Bảng Lương Dự Kiến Cho Quân Đội, Công An Từ 01/07/2020


Yếu tố chủ quan

Không

ảnh hưởng

Ít

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

một phần

Khá

ảnh hưởng

Rất

ảnh hưởng


ĐTB

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Sự tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực của

ĐNGV


0


0,0


2


0,59


24


7,06


109


25,35


205


60,29


4,52


2

Vị trí, việc

làm của ĐNGV


3


0,9


26


7,65


64


18,82


101


23,49


146


42,94


4,06


5

Trung

bình

1

0,18

7

2,12

40

11,65

110

25,53

183

53,76

4,37


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 15


Bảng 2.18. Bảng lương dự kiến cho Quân đội, Công an từ 01/07/2020


STT

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

lương

Mức lương đến

30/6/2020

Mức lương từ

01/7/2020

1

Đại tướng

10.4

15.496

16.64

2

Thượng tướng

9.8

14.602

15.68

3

Trung tướng

9.2

13.708

14.72

4

Thiếu tướng

8.6

12.814

13.76

5

Đại tá

8.0

11.920

12.8

6

Thượng tá

7.3

10.877

11.68

7

Trung tá

6.6

9.834

10.56

8

Thiếu tá

6.0

8.940

9.60

9

Đại úy

5.4

8.046

8.64

10

Thượng úy

5.0

7.450

8.00

11

Trung úy

4.6

6.854

7.36

12

Thiếu úy

4.2

6.258

6.72

13

Thượng sĩ

3.8

5.662

6.08

14

Trung sĩ

3.5

5.215

5.60

15

Hạ sĩ

3.2

4.768

5.12

Những người công tác trong lĩnh vực QPAN có mức lương cao hơn so với bình quân chung. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện mức lương như vậy không đ p ứng được yêu cầu của cuộc sống và ngoài lương thì gần như không có thu nhập


thêm. Trong khi đó sinh viên ngành ATTT sau khi tốt nghiệp làm cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, đại đa số họ trả theo lương theo năng lực. Mức lương linh hoạt hơn các trường đại học nhiều. Bên cạnh đó đó môi trường làm việc ở các trường đại học khối QPAN cũng khá gò bó và cứng nhắc. Do đó rất khó thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hay những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài về công tác. Qua phỏng vấn cán bộ quản lý ở các trường đại học khối QPAN, nghiên cứu sinh đều nhận được câu trả lời khá giống nhau là “Hiện nay nghiên cứu sinh rất khó giữ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở lại trường vì cơ chế chính sách của nhà nước, quỹ lương không cho phép. Trong khi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hàng năm họ đều tới các trường đại học khối QPAN để tuyển những sinh viên có kết quả học tập tốt để có chính sách thu hút, đầu tư và hứa hẹn lương bổng rất tốt, đây là điều các trường đại học khối QPAN khó thực hiện. Cùng với đó rất nhiều giảng viên được nhà trường cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước, sau khi tốt nghiệp sẵn sàng trả chi phí đào tạo để ở lại nước ngoài hoặc chuyển môi trường khác làm việc tốt hơn”.

Yếu tố “Sự tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực của chính đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN”, xếp thứ 2, ĐTB = 4,52, đây là mức xếp loại cao. Với tỉ lệ, rất ảnh hưởng: 60,29%; khá ảnh hưởng: 25,35%; ảnh hưởng 1 phần: 7,09% và ít ảnh hưởng: 0,59%. Nếu như yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT về số lượng thì yếu tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển về chất lượng, trình độ tay nghề của giảng viên. Sự tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực... là yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng giảng viên ngành ATTT. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ như vũ bão hiện nay, nếu giảng viên ngành ATTT không tích cực, chủ động tự học tự bồi dưỡng thì sẽ nhanh chóng tụt hậu. Bởi các kiến thức được khi học tập ở trường là không đủ, trong khi đó các kiến thức nói chung, kiến thức về ATTT nói riêng thường xuyên được bổ sung đổi mới do đó tự học, tự bồi dưỡng là yếu tố quyết định. Yếu tố này đặt ra yêu cầu không chỉ đối với bản thân giảng viên ngành


ATTT phải tích cực học tập nghiên cứu, mà còn đặt ra yêu cầu cho cán bộ quản lý phải có các giải pháp, chính sách phù hợp để kích thích các giảng viên tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ đ p ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH.

Hai yếu tố xếp hạng 3 và 4 thuộc về chủ thể quản lý việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT đó là: “Quyền tự chủ của Nhà trường về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT”, xêp thứ 3, ĐTB = 4,47. Thực hiện hiện tốt sẽ giúp tạo môi trường sư phạm thuận lợi và làm giảm sự cứng nhắc của cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chăm lo đời sống và thu hút giảng viên ngành ATTT. Yếu tố xếp thứ 4 “Sự quan tâm của các chủ thể quản lý đối với việc phát triển ĐNGV ngành ATTT”, ĐTB = 4,28. Đây cũng là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, và kết quả này là phù hợp với thực tế. Khi các chủ thể quan tâm, có các chính sách quản lí phù hợp là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng quản lí của các nhà trường trong đó đặc biệt là việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của các trường đại học khối QPAN.

Yếu tố xếp cuối cùng là: “Vị trí, việc làm của đội ngũ giảng viên ngành ATTT”, ĐTB là: 4,06. Tiêu trí vị trí, việc làm của đội ngũ giảng viên ngành ATTT xếp ở vị trí ảnh hưởng ít nhất ở thời điểm nghiên cứu theo nghiên cứu sinh là phù hợp. Tuy vậy, trong tương lai khi chế độ lương mới được thực hiện trả lương theo vị trí, chức vụ thì khi đó yếu tố này sẽ ảnh hưởng lớn hơn.

2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Qua kết quả bảng 2.19 cho thấy, các yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Có 4 yếu tố rất ảnh hưởng và 1 yếu tố khá ảnh hưởng, ĐTB = 4,33.

Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhẩt là: “Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT”, ĐTB = 4,51(rất ảnh hưởng: 55%; ảnh hưởng: 32,09%, ảnh hưởng 1 phần; 4,41%). Kết


quả này không bất ngờ, bởi như nghiên cứu sinh đã trình bày ở trên. Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; cuộc cách mạng hiện nay tác động mạnh là cách mạng công nghiệp 4.0 càng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với Việt Nam nói chung trong đó đặc biệt tác động tới sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

Bảng 2.19. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên


TT


Yếu tố khách quan

Không ảnh

hưởng


Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng một phần

Khá ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng



TB

ĐTB


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%




1

Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của

ngành liên quan đến ĐNGV


0


0,0


20


5,88


39


11,47


116


26,98


165


48,53


4,25


2


2

Tác động của cuộc cách mạng

4.0 đến yêu cầu

phát triển ĐNGV


0


0,0


0


0,00


15


4,41


138


32,09


187


55,00


4,51


1


3

Đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ dạy học cho các trường đại học

khối QPAN


0


0,0


17


5,00


39


11,47


131


30,47


153


45,00


4,24


3


4

Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong hội

nhập quốc tế


5


1,5


27


7,94


28


8,24


134


31,16


146


42,94


4,14


5


5

Xếp hạng trường đại học trọng điểm quốc

gia về đào tạo ATTT


6


1,8


18


5,29


26


7,65


132


30,70


158


46,47


4,23


4


Trung bình

2

0,65

16

4,82

29

8,65

130

30,28

162

47,59

4,27



Để có thể tiếp cận và thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải có trình độ toàn diện, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về ngoại ngữ, tin học, luôn ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào trong thực tiễn giảng dạy. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT trên cả hai mặt; một mặt là giúp đội ngũ giảng viên không ngừng hoàn thiện để tiếp cận theo hướng tích cực nhưng bên cạnh đó cũng tạo áp lực đối với đội ngũ giảng viên ngành ATTT về vấn đề phải làm thế nào để có thể tiếp cận, để có thể đổi mới tránh tụt hậu dẫn đến bị áp lực không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua khảo sát tại các trường đại học khối QPAN và phỏng vấn các cán bộ quản lý của các nhà trường họ cho rằng: “Đây là cuộc cách mạng đang tác động mạnh mẽ trên thế giới, trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đặc biệt là CNTT, ATTT nó ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý đào tạo của các trường mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ giảng viên. Do đó các trường mà trực tiếp là Ban Giám đốc đã chủ động xây dựng các lộ trình và cách tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là cách giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT và nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của các trường đại học khối QPAN”.

Hai yếu tố đứng thứ 2 và 3 cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT là “Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của ngành liên quan đến ĐNGV ngành ATTT” và Đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ dạy học cho các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT”, ĐTB lần lượt: 4,25 và 4,24. Cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các nhà trường cũng như tác động đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT xếp thứ 3 là sát thực tế. Yếu tố cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành đã được cụ thể hóa ở yếu tố chủ quan là cơ chế chính sách của các nhà trường, do đó sự đ nh giá ở vị trí và số điểm trên là phù hợp.


Hai yếu tố xếp cuối cùng là: “Xếp hạng trường đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo ATTT” và “Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong hội nhập quốc tế”, ĐTB lần lượt là: 4,23 và 4,14. Nếu như yếu tố xếp hạng trường đại học trọng điểm về đào tạo ATTT là yếu tố mới và được coi trọng trong những năm gần đây trong việc so sánh các tiêu chí trong đó có chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT để đ nh giá các trường đại học tốt nhất về đào tạo ATTT không chỉ ở Việt nam mà còn với thế giới, là yếu tố quan trọng xây dựng thương hiệu nhà trường, mặc dù xếp ở vị trí thứ 4 nhưng vẫn là yếu tố ảnh hưởng nhiều so với các yếu tố ảnh hưởng khác theo nghiên cứu sinh là phù hợp. Tuy nhiên yếu tố “Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong hội nhập quốc tế” trong thực tế hiện nay ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT, bởi trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa về CNTT hiện nay thì các trường cũng nằm trong vòng quay đó. Để nâng cao thương hiệu nhà trường, để có vị trí trong khu vực và thế giới thì các trường đại học khối QPAN phải phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT có đủ số lượng, có cơ cấu phù hợp mà đặc biệt là trình độ tay nghề, bằng cấp, trình độ gắn với kết quả thực tiễn, có các công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế có chỉ số khoa học cao; giảng viên ngành ATTT thường xuyên tham gia các hội thảo, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp quốc tế, các hoạt động tham quan học hỏi, bồi dưỡng trình độ của các chuyên gia. Tất cả đều tác động lớn đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT đặc biệt về khía cạnh chất lượng đội ngũ. Do đó, yếu tố này cần được đ nh giá ảnh hưởng mức độ cao hơn để các nhà quản lí xây dựng các giải pháp phù hợp cho sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT nói riêng, phát triển vị thế các trường đại học khối QPAN nói chung.

Tóm lại, qua phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN cho thấy, các yếu chủ quan và khách quan đều tác động rất lớn đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Các yếu tố chủ quan tác động mạnh hơn tuy nhiên biên độ là không thật lớn (A= 0,10). Các yếu tố khách quan dù mức độ ảnh


hưởng khác nhau tuy nhiên đều tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Do đó, để phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đủ về số lượng, cơ cấu, mạnh về chất lượng cần xây dựng được các giải pháp phù hợp để hạn chế sự tác động không mong muốn của các yếu tố trên.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh

2.6.1. Ưu điểm

Cán bộ quản lý các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT được khảo sát rất quan tâm đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

Ban giám đốc các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT được khảo sát đã quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT từ việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, phát triển các phẩm chất đạo đức, năng lực cho giảng viên, thực hiện chương trình đào tạo, năng lực phát triển nghề nghiệp, công tác tuyển chọn và sử dụng và kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT và đã đạt được kết quả bước đầu.

Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay có cơ cấu khá hợp lí, có trình độ khá cao đ p ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay. Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có tinh thần thái độ đúng đắn, cầu thị, luôn mong muốn tham gia và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực ATTT cho QPAN và KTXH. Đa số tích cực tham gia vào các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để không ngừng bổ sung kiến thức, tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ mới hiện đại nhất nhằm đ p ứng yêu cầu của giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay.

Các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT được khảo sát đều đ nh giá công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên ngành ATTT được thực hiện tương đối tốt, trong quá trình tuyển chọn đội ngũ giảng viên này các trường đã


xây dựng được tiêu chí tuyển dụng phù hợp nhằm tuyển được những sinh viên giỏi, nhất là những người đã tốt nghiệp sau đại học về ATTT ở các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Việc sử dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo kết quả khảo sát cũng được các trường đại học khối QPAN thực hiện tương đối tốt, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh các trường đại học khối QPAN đã sử dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT tương đối hợp lý căn cứ vào trình độ, thâm niên công tác, mức độ cống hiến để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo công bằng ở mức độ hợp lý nhất có thể.

Các cán bộ quản lý và giảng viên ngành ATTT có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Đa số cán bộ quản lý và giảng viên ngành ATTT đ nh giá đúng đắn và phù hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

2.6.2. Hạn chế

Việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa xây dựng được Khung năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay.

Trình độ ngoại ngữ, nhất là giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài của một bộ phận giảng viên ngành ATTT còn hạn chế. Đây chính là rào cản trong quá trình hội nhập quốc tế, trao đổi giảng viên với các trường đại học ngành ATTT ở các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến.

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN vẫn còn ở mức độ chưa cao cần phải cải thiện trong thời gian tới.

Việc thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo kết quả nghiên cứu thực tiễn và theo quan sát thực tiễn của nghiên cứu sinh cho thấy công tác này còn thực hiện

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí