuyến đi như sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích


Mục đích

Số người

Cơ cấu (%)

Du lịch thuần tuý

14

70,00

Kết hợp công tác

5

25,00

Kết hợp thăm người thân

1

5,00

Mục đích khác

0

0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng 3.4 cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích ta nhận thấy 70,00% khách tới khu du lịch là để vui chơi giải trí, 25,00% khách kết hợp công việc với du lịch còn lại là khách vừa kết hợp thăm người nhà vừa kết hợp du lịch. Như vậy, chiếm 70,00% lượng du khách tới chỉ là du lịch nghỉ ngơi giải trí điều đó giúp cho các nhà quản lý có thêm định hướng để thu hút lượng khách du lịch thuần tuý lưu lại lâu hơn và tiêu dùng nhiều hơn trong thời gian lưu lại khu du lịch.

3.1.3.3. Về chất lượng dịch vụ du lịch

Thông thường các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng thường điều khiển các trông đợi của khách hàng không xuất phát từ khách hàng, mà họ thường từ ý muốn chủ quan của họ.


Chất lượng dịch vụ theo khía cạnh nào đó chính là chất lượng sản phẩm du lịch, vậy để đánh giá chính xác được sản phẩm thì việc tìm hiểu đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm đó là rất quan trọng.

Một trong những lý do hấp dẫn khách du lịch chính là các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Nếu các loại hình dịch vụ phong phú đa dạng thì sẽ thu hút đông khách tới và thời gian lưu trú sẽ cao hơn, còn ngược lại nếu dịch vụ sơ sài thì sẽ không hấp dẫn khách tới khu du lịch.

Bảng 3.5: Đánh giá về chất lượng dịch vụ


Nội dung

Rất tốt

(%)

Tốt (%)

Trung

bình (%)

Kém

(%)

Rất Kém

(%)

Công tác đón tiếp

25,00

50,00

25,00

-

-

Dịch vụ ăn uống

-

70,00

30,00

-

-

Dịch vụ thông tin liên lạc

-

70,00

20,00

10,00

-

Dịch vụ bán hàng lưu niệm

-

-

25,00

75,00

-

Dịch vụ lưu trú, giải trí

-

10,00

75,00

15,00

-

Dịch vụ vận chuyển

-

-

50,00

50,00

-

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua phỏng vấn 20 du khách, chúng ta có cảm nhận chung về chất lượng sản phẩm là chưa tốt. 75,00% số du khách được hỏi đánh giá dịch vụ chưa tốt. Cụ thể dịch vụ bán hàng lưu niệm có tới 75,00% ý kiến được hỏi đánh giá là dịch vụ này kém. Dịch vụ vận chuyển cũng có 50,00% ý kiến đánh giá là kém. Chỉ có 2,00 % ý kiến đánh giá dịch vụ rất tốt là công tác đón tiếp. Như vậy, các dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó nên khách hàng vẫn có những ý kiến chưa hài lòng về chất lượng sản phẩm.


Hộp 1: Ý kiến của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch


Câu hỏi

Câu trả lời

Người được phỏng vấn


Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch ở Bắc Sơn như thế nào?

Chị cũng đi nhiều những khu du lịch, muốn mua một vật gì đó để làm kỷ niệm của chuyến đi. Nhưng ở đây ít sản phẩm của địa phương, có chăng là những món ăn ẩm thực như Bánh Chưng đen, Bánh rán, Khau Nhục,

Lợn quay....

Chị Hoàng Phương Nga, khách du lịch ở Thái Nguyên

Tôi thấy ở đây đẹp đấy nhưng dịch vụ chưa phát triển như nhiều nơi tôi đã đi, dịch vụ ở đây vẫn còn sơ sài quá. Tôi chỉ thấy vài quán bán hàng lưu niệm, sản phẩm thì không mang nét đặt trưng của địa

phương.

Anh Phan Văn Việt, Hà Nội

Về lâu dài, cần xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn để tăng thời gian lưu trú của khách, từ đó tăng dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung. Vì với các loại dịch vụ này thì ngay cả khi giá cả không rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ đạt hiệu quả, chất lượng dịch vụ được đảm bảo hơn.

Vậy cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trao đổi thông tin khi khách hàng không thoả mãn như: thu thập thông tin từ các báo cáo hàng kỳ, thu thập ý kiến cá nhân bằng các phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân phát cho khách hoặc phỏng vấn trực tiếp...


3.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế, phát triển các tiện nghi phù hợp không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Nó tạo ra sự khác biệt của khu du lịch này so với khu du lịch khác, góp phần giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan của khu du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác.

Trong thời gian qua, một số điểm tham quan du lịch được trùng tu, tôn tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện góp phần vào sự tăng trưởng của khách du lịch đến Bắc Sơn. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào các khu là du lịch sinh thái còn hạn chế.

Trên địa bàn huyện hiện nay không có khách sạn, chỉ có có 8 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, 8 hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn và 6 nhà hàng trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn. Ngoài ra, huyện Bắc Sơn có 13 cơ sở kinh doanh karaoke phục vụ nhu cầu giải trí cho người dân nói chung và khách du lịch nói riêng. Các cơ sở ăn uống, nhà hàng chủ yếu là do các hộ tư nhân mở ra, chất lượng phục vụ còn thấp.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 8 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Bảng 3.6: Hiện trạng cơ sở lưu trú tại huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Khách Sạn (phòng)

0

0

0

Nhà nghỉ (phòng)

50

80

92

Homestay (nhà)

5

7

8

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin


Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Bắc Sơn hiện nay còn thiếu và yếu. Không có khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, số lượng và chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Các mô hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, cơ sở lưu trú tại Bắc Sơn cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú tại địa bàn.

3.1.3.5. Lao động ngành du lịch:

Nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch.

Bảng 3.7: Lao động hoạt động du lịch ở Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017



Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số

lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số

lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số

lượng (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số lao động

281

100

352

100

408

100

Lao động qua đào tạo

92

32,70

169

48,00

179

43,90

LĐ trình độ đại học

12

13,00

19

11,20

24

13,40

LĐ trình độ CĐ, TC

80

87,00

15

88,80

155

86,60

LĐ chưa qua đào tạo

189

67,30

183

52,00

229

56,10

Nguồn: - Phòng Văn hóa và Thông tin

- Chi Cục thống kê huyện

Qua bảng 3.7 ta thấy tổng số lao động bình quân qua các năm của ngành du lịch huyện Bắc Sơn 347 người. Những lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, thành phần là người dân địa phương, các hộ gia đình kinh doanh lưu trú (làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn), nhà nghỉ, nhà hàng phần lớn chưa qua đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ. Nhìn chung, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch của huyện còn thấp, chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số lao động trên địa bàn; tỷ lệ lao động có trình độ cao quá nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Vì vậy, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên


môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Bắc Sơn đang là một trong những vấn đề hết sức cấp bách.

3.1.3.6. Thị trường và sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn hiện nay hầu hết đang dừng ở mức có tiềm năng nhưng chưa định hình ra các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và có thể khai thác được ngay. Đa số khách du lịch đến với Bắc Sơn (cả khách du lịch nội địa và quốc tế) đều là những người trẻ tuổi, yêu thiên nhiên, thích khám phá chỗ mới, điểm mới và đi du lịch ở dạng tự do. Do vậy, họ chấp nhận tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ và du lịch chưa hoàn thiện của Bắc Sơn.

Bảng 3.8: Số lần khách du lịch đến Bắc Sơn


Số lần

Số người

Tỷ lệ %

Lần đầu tiên

11

55,00

Lần thứ hai

8

40,00

Lần thứ ba

1

5,00

Hơn ba lần

0

0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Quan phỏng vấn 20 du khách thì khách du lịch đến Bắc Sơn lần đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,00%, lần thứ hai là 40,00% và lần thứ 3 chỉ chiếm,00 5%, cho thấy số lượng khách quay lại lần thứ ba rất ít, chủ yếu chỉ đến lần thứ nhất và lần thứ hai. Không có đối tượng khách nào được phỏng vấn đến Bắc Sơn trên 3 lần.

3.1.3.7. Không gian du lịch

Hệ thống các khu du lịch hầu như chưa được hình thành. Các điểm du lịch chủ yếu là các điểm tham quan di tích dựa trên sự phân bố của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của huyện.

Một số điểm du lịch mang đặc trưng DLST của Bắc Sơn như núi Nà Lay, Suối Mỏ Mắm - Hang Keng Tao, Vườn Quýt Hang Hú, Thung lũng Hoa.... đang được khai thác. Tuy nhiên, do công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, do quảng bá hình ảnh, ... hạn chế nên thực tế phát triển còn kém, chưa mang lại dấu ấn cho khách du lịch.

Đối với các điểm du lịch lịch sử văn hóa như đồn Mỏ Nhài, trường Vũ Lăng, Thâm thông Dập Dị, Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn đã đầu tư tương đối quy


mô, hàng năm thu hút được nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, các điểm du lịch hầu như chỉ mới dừng lại ở giai đoạn tiềm năng, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch chỉ mới bắt đầu. Tại núi Nà Lay, các hoạt động du lịch gần như tự phát, nên hiệu quả chưa cao và có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường cảnh quan.

3.1.3.8. Đầu tư phát triển du lịch sinh thái

Do nguồn lực còn hạn chế, công tác đầu tư du lịch sinh thái ở Bắc Sơn chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển. Mặc dù trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 đã xác định cụm du lịch Bình Gia - Bắc Sơn là khu vực ưu tiên đầu tư nhưng cho đến nay, ngoài việc hình thành vài ba hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay ở Làng Quỳnh Sơn, mới có một dự án đầu tư du lịch sinh thái Tân Hương được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hạ tầng kết nối các điểm du lịch tại Bắc Sơn chưa được quan tâm đầu tư. Bắc Sơn có rất nhiều hang động đẹp nhưng đường tiếp cận tới các hang động gần như chưa hình thành, chỉ là lối mòn và đi lại rất khó khăn. Hiện chưa có nhà đầu tư nào có dự án đầu tư khai thác hang động để phục vụ khách du lịch. Các dòng sông, suối, hồ trong thung lũng khá đẹp nhưng gần như chưa được đầu tư và chưa có cơ sở dịch vụ cung cấp cho khách du lịch.

* Đầu tư nước ngoài

Đến nay, trên địa bàn huyện Bắc Sơn chưa có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là các điểm du lịch văn hóa chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, còn các điểm du lịch sinh thái tự nhiên của Bắc Sơn, trong đó có hệ thống hang động mặc dù rất đẹp và quy mô rộng lớn nhưng chưa thực sự nổi bật và hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông tới các điểm du lịch còn yếu, chất lượng các dịch vụ phục vụ du khách chưa đảm bảo.

* Đầu tư trong nước

Đầu tư trong nước vào du lịch ở Bắc Sơn hầu như chưa có. Chương trình Nông thôn mới đã góp phần cải tạo và làm mới một số đường giao thông đi đến các điểm du lịch, tuy nhiên tiến độ còn rất chậm. Một số dự án tôn tạo di tích và cảnh quan một số điểm du lịch song còn ở mức độ rất khiêm tốn.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí