Thực Trạng Về Năng Lực Phát Triển Và Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Của Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin


là một giảng viên ngành ATTT, tôi luôn luôn sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với chuyên ngành, biết cách giao tiếp, tương tác với sinh viên để các em tích cực học tập và yêu thích môn học của tôi. Tôi đã được học lớp nghiệp vụ sư phạm do Học Viện Quản lý giáo dục tổ chức nên cũng hiểu được tầm quan trọng của việc giao tiếp sư phạm và cách sử dụng ngôn ngữ sư phạm trong dạy học”.

Năng lực “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên” là năng lực được giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thực hiện tốt thứ 2 với ĐTB = 3,89 trong đó có 27,6% ý kiến cho rằng giảng viên ngành ATTT thực hiện tốt, 34,1% cho rằng thực hiện ở mức khá và 38,2% cho rằng thực hiện ở mức trung bình. Qua quan sát nghiên cứu sinh nhận thấy, giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN rất chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng kiểm tra đ nh giá kết quả học tập cho sinh viên do đó các giảng viên ngành ATTT biết cách sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đ nh giá kết quả học tập của sinh viên nhưng phổ biến là hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận, tiểu luận, vấn đ p... qua đó giúp họ đ nh giá được kết quả học tập của sinh viên một cách khách quan nhất có thể, giúp cho quá trình kiểm tra đ nh giá đạt hiệu quả cao và đảm bảo tính công bằng.

Kết quả bảng 2.7 cho thấy vẫn còn một số điểm cần chú ý như sau: hai năng lực khá quan trọng trong năng lực dạy học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học là năng lực: “Chuẩn bị nội dung lên lớp” “Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học” bị xếp ở hai vị trí cuối cùng. Bằng kinh nghiệm quản lí và trực tiếp giảng dạy về lĩnh vực ATTT của bản thân và qua khảo sát các giảng viên/chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy về ATTT đều cho thấy để có một buổi giảng tốt thì việc chuẩn bị giáo án lên lớp là rất quan trọng. Từ các tài tiệu, giáo trình làm sao có thể biến thành một bài giảng phù hợp cho các đối tượng, từ đó thực luyện cho nhuyễn để có thể trình bày một cách logic và khoa học trên lớp; từ các nội dung đã có lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện nào cho phù hợp. Đặc biệt là với giảng viên trẻ, nội dung này càng trở nên quan trọng hơn. Do đó bản thân giảng viên ngành ATTT ở các


trường đại học khối QPAN cần xác định lại, cần có sự điều chỉnh phù hợp, tránh chủ quan dẫn đến chất lượng nội dung buổi giảng không tốt.

Năng lực Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học” là nội dung có mức độ thực hiện thấp nhất với ĐTB = 3,71 có 17,6% ý kiến đ nh giá thực hiện tốt, 35.3 % ý kiến đ nh giá thực hiện ở mức khá và có đến 47,1 % ý kiến đ nh giá thực hiện ở mức trung bình. Để thành công trong hoạt động giảng dạy thì giảng viên nói chung, giảng viên ngành ATTT nói riêng cần phải có năng lực sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó đa số cán bộ quản lý ở các trường đại học khối QPAN được phỏng vấn cho biết: “Hầu hết các giảng viên ngành ATTT không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm. Họ chỉ được học qua các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Thời gian học ngắn và hầu như hoạt động thực hành ít dẫn đến họ gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, trong khi đó phương tiện dạy học phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động dạy học ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN” nên ở các trường có cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và ngược lại nên nội dung này ở mức độ thấp cũng có thể lý giải được. Như vậy, qua phân tích đã xác định được nguyên nhân và hướng giải quyết vấn, theo nghiên cứu sinh đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường đại học khối QPAN cần phải xây dựng được các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực này.

2.3.6. Thực trạng về năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Kết quả đ nh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy:

Năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của giảng viên ngành ATTT ở mức khá với ĐTB = 3.81. Hai năng lực được thực hiện tốt nhất là: “Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng


yêu cầu đào tạo của nhà trường” với ĐTB = 3,89 trong đó có 23,5 % ý kiến cho rằng nội dung này được thực hiện tốt, 42,4 % ý kiến cho rằng nội dung này được thực hiện khá, 34,1 % ý kiến cho rằng nội dung này được thực hiện ở mức trung bình. Thực chất của việc xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đ p ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường là xây dựng, điều chỉnh, cập nhật chương trình, nội dung học phần mà bản thân giảng viên ngành ATTT thực hiện. Kết quả tìm hiểu về nội dung này, một cán bộ quản lý ở một trường đại học khối QPAN có số phiếu phỏng vấn PV04 cho biết: “Đây là nhiệm vụ hàng năm các giảng viên phải thực hiện dưới sự phân công và giám sát của trưởng bộ môn. Nhờ có nội dung này các học phần do các giảng viên phụ trách sẽ được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đào tạo. Đặc biệt là đối với ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN khi chuyển đổi cách thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ thì việc thực hiện tốt nội dung này sẽ giúp sinh viên có thể thích nghi tốt hơn với việc học tập theo tín chỉ. Trong đó ở từng môn học được chú trọng về thời gian tự học giúp cho sinh viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có thể phát huy được năng lực của bản thân”.

Năng lực “Thực hiện và hướng dẫn triển khai chương trình đào tạo theo đúng quy định của nhà trường” được xếp thứ 2 về mức độ thực hiện tốt với ĐTB = 3,80. Trong đó có 19,4 % ý kiến cho rằng thực hiện tốt, 41,2 % ý kiến cho rằng thực hiện ở mức khá, 39,4 % ý kiến cho rằng thực hiện ở mức trung bình và không có ai đ nh giá rằng thực hiện nội dung này ở mức kém, yếu.

Các năng lực xếp cuối cùng là: “Hiểu biết về quy trình, thực hiện chương trình đào tạo và các phương pháp, kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo”; “Thiết kế và sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá chương trình đào tạo” đều có ĐTB = 3,79. Đây là 2 nội dung rất quan trọng trong năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của giảng viên ngành ATTT nhưng với ĐTB như vậy cũng có thể đ p ứng được yêu cầu. Điều này chứng tỏ các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT rất chú trọng trang bị cho giảng viên ngành ATTT các kiến thức, kỹ năng về quy trình, thực hiện chương trình đào tạo, các


phương pháp, kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo, thiết kế và sử dụng thành thạo các công cụ đ nh giá trong đào tạo ngành ATTT.

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành ATTT

Nội dung đánh giá

ĐTB

Xếp thứ tự

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Hiểu biết về quy trình, thực hiện

chương trình đào tạo và các phương pháp, kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo


3,79


3


0,0


0,0


39,4


42,4


18,2

2. Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đ p ứng yêu

cầu đào tạo của nhà trường


3,89


1


0,0


0,0


34,1


42,4


23,5

3. Thiết kế và sử dụng thành thạo các công cụ đ nh giá chương trình đào tạo

3,79

3

0,0

0,0

36,5

48,2

15,3

4. Thực hiện và hướng dẫn triển khai

chương trình đào tạo theo đúng quy định của nhà trường


3,80


2


0,0


0,0


39,4


41,2


19,4

ĐTB chung

3.81







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.


2.3.7. Thực trạng về năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTTT ở các trường đại học khối QPAN được thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Nhìn chung năng lực phát triển nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT ở mức khá: (ĐTB= 3.83). Hai năng lực được giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thực hiện tốt nhất là năng lực “Khả năng tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình độ của mình” xếp thứ 1 với ĐTB = 3,92 trong đó có 25,3 % ý kiến đ nh giá thực hiện tốt, 41,56 % thực hiện ở mức khá, 33,2% ý kiến cho rằng thực hiện ở mức trung bình. Qua kinh nghiệm bản thân và qua phỏng vấn các cán bộ quản lý ở các trường đại học khối QPAN, nhận thấy: “Việc giảng dạy ở đại học muốn


thành công thì bên cạnh việc giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì việc tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình độ của mình là rất quan trọng. Nội dung này được giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thực hiện tốt chứng tỏ họ đã thực sự quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn”.

Năng lực “Khả năng tự đánh giá phát triển nghề nghiệp của bản thân” xếp thứ 2 với 25,9 % ý kiến cho rằng thực hiện tốt, 39,4 % ý kiến cho rằng thực hiện khá và 34,7 % ý kiến cho rằng thực hiện trung bình. Đây là nội dung quan trọng, kết quả khảo sát trên là phù hợp. Tự đ nh giá đúng có vai trò quan trọng giúp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN xác định được khả năng phát triển nghề nghiệp của mình để từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp.

Hai năng lực xếp cuối là hai nội dung được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Hai năng lực này rất cần thiết trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực ATTT. Đó là năng lực “Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp”; “Sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp” xếp thứ 5 và 6. Trong đó năng lực “Sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp” là nội dung xếp thứ bậc thấp nhất nhưng ĐTB cũng khá cao là 3,74. Có đến 21,8 % giảng viên ngành ATTT thực hiện tốt việc sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp, 30 % thực hiện ở mức khá, 48,2% thực hiện ở mức trung bình và không có giảng viên ngành ATTT nào có năng lực yếu về ngoại ngữ. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa đ p ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp

4.0 hiện nay.


Bảng 2.9. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV ngành ATTT

Nội dung đánh giá

ĐTB

Xếp

thứ tự

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Khả năng tự đ nh giá phát triển

nghề nghiệp của bản thân

3,91

2

0,0

0,0

34,7

39,4

25,9

2. Tự lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

của bản thân


3,85


3


0,0


0,0


35,0


45,0


20,0

3. Khả năng tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình

độ của mình


3,92


1


0,0


0,0


33,2


41,5


25,3

4. Sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt

động phát triển nghề nghiệp

3,74

6

0,0

0,0

48,2

30,0

21,8

5. Sử dụng công nghệ thông tin phục

vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp

3,77

5

0,0

0,0

39,4

44,1

16,5

6. Khả năng tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề

nghiệp


3,78


4


0,0


0,0


44,1


33,5


22,4

ĐTB chung

3.83








2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường trường đại học khối QPAN cần đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các bộ môn với chương trình đào tạo, quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng bộ môn tại các trường đại học khối QPAN. Qua khảo sát có thể tổng hợp thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN bằng biểu đồ 2.2 dưới đây:


Biểu đồ 2 2 Thực trạng phát triển đội ĐNGV ngành ATTT Kết quả ở biểu đồ 1


Biểu đồ 2.2. Thực trạng phát triển đội ĐNGV ngành ATTT

Kết quả ở biểu đồ 2.2 cho thấy: Nhìn chung công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đa số ở mức trung bình. Công tác được thực hiện tốt nhất là công tác tuyển chọn, sử dụng giảng viên ngành ATTT, công tác thực hiện ở mức độ thấp nhất là công tác thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN với ĐTB =3,05.

Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN biểu hiện cụ thể thông qua các nội dung dưới đây.

2.4.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là nội dung quan trọng nhất, đảm bảo đ p ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các trường đại học khối QPAN. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và dự báo nhu cầu nhân lực của từng đơn vị cụ thể, nhà trường tiến hành quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT sao cho đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.


Biểu đồ 2 3 Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Kết quả hiển thị ở 2


Biểu đồ 2.3. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (%)


Kết quả hiển thị ở biểu đồ 2.3 cho thấy, đa số cán bộ quản lý và giảng viên được khảo sát tại 03 trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT là Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Học Viện An ninh Nhân dân, Học Viện Kỹ thuật mật mã với 77,6% ý kiến cho rằng nhà trường có lập quy hoạch phát triển ĐNGV, 14,2% cho rằng nhà trường không lập quy hoạch phát triển ĐNGV, 8,2% ý kiến không biết nhà trường có lập quy hoạch phát triển ĐNGV hay không.

Đ nh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được phản ánh cụ thể hơn ở bảng 2.10 dưới đây:

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đạt mức trung bình với ĐTB = 3,10. Điều này cho thấy các trường được khảo sát đã lập quy hoạch phát triển ĐNGV, song việc thực hiện bản quy hoạch này chưa được tốt.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023