Thực Trạng Cơ Cấu Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin


2.3.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

- Cơ cấu về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng “già ho ” trong đội ngũ giảng viên dẫn đến tình trạng thiếu hụt lớp giảng viên trẻ, giảng viên kế cận, cần phải có khoảng thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên.

Thông qua các số liệu khảo sát giảng viên ngành ATTT tại các trường đại học khối QPAN cho thấy tỉ lệ giảng viên có kinh nghiệm chiếm tỉ lệ lên đến 87,5%, giảng viên trẻ chỉ chiếm 12,5%. Kết quả trên cho thấy hiện nay các trường đại học khối QPAN sẽ gặp thuận lợi trong việc thực hiện các nội dung đào tạo. Tuy nhiên, với việc có nhiều giảng viên tuổi đời cao dẫn đến hàng năm giảng viên đến tuổi nghỉ hưu nhiều, nếu các trường đại học khối QPAN không có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên trầm trọng trong tương lai cả về số lượng và chất lượng.

- Cơ cấu về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong bộ môn, khoa và ngành đào tạo của nhà trường phù hợp với đặc thù các bộ môn, khoa, và của nhà trường. Kết quả khảo sát giảng viên ngành ATTT tại các trường đại học khối QPAN cho thấy tỉ lệ giảng viên Nam 62,5%, giảng viên nữ 51,8. Tỉ lệ này đã cho thấy sự khác biệt giữa giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN với các trường đại học khác khi tỉ lệ giảng viên nam cao hơn trung bình chung. Tỷ lệ này tạo thuận lợi riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các trường đại học khối QPAN.

- Cơ cấu ngành nghề chuyên môn: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT cần đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các bộ môn với chương trình đào tạo ngành ATTT, với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng bộ môn. Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ này ở các trường đại học khối QPAN là khá phù hợp. Nguồn tuyển dụng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN chủ yếu là các cựu sinh viên của nhà trường nên đảm bảo về chuyên môn, cơ cấu ngành nghề. Không còn tình trạng dạy nhiều và không đúng chuyên môn được đào tạo.


2.3.3. Thực trạng phẩm chất của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy nhìn chung phẩm chất của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN ở mức cao, với ĐTB chung = 4,19. Trong đó 3 nội dung được đ nh giá cao nhất về phẩm chất đó là: “Thiết tha gắn bó với lý tưởng của dân tộc, đất nước, có hoài bão tâm huyết với nghề dạy học” xếp cao nhất với ĐTB là 4,66 trong đó có đến 65,9% ý kiến đ nh giá ở mức tốt tức là giảng viên thực sự thiết tha, gắn bó với lý tưởng của dân tộc, của đất nước, có hoài bão tâm huyết với nghề dạy học. “Quan điểm chính trị tư tưởng về đất nước, về dân tộc” xếp bậc 2 với ĐTB = 4,41 với 54,4% ý kiến đ nh giá thực hiện tốt, 32,6% ý kiến đ nh giá thực hiện khá và 12,9% ý kiến đ nh giá thực hiện ở mức độ trung bình, không có ai đ nh giá thực hiện ở mức yếu và kém.

Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng phẩm chất của ĐNGV ngành ATTT


Các phẩm chất

ĐTB

Xếp

thứ tự

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

Quan điểm chính trị tư tưởng về đất

nước, dân tộc

4,41

2

0,0

0,0

12,9

32,6

54,4

Thiết tha gắn bó với lý tưởng của dân tộc, đất nước, có hoài bão tâm huyết

với nghề dạy học


4,66


1


0,0


0,0


0,0


34,1


65,9

Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích của

dân tộc và của đất nước


4,23


3


0,0


0,0


15,3


46,5


38,2

Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong

công việc

4,21

4

0,0

0,0

6,5

65,9

27,6

Ý thức học tập không ngừng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn

thiện nhân cách người GV


3,96


7


0,0


0,0


31,2


41,8


27,1

Ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa dân

tộc, phát huy tiềm năng dân tộc

3,94

8

0,0

0,0

26,5

52,9

20,6

Có tinh thần phục vụ, hòa nhập và chia

sẻ với cộng đồng

4,08

5

0,0

0,0

24,1

44,1

31,8

Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp

4,06

6

0,0

0,0

22,9

48,2

28,8

ĐTB chung

4,19







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.


Phẩm chất “Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích của dân tộc và của đất nước” xếp thứ 3 về mức độ thực hiện tốt với ĐTB = 4,23 với 38,2% ý kiến đ nh giá thực hiện ở mức tốt, 46,5% đ nh giá thực hiện ở mức khá, 15,3% ý kiến đ nh giá thực hiện ở mức trung bình, không có ai đ nh giá thực hiện ở mức kém. Kết quả này là phù hợp bỡi giải quyết vấn đề lợi ích, mình vì mọi người và bài học “khi có xung đột lợi ích, biết đặt lợi ích của mình dưới lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, của dân tộc” đã được mỗi người Việt học từ nhỏ và nó tiếp tục ăn sâu trong tiềm thức. Kết quả khảo sát trên và qua tìm hiểu trên thực tế, nhìn chung giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đều cho rằng “giảng viên ATTT có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích của dân tộc, của đất nước nhưng vẫn còn một bộ phận giảng viên ATTT có ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, còn chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân nên ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành, nghề”.

Các phẩm chất: “Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công việc”; “Có tinh thần phục vụ, hòa nhập và chia sẻ với cộng đồng”; “Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp” lần lượt xếp thứ 4, 5 và 6. Trong đó nội dung “Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công việc” với ĐTB = 4,21, hai nội dung còn lại đạt khá. Đây là 3 nội dung khá quan trọng trong thực hiện công việc. Trước hết là thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc đó là điều quan trọng mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực sự quan tâm, hiện tượng “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” cần phải bị dẹp bỏ, làm việc và cống hiến là quan trọng.

Vấn đề phục vụ, hòa nhập và chia sẻ với cộng đồng; tinh thần hợp tác với đồng nghiệp là những phẩm chất rất được coi trọng hiện nay. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi con người phải năng động, hòa nhập hơn và đặc biệt phải luôn hợp tác và chia sẻ trong mọi hoạt động để cùng giúp nhau phát triển. Giáo dục cũng như các ngành khác quá trình xã hội hóa ngày càng diễn ra sâu rộng. Đối với các trường đại học khối QPAN vấn đề này lại càng phải được quan tâm hơn. Do đó, đòi hỏi


giảng viên ngành ATTT cần phải thực hiện tốt hơn 2 phẩm chất này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tiêu chí này mới đạt mức khá nên chưa khai thác hết tiềm năng của giảng viên ngành ATTT. Đây là yêu cầu đặt ra đối với bản thân giảng viên ATTT phải luôn học tập, nghiên cứu và rèn các kỹ năng mới trong xã hội hiện đại đặc biệt các kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong công việc, đồng thời người làm công tác quản lí cũng cần phải xây dựng những giải pháp mang tính đồng bộ để thực hiện tốt hơn các nội dung này.

Có 2 phẩm chất có mức độ đ nh giá thấp nhất là: “Ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, phát huy tiềm năng dân tộc” với ĐTB là 3,94 trong đó đa số ý kiến cho rằng giảng viên thực hiện nội dung này chỉ ở mức khá (52,9 %). Qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh và qua phỏng vấn các giảng viên đều cho rằng; “Ý thức trong học tập không ngừng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện nhân cách người giảng viên” cũng là nội dung xếp thứ bậc thấp với ĐTB là 3,96 trong đó có đến 31,2% ý kiến cho rằng giảng viên thực hiện ở mức độ trung bình. Qua quan sát của nghiên cứu sinh một số giảng viên ATTT trình độ ngoại ngữ hạn chế nên ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận các nguồn tài liệu nước ngoài gây khó khăn trong việc giảng dạy và học tập.

2.3.4. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin

Kết quả khảo sát về thực trạng năng lực chuyên môn của giảng viên ngành ATTT thể hiện ở bảng 2.6 cho thấy:

Năng lực chuyên môn của giảng viên ngành ATTT nhìn chung được đ nh giá ở mức khá với ĐTB chung = 3,86. Nếu so với ĐTB về phẩm chất thì ĐTB về năng lực chuyên được đ nh giá thấp hơn (3,86 so với 4,19). Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên khi được khảo sát đ nh giá năng lực chuyên môn của giảng viên ngành ATTT thấp hơn những phẩm chất của họ.


Bảng 2.6. Thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT


Các phẩm chất

ĐTB

Xếp

thứ tự

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Kiến thức chuyên môn sâu rộng chính xác, khoa học về

chuyên ngành


3,67


6


0,0


0,0


39,4


54,1


6,5

2. Khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn và tình hình ATTT

trong nước, quốc tế


3,99


1


0,0


0,0


22,9


55,3


21,8

3. Hiểu biết thực tiễn và khả năng liên hệ, vận dụng thực tiễn

vào hoạt động dạy học


3,89


3


0,0


0,0


38,2


34,7


27,1

4. Vận dụng kiến thức chuyên

môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp


3,93


2


0,0


5,3


20,6


50,0


24,1

5. Sử dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp vào hoạt động

dạy học


3,87


4


0,0


2,9


34,1


35,9


27,1

6. Khả năng tiếp cận các tri thức mới về ATTT của thế giới vận

dụng trong quá trình dạy học


3,86


5


0,0


0,0


38,8


36,5


24,7

ĐTB chung

3,86








Có 3 năng lực được đ nh giá cao nhất: “Khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn và thông tin chính trị trong nước, quốc tế” là nội dung được xếp cao nhất với ĐTB = 3,99 trong đó đa số ý kiến cho rằng đội ngũ giảng viên ngành ATTT thực hiện ở mức khá với tỷ lệ là 55,3 %, 21,8 % ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ tốt, 22,9 % ý kiến đ nh giá ở mức trung bình. Kết quả này cho thấy giảng viên ATTT đã thực hiện khá tốt việc cập nhật kiến thức chuyên môn thông qua việc cập nhật các kiến thức trong bài giảng, bài giảng điện tử, các số liệu trong giáo trình thường bị lạc hậu theo thời gian, nhất là các số liệu liên quan vấn đề ATTT của Việt Nam và thế giới... vì vậy, năng lực này đặc biệt quan trọng đối với giảng viên ATTT nó giúp giảng viên cập nhật thường xuyên, liên tục các thông tin về các vấn đề ATTT trong nước, quốc tế liên quan đến nội dung bài học, tạo ra sự hấp dẫn của bài giảng và không bị “lạc hậu” so với sinh viên, bởi


lẽ sinh viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thường rất năng động, sáng tạo có khả năng cập nhật thông tin tốt vì vậy nếu giảng viên không kịp thời cập nhật thì một số kiến thức dễ bị lỗi thời và không theo kịp sự biến động tình hình ATTT trong nước và quốc tế.

Năng lực “Vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp” xếp thứ 2 với ĐTB = 3,93, với đa số ý kiến đ nh giá giảng viên ngành ATTT biết vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp ở mức khá với tỷ lệ là 50%, tỷ lệ giản viên đ nh giá nội dung này ở mức tốt là 24,1%, 20,6% ý kiến cho rằng ở mức trung bình, không có giảng viên nào đ nh giá ở mức độ yếu, kém. Đối với giảng viên ngành ATTT nếu vận dụng tốt kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp sẽ thực sự giúp cho bài giảng trở nên thực tế, thực hiện tốt nguyên lý dạy học đại học “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”, lý luận chỉ trở nên có ý nghĩa khi được vận dụng hiệu quả vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra, ở đây là thực tiễn hoạt động ATTT trong lĩnh vực QPAN và KTXH. Nội dung này cũng thể hiện được “trình độ” của giảng viên ngành ATTT, giúp việc học tập gắn với thực tiễn hoạt động ATTT trong lĩnh vực QPAN và KTXH trở nên không sáo rỗng, xa rời thực tiễn.

Năng lực “Khả năng tiếp cận các tri thức mới về ATTT của thế giới để vận dụng trong dạy học”, xếp vị trí thứ 5 với ĐTB = 3,86 trong đó mức độ thực hiện tốt là 24,7%; khá là 36,55 và trung bình là 38,8%. Kết quả này được đ nh giá đạt mức khá là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, việc đảm bảo ATTT có vai trò rất quan trọng nhất là trong lĩnh vực QPAN vì vậy khả năng tiếp cận với tri thức mới về ATTT ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì vậy giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải tiếp tục phấn đấu để nâng cao kỹ năng này.

Năng lực bị đ nh giá thấp nhất là “Kiến thức chuyên môn sâu rộng chính xác, khoa học về chuyên ngành” với ĐTB = 3,67 trong đó mức độ thực hiện tốt


là 6,5 %, mức độ khá là 54,1 % và mức độ trung bình là 39,4 %, không có ý kiến nào đ nh giá nội dung này ở mức yếu. Mặc dù ĐTB vẫn xếp mức khá nhưng theo nghiên cứu sinh đây là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ những người làm công tác quản lý, bởi lẽ đây là nội dung quan trọng nhất trong các nội dung về năng lực của giảng viên ngành ATTT. Trước khi thực hiện tốt các nội dung khác thì giảng viên ngành ATTT phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, chính xác về lĩnh vực ATTT mà mình đảm nhiệm. Đây là yếu tố tất yếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường đại học khối QPAN. Có kiến thức đúng mới vận dụng đúng; không thể vận dụng tốt các phương pháp nếu không có sự vững vàng về chuyên môn. Do đó, cán bộ quản lý các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT phải có các giải pháp quản lí phù hợp từ việc tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT để nâng cao hơn nữa nội dung này, có như vậy mới thực hiện tốt các mục tiêu mà các trường đại học khối QPAN đề ra.

2.3.5. Thực trạng về năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin.

Bảng 2.7. Đánh giá năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT


Nội dung

Mức độ đánh giá (%)

Yếu

Kém

TB

Khá

Tốt

1. Chuẩn bị nội dung lên lớp

0,0

0,0

37,1

52,4

10,6

2. Sử dụng phương pháp, các phương tiện

phục vụ cho hoạt động dạy học

0,0

0,0

47,1

35,3

17,6

3. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong

dạy học

0,0

0,0

28,8

51,2

20,0

4. Kiểm tra đ nh giá kết quả học tập của sinh

viên

0,0

0,0

38,2

34,1

27,6

5. Tổ chức, điều khiển lớp học, xây dựng môi

trường học tập thân thiện, tich cực

0,0

0,0

39,4

36,5

24,1


Biểu đồ 2 1 Năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT Qua kết quả bảng 2 7 và 1

Biểu đồ 2.1. Năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT

Qua kết quả bảng 2.7 và biểu đồ 2.1 cho thấy các nội dung khảo sát đều đạt mức khá, với ĐTB = 3,82. Nếu so với ĐTB về phẩm chất thì ĐTB về năng lực sư phạm của giảng viên ngành ATTT cũng bị đ nh giá thấp hơn (3,82 so với 4,1).

Kết quả ở bảng trên cho thấy, năng lực sư phạm của giảng viên ngành ATTT ở mức khá, trong đó năng lực “Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học” được đ nh giá cao nhất với ĐTB = 3,89. Có 20 % ý kiến đ nh giá giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thực hiện tốt, đa số ý kiến cho rằng thực hiện ở mức khá 51,2% và có đến 28,8% ý kiến cho rằng ở mức trung bình. Sở dĩ năng lực này được thực hiện tốt nhất là do tất cả các giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đều đã được học lớp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Họ được đào tạo nhiều học phần trong đó có học phần “Giao tiếp sư phạm”, ngoài ra hàng năm các trường đại học khối QPAN đều tổ chức các lớp liên quan đến phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực trong đó có nội dung sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học. Nhờ đó các giảng viên ngành ATTT quen với việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học. Phỏng vấn sâu Cô T.T.L giảng viên ngành ATTT - Học Viện Kỹ thuật mật mã có mã phỏng vấn PV90, Cô cho rằng: “Bản thân tôi

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí