Các Nguyên Tắc Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Đngv Ngành Attt Trong Bối Cảnh Hiện Nay


chưa thực sự có hiệu quả, công tác bồi dưỡng chuyên môn hàng năm mang tính chất thường xuyên chưa thực sự được chú trọng và mang tính hình thức.

Chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đã khảo sát còn chưa thực sự đồng đều về trình độ. Vấn đề tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của một phận giảng viên ngành ATTT còn có những hạn chế nhất định.

Việc luân chuyển, bố trí công việc cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN gặp khó khăn, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không muốn ở lại trường làm giảng viên. Hiện tượng chảy máu chất xám còn xảy khá thường xuyên do giảng viên ngành ATTT chuyển đơn vị công tác sáng các trường đại học có mức đãi ngộ tốt hơn; một số giảng viên gửi đi đào tạo ở nước ngoài không muốn về nước.

Thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là bị rào cản về chính sách nhất là liên quan đến chế độ tiền lương, thưởng đối với những người công tác trong lĩnh vực QPAN. Các trường chưa thực sự được tự chủ về việc xây dựng chế độ chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT nên các trường vẫn chủ yếu căn cứ vào quân hàm của đội ngũ giảng viên để trả lương, thưởng chứ chưa thực sự căn cứ vào vị trí việc làm, chất lượng giảng dạy, nhất là nghiên cứu khoa học nên gặp khó khăn trong việc có chính sách đãi ngộ “giảng viên tài năng” có nhiều công trình đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong danh mục ISI, Scopus…

2.6.3. Nguyên nhân

Do trình độ, năng lực của một số cán bộ quản lý và giảng viên ngành ATTT còn hạn chế, một số chưa thực sự tâm huyết với nghề.

Do áp lực to lớn của xã hội và đặc biệt những yêu cầu mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên không dễ dàng để các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT có thể thích ứng ngay với sự thay đổi.


Do cơ chế, chính sách của các trường đại học khối QPAN và các Bộ chủ quan còn khá cứng nhắc, môi trường sư phạm chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo động lực phát triển cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Do tính chất ngành nghề, nguồn giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN chủ yếu là sinh viên khá, giỏi được giữ lại nên hầu như họ không được đào tạo chuyên nghiệp về sư phạm nên còn một số giảng viên ngành ATTT có nghiệp vụ giảng dạy còn chưa tốt.


Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 16

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tiến hành nghiên cứu phân tích, đ nh giá một cách toàn diện thực trạng giảng viên, công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, chỉ ra những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT cụ thể như sau:

Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN do đặc thù là những người công tác trong lĩnh vực QPAN vì vậy quá trình tuyển dụng rất chặt chẽ do vậy giảng viên ngành ATTT đều là những người có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với định hướng xã hội chủ nghĩa. Năng lực của giảng viên được đ nh giá ở mức khá và dần dần được nâng cao, cơ bản đ p ứng được yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ATTT, Tuy nhiên, hiện nay giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời. Đó là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, có chức danh khoa học và qua thực tế ở đơn vị chiến đấu còn mỏng; năng lực sư phạm một số giảng viên hạn chế, hiệu quả công tác của họ chưa tương xứng với trình độ học vấn, chất lượng giảng dạy có mặt chưa đ p ứng yêu cầu nhiệm vụ; trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy-học hiện đại, cập nhật thông tin, phương pháp dạy-học tiên tiến còn hạn chế. Về cơ cấu độ tuổi, kinh nghiệm và cương vị công tác của giảng viên cũng còn có những bất cập; số lượng giảng viên qua thực tế ở đơn vị chiến đấu ngày càng giảm.

Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối QPAN tuy bước đầu đã thu được một số kết quả tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập như: chưa có khung năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; việc bố trí, sử dụng giảng viên ở một số trường còn chưa phù hợp; Một số giảng viên chưa được bố trí đúng năng lực, thiếu giảng viên có trình độ cao; hoạt động đ nh giá giảng viên thực hiện chưa có hiệu quả, kết quả đ nh giá chưa làm căn cứ để giảng viên điều chỉnh chính


bản thân mình, làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, sàng lọc và thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

Quá trình phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có nhiều yếu tố tác động như: Nhận thức của lãnh đạo Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an đối với vai trò, vị trí của các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT; Nhận thức của lãnh đạo các nhà trường đối với nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT; Công tác quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT; Động lực phát triển của giảng viên ngành ATTT…. , Việc xác định đúng các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có ý nghĩa quan trọng, giúp thủ trưởng nhà trường đề ra các biện pháp phù hợp trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay.


Chương 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và lực lượng vũ trang về phát triển nguồn nhân lực, coi giảng viên ngành ATTT là lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của các trường đại học khối QPAN mà là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, các Bộ, Ban, Ngành và cả hệ thống chính trị, coi đó là một bộ phận trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó Bộ Quốc phòng và Bộ Công an giữ vai trò chủ đạo trong việc tham mưu và chỉ đạo các trường đại học khối QPAN tổ chức thực hiện.

Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT phải được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các trường đại học khối QPAN theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Các giải pháp đưa ra có tính hệ thống, được xác định trên một trục thống nhất là phát triển nguồn nhân lực, kế thừa những ưu điểm của phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối QPAN. Các vấn đề cốt yếu có liên quan như: Nhận thức của lãnh đạo và đội ngũ giảng viên về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT; Tuyển dụng, sử dụng; Đ nh giá và xếp loại; đào tạo, bồi


dưỡng; Chính sách đãi ngộ và kiến tạo môi trường làm việc cho giảng viên ngành ATTT đều được đề cập.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Lựa chọn một giải pháp nào đó, đều được cân nhắc đến tính vừa sức với các điều kiện nguồn lực hiện có. Giải pháp nào đưa đến kết quả cao nhất, với chi phí nguồn lực hợp lý, sẽ được lựa chọn. Các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động đang chi phối cũng được tính đến để tránh những rủi ro không đ ng có thể xảy ra.

3.2. Tổ chức phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của lãnh đạo giảng viên về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin trong bối cảnh hiện nay.

3.2.1.1. Mục đích của giải pháp

Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng quyết định cho mọi hành động. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và có kết quả tốt. Bên cạnh đó nhận thức còn mang tính cá nhân hóa cao, chính vì thế với một vấn đề mang tính tập thể cần sự thống nhất của nhiều người thì rất cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc.

Hoạt động đảm bảo ATTT trong lĩnh vực QPAN là một hoạt động đặc thù nên đòi hỏi phải có những nguồn lực đặc biệt, nhất là yêu cầu cao về chất lượng con người. Hoạt động đảm bảo ATTT trong lĩnh vực QPAN chủ yếu diễn ra trong điều kiện khó khăn, căng thẳng trong không gian và thời gian khó xác định. Nguồn nhân lực ATTT trong lĩnh vực QPAN là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia đ p ứng yêu cầu về thể lực, phẩm chất, bản lĩnh, tri thức, kỹ năng…được huy động, khai thác và sử dụng vào hoạt động ATTT trong lĩnh vực QPAN. Như vậy nguồn nhân lực ATTT trong lĩnh vực QPAN có những điểm căn bản của nhân lực quân sự. Vì vậy để có thể đào tạo ra nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao cho lĩnh vực QPAN trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi chất lượng đào tạo càng phải được nâng cao hơn, chính vì thế vấn đề nhận thức của ĐNGV


ngành ATTT nói riêng và lãnh đạo các trường đại học khối QPAN nói chung phải được thay đổi. Tư duy về vai trò và trách nhiệm của người “thầy” trong quá trình giảng dạy cũng phải được đổi mới.

Để đối phó hiệu quả với những đòi hỏi về nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao cho QPAN trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tư duy triết lý giáo dục trong lĩnh vực QPAN cho phù hợp, vì vậy các trường đại học khối QPAN cần tăng cường đổi mới giáo dục - đào tạo trước hết là tư duy về giáo dục. Hệ thống các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT cần đổi mới sang mô hình giáo dục hiện đại, đào tạo ra những sĩ quan ATTT biết làm việc linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với chiến tranh trên không gian mạng ở mọi quy mô, cường độ và cấp độ khác nhau, trong những không gian và thời gian chuyển biến hết sức mau lẹ, vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ATTT nói chung và nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao cho lĩnh vực QPAN nói riêng, không thể tiến hành có hiệu quả theo một mô hình xơ cứng và máy móc mà phải tiến hành theo mô hình và phương án hiện đại.

Trước hết, tư duy về đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN cần được thực hiện ở việc đổi mới về mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đổi mới căn bản mô hình người sĩ quan ATTT trong tương lai, đó phải thực sự là những con người tài giỏi được xã hội ngưỡng mộ, kính trọng và tôn vinh. Việc đổi mới này thực sự rất khó khăn bởi nó liên quan tới việc giải quyết những mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn, giữa truyền thống và hiện đại, tương lai. Biểu hiện cụ thể của mâu thuẩn này là một mẫu hình đã được lý tưởng hóa với những thực tiễn của kinh tế thị trường đang biến đổi trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng. Mô hình người sĩ quan ATTT trong lĩnh vực QPAN phải thực sự là hình mẫu của một xã hội hiện đại, là sự ưu tiên lựa chọn nghề nghiệp của một bộ phận thanh niên ưu tú.

Vì vậy, đổi mới về tư duy và nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay giúp giảng viên, lãnh đạo các nhà trường hiểu được tầm quan trọng, vai trò của giảng viên ngành


ATTT đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH.

Đổi mới từ tư duy, nhận thức đến hành động trong mọi hoạt động giáo dục, nhằm tạo ra cách nhìn, cách nghĩ và cách làm mới về giáo dục và đào tạo, đây là vấn đề quan trọng có vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quá trình đổi mới phải bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống và tính tính đồng bộ, bảo đảm phát triển giáo dục và đào tạo một cách bền vững, toàn diện. Đổi mới từ tư duy về giáo dục và đào tạo trong các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT hiện nay cần đổi mới tư duy về xây dựng nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo, bảo đảm giảng viên ngành ATTT có được môi trường thuận lợi để họ cống hiến và trưởng thành; xây dựng cơ chế tuyển chọn giảng viên ngành ATTT và có cơ chế chính sách đãi ngộ để tạo động lực cho họ phát huy cao nhất khả năng trong quá trình đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Đổi mới trước hết là nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của giảng viên ngành ATTT trong sự nghiệp phát triển của lực lượng vũ trang trong bối cảnh hiện nay. Vai trò và trách nhiệm của giảng viên ngành ATTT là đào tạo cũng như truyền cảm hứng yêu nghề cho các sinh viên ngành ATTT. Bên cạnh vai trò chủ chốt này, giảng viên ngành ATTT còn có vai trò nghiên cứu khoa học để duy trì và phát triển thêm kiến thức về ATTT phục vụ cho quá trình giảng dạy ATTT tại các trường đại học khối QPAN.

Giảng viên ngành ATTT trước hết cần phải thay đổi nhận thức về quá trình đào tạo, từ cách hướng dẫn, điều khiển và tổ chức để người học, học tập được những kỹ năng, kỹ thuật ATTT hiện đại cho tới phải biết tổ chức, chỉ đạo cho họ tự học để nắm bắt những kỹ thuật ATTT hiện đại của Việt nam và thế giới.

Tiếp đến là đổi mới về tư duy, khi đã có nhận thức đúng thì tư duy sẽ dễ dàng được thay đổi hơn bởi tư duy bắt nguồn từ nhận thức. Đổi mới tư duy về xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy học cho các đối tượng, bậc

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí