Thực Trạng Tuyển Dụng Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin


Bảng 2.10. Quy hoạch đội ngũ giảng viên


Nội dung đánh giá

ĐTB

Thứ

bậc

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Dự báo nhu cầu ĐNGV

3,08

4

0,0

16,5

60,0

22,4

1,2

2. Phân tích thực trạng ĐNGV

3,15

3

0,0

20,6

45,3

32,4

1,8

3. Xây dựng, rà soát, bổ sung

quy hoạch ĐNGV

3,21

1

0,0

12,4

57,6

27,1

2,9

4. Lập kế hoạch thực hiện

3,02

5

0,0

17,1

67,1

12,9

2,9

5. Tổ chức thực hiện quy hoạch

3,01

6

0,0

20,6

61,8

14,1

3,5

6. Đ nh giá thực hiện quy hoạch

3,16

2

0,0

14,1

58,2

24,7

2,9

ĐTB chung

3,10







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.


Trong đó nội dung được đ nh giá cao nhất là “Xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ giảng viênvới ĐTB = 3,21. Đa số các ý kiến đều đ nh giá nội dung này được thực hiện ở mức độ trung bình với 57,6 %, 27,1 % đ nh giá ở mức khá, 2,9% đ nh giá ở mức tốt. Việc xây dựng kế hoạch quản lý đội ngũ giảng viên được xem là hoàn chỉnh nếu trong đó có dự kiến về nội dung, hoạt động, thời gian, người phụ trách, ... đây sẽ là cơ sở, định hướng giúp cho cán bộ quản lý các trường đại học khối QPAN dựa vào để thực hiện việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT một cách tốt nhất.

Qua phỏng vấn một cán bộ quản lý ở trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT có mã phỏng vấn PV05 cho biết: “Hiện nay trường nghiên cứu sinh đang diễn ra quá trình thay đổi thế hệ sâu sắc, các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ đa phần có tuổi đang công tác những năm cuối. Đội ngũ giảng viên trẻ hiện nay được các trường quan tâm tuyển dụng và bồi dưỡng để nhanh chóng bù lấp khoảng trống cho các giảng viên về hưu, giảng viên có tuổi để lại. Nếu không xây dựng quy hoạch tốt sẽ để lại khoảng trống rất lớn đối với giảng viên ngành ATTT của nhà trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo.”


Hai nội dung “Đánh giá thực hiện quy hoạch” “Dự báo nhu cầu đội ngũ giảng viên” lần lượt xếp thứ 2 và 3. Đây cũng là 2 nội dung quan trọng trong công tác quản lý bởi việc xây dựng được kế hoạch tốt là khâu quan trọng giúp các trường luôn có đội ngũ giảng viên chất lượng tốt, chủ động trong việc sử dụng. Tuy vậy, giữa việc xây dựng kế hoạch và sử dụng thường hay phát sinh vấn đề, do đó cần đ nh giá việc thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh cần thiết giúp việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả nhất. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và dự báo nhu cầu nhân lực của từng đơn vị cụ thể, các trường tiến hành quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT sao cho đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Trên cơ sở dự báo chính xác các trường sẽ xây dựng quy hoạch cho phù hợp.

Hai nội dung xếp cuối cùng “Lập kế hoạch thực hiện” “Tổ chức thực hiện quy hoạch” lần lượt xếp thứ 5 và 6; cả 2 nội dung này có tỉ lệ đ nh giá mức trung bình rất cao đều trên 60 %. Như vậy có thể thấy rằng, việc tổ chức thực hiện kế hoạch chưa được thực hiện hiệu quả. Do đó, mặc dù việc dự báo, lập kế hoạch tốt, nhưng nếu việc thực hiện không tốt thì cũng không thể đem lại kết quả tốt được. Việc thực hiện đạt mức độ trung bình chỉ là mức độ chấp nhận được.

Tóm lại, việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN mới chỉ đạt mức độ trung bình. Đây mới chỉ là mức độ chấp nhận được. Để quản lý tốt đội ngũ giảng viên ngành ATTT các trường cần phải nâng cao năng lực này lên một tầm cao mới. Vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT cần phải xây dựng các giải pháp phù hợp để thực hiện tốt vấn đề này.


2.4.2. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Bảng 2.11. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên



Nội dung đánh giá


ĐTB

Xếp

thứ tự

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Quy trình chuẩn bị tuyển

dụng

3,94

1

0,0

0,6

11,8

80,6

7,1

2. Thông báo tuyển dụng, thu

nhận và chọn lọc hồ sơ

3,64

2

0,0

4,1

35,9

52,4

7,6

3. Quy trình tuyển dụng

3,39

4

0,0

3,5

60,6

29,4

6,5

4. Kết quả tuyển dụng công

bằng, chính xác

3,42

3

0,0

10,6

43,5

38,8

7,1

ĐTB chung

3,59








Các số liệu thống kê ở Bảng 2.11 cho thấy hoạt động tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thực hiện ở mức khá với ĐTB = 3,59. Hai nội dung được các trường thực hiện tốt nhất: “Quy trình chuẩn bị tuyển dụng” xếp thứ 1, với ĐTB = 3,94. Với 7,1 % đ nh giá thực hiện tốt, 80,6 % đ nh giá khá, 11,8 % đ nh giá trung bình và 0,6% đ nh giá kém.

Nội dung “Thông báo tuyển dụng, thu nhận và chọn lọc hồ sơ” xếp thứ 2 với ĐTB = 3,64. Có 7,6 % đ nh giá tốt, 52,4 % đ nh giá khá và 35,9 % đ nh giá trung bình và 4,1 % đ nh giá kém. Qua phỏng vấn một tác giả cán bộ quản lý ở một trường đại học khối QPAN có mã phỏng vấn PV06 cho rằng: “Việc tuyển số lượng giảng viên theo nhu cầu vị trí công việc là quan trọng vừa đảm bảo việc dạy đúng chuyên ngành, phù hợp biên chế của nhà trường. Nhà trường thường xuyên kiểm tra nhu cầu sử dụng, dự báo sự biến động của giảng viên ngành ATTT rồi mới thực hiện tuyển dụng.”

Ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN là ngành mang tính chất đặc thù, nhưng thu nhập của giảng viên lại thấp hơn so với những sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm cho các doanh nghiệp trong nước, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi làm công tác giảng dạy thực sự khó khăn.


Nội dung xếp vị trí cuối cùng là: “Kết quả tuyển dụng công bằng, chính xác”, ĐTB = 3,39 trong đó 6,5 % đ nh giá thực hiện tốt, 29,4 % thực hiện khá, 60,6 % đ nh giá thực hiện trung bình và 3,5 % đ nh giá thực hiện kém. Đây là nội dung quan trọng trong quá trình tuyển dụng giảng viên ngành ATTT. Trong thực tế các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT vẫn chưa xây dựng được các chuẩn-tiêu chí phù hợp trong việc tuyển dụng giảng viên ngành ATTT. Qua phỏng vấn sâu các một tác giả cán bộ quản lý tại Học Viện Kỹ thuật Quân sự có mã phỏng vấn PV07, NCS thu được câu trả lời: “Về cơ bản nghiên cứu sinh xây dựng tiêu chí tuyển dụng: Nếu như tuyển giảng viên đã có trình độ và kinh nghiệm đang làm việc ở các cơ sở giáo dục khác thì dễ vì thông qua kết quả thực tế họ đã thể hiện, nhà trường chỉ cần áp theo các yêu cầu, nguyện vọng của mình nếu thấy phù hợp là tuyển dụng. Còn đa phần tuyển dụng giảng viên từ nguồn sinh viên có chất lượng học tập tốt của các trường, việc xác định tiêu chí với các đối tượng này không dễ vì có thí sinh kết quả học tập tốt nhưng khả năng vận dụng, thực tế lại hạn chế... nên quá trình xây dựng tiêu chí, chuẩn nghề nghiệp ngoài kết quả học tập, còn thêm các tiêu chí vận dụng, các kỹ năng xử lí tình huống, các tiêu chí về tin học, ngoại ngữ...” Chính từ những lí do đó dẫn đến việc khó khăn trong thực hiện tiêu chí này là có thể chấp nhận được. Tuy vậy, đây là nội dung quan trọng cần phải có sự điều chỉnh để xây dựng được chuẩn tuyển dụng đối với giảng viên ngành ATTT, giúp các trường đại học khối QPAN tuyển dụng được giảng viên ngành ATTT có đầy đủ các phẩm chất năng lực cần thiết đ p ứng các yêu cầu của nhà trường.

2.4.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Sử dụng giảng viên được thể hiện ở việc phân công đúng chức danh tuyển dụng, phân công người hướng dẫn, giúp đỡ trong thời gian thử việc. Sử dụng giảng viên chính là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt giảng viên vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng của giảng viên để đạt được mục tiêu của nhà trường.


Thực trạng công tác sử dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá đội ngũ giảng viên


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Công tác sử dụng ĐNGV được thực hiện

khoa học học và hợp lý

0,0

4,7

48,8

42,9

3,5

2. Công tác đ nh giá thành tích được thực hiện

rõ ràng, minh bạch

0,0

4,1

36,5

57,6

1,8

3. Phương pháp sử dụng đ nh giá phù hợp

0,0

17,1

40,0

39,4

3,5

4. Các tiêu chí bố trí, đ nh giá giảng viên hợp lý

0,6

7,1

52,9

35,3

4,1


Có thể biểu diễn kết quả thực hiện hoạt động sử dụng giảng viên ngành ATTT bằng biểu đồ 2.4 dưới đây:

Biểu đồ 2 4 Sử dụng đội ngũ giảng viên Từ kết quả ở bảng 2 12 và biểu 1

Biểu đồ 2.4. Sử dụng đội ngũ giảng viên

Từ kết quả ở bảng 2.12 và biểu đồ 2.4 cho thấy: Thực trạng công tác sử dụng, đ nh giá đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thực hiện ở mức khá. Trong đó nội dung “Công tác đánh giá thành tích được thực hiện rõ ràng, minh bạch” được đ nh giá cao nhất với ĐTB = 3,57 với 1,8 % ý kiến đ nh giá tốt, 57,6 % đ nh giá khá, 36,5 % đ nh giá trung bình, 4,1 % đ nh giá kém. Thực tế cho thấy, nếu các trường đại học khối QPAN thực


hiện tốt công tác phân công, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT sẽ giúp các nhà trường bố trí sắp xếp giảng viên đúng vị trí công việc, giúp giảng viên phát huy đúng năng lực sở trường, sự sáng tạo trong công việc, giảng dạy từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Nội dung “Phương pháp sử dụng đánh giá phù hợp” bị đ nh giá thấp nhất với ĐTB = 3,29. Qua phỏng vấn, nghiên cứu sinh đặt câu hỏi “Xin Thầy/cô cho biết việc sử dụng, đánh giá giảng viên trong nhà trường hiện nay có phù hợp hay không?, Những bất cập trong việc sử dụng giảng viên hiện nay là gì?” NCS thu được câu trả lời: “Về cơ bản việc sử dụng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên có 1 số bất bập: Khác với các trường đại học khác, việc sắp xếp và luân chuyển giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thực hiện rất khó khăn. Ngay cả việc sắp xếp, luân chuyển giảng viên trong nội bộ trường cũng gặp nhiều thách thức do mỗi Khoa, Bộ môn có những chuyên ngành khác nhau. Việc bổ nhiệm đối với giảng viên ngành ATTT cũng gặp nhiều thách thức do quy định của điều lệ trường đại học, quy định của Bộ chủ quản….”. Tuy vậy, đây không phải nội dung quá quan trọng và ít sử dụng nên việc xếp ở vị trí cuối cùng trong 4 nội dung là hợp lí. Tuy nhiên, cũng giống như 3 nội dung trước cũng cần phải có sự điều chỉnh để nâng cao hơn nữa nội dung này, hướng tới thực hiện từ mức khá trở lên.

2.4.4. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy chất lượng cao đ p ứng nhu cầu hiện đại hóa LLVT trong bối cảnh hiện nay là chủ trương, chính sách đúng đắn của các trường đại học khối QPAN trong những năm vừa qua.

Kết quả hiển thị ở bảng 2.13 trên cho thấy, nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN mới đạt ở mức trung bình với ĐTB = 3.12. Trong đó 2 nội dung được thực hiện tốt nhất ở


các trường đại học khối QPAN có liên quan đến công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT là “Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hợp lý” với ĐTB = 3,20. Đa số ý kiến cho rằng nội dung này được các nhà trường thực hiện ở mức khá với tỷ lệ là 28,8 %. Tỷ lệ ý kiến đ nh giá ở mức tốt rất thấp chỉ đạt 2,4 %.

Bảng 2.13. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên


Nội dung đánh giá

TB

Thứ

bậc

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đ p

ứng yêu cầu công việc

3,19

4

0,0

14,7

54,7

27,1

3,5

2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

hợp lý

3,20

3

0,0

13,5

55,3

28,8

2,4

3. Số lượng đào tạo đ p ứng với nhu

cầu được nâng cao trình độ và nghiệp vụ của giảng viên


3,03


8


0,0


15,3


67,6


15,9


1,2

4. Sử dụng sau đào tạo hợp lý cứu

nâng cao năng lực

3,09

5

0,0

12,4

67,1

19,4

1,2

5. Có hứng thú với các khóa học đào

tạo do đơn vị tổ chức

3,09

5

0,0

14,7

64,1

18,8

2,4

ĐTB chung

3,12








Đối với giảng viên các trường đại học nói chung, các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT nói riêng nhiệm vụ chính của giảng viên chính là giảng dạy vì vậy việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển các năng lực cho giảng viên về năng lực dạy học là rất quan trọng. Qua tìm hiểu thực tiễn vì sao ở các trường đại học khối QPAN kết quả khảo sát nội dung này mức độ thực hiện tốt đạt tỷ lệ thấp nghiên cứu sinh được biết: “Năng lực giảng dạy không chỉ đơn thuần học mà có được, chưa kể việc đào tạo, bồi dưỡng về năng lực giảng dạy chủ yếu thông qua các khóa bồi dưỡng hay tập huấn ngắn hạn nên việc chuyển hóa thành năng lực giảng dạy là khoảng cách khá xa nhau”, một chuyên gia giáo dục cho biết.


Nội dung được xếp thứ 2 liên quan đến “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc” với ĐTB = 3,19 mặc dù được đ nh giá ở mức khá, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chỉ chiếm 3,5 % trong khi đó mức độ thực hiện kém chiếm đến 14,7 %. Như vậy 2 nội dung quan trọng nhất về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên ngành ATTT là bồi dưỡng về năng lực dạy học và năng lực chuyên môn đều xếp vị trí cao nhất là phù hợp. Từ việc nhận thức đúng sẽ ảnh hưởng đến thái độ và quá trình thực hiện phù hợp trong đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhiều nhà trường đang có sự chuyển giao lớn về thế hệ giảng viên.

Nội dung được xếp loại thấp nhất liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT “Số lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu được nâng cao trình độ và nghiệp vụ của giảng viên” với ĐTB = 3,03. Kết quả trên cho thấy các trường đại học khối QPAN chưa thực sự linh hoạt trong quản lí điều hành việc điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng bởi các yếu tố trong nội dung này cần phải có sự điều chỉnh thường xuyên theo yêu cầu đổi mới, nhu cầu thường xuyên thay đổi của lĩnh vực QPAN và KTXH. Làm tốt được điều này thì các “sản phẩm” mà các trường tạo ra mới đ p ứng được nhu cầu của lĩnh vực QPAN và KTXH. Kết quả này cũng phù hợp với đ nh giá của các đơn vị sử dụng lao động về “sự thích ứng chưa cao” của sinh viên sau khi ra trường.

2.4.5. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Thực trạng đ nh giá việc thực hiện chế độ, chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thể hiện ở bảng 2.14:

Kết quả ở bảng 2.14 trên cho thấy, mức độ thực hiện chế độ, chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đạt mức trung bình với ĐTB chung = là 3,06.

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí