Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Về Thi Đua, Khen Thưởng

+ Thời gian tổ chức hoàn thành trước ngày 15/7 hàng năm. Riêng khối thuộc ngành giáo dục tính theo năm học tổ chức vào tháng 3 hàng năm (Sau khi kết thúc học kỳ I).

1.2.2. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Điều 90 Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013 quy định nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bao gồm: 1) Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng; 2) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; 3) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; 4) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; 5) Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; 6) Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng; 7) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; 8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

1.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng

Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước quản lý công tác thi đua, khen thưởng bằng pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong lao động, sản xuất, công tác, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, các tầng lớp nhân dân và các cá nhân phát huy lòng nhiệt tình hăng hái tham gia thi đua và đón nhận những kết quả, phần thưởng xứng đáng. Hành lang đó tạo ra sự thống nhất công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp trong cả nước.

Ở cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ yếu là ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thi hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng do cấp có thẩm quyền ban hành. Trên cơ sở quy định của Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác khen thưởng của địa phương, đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật thi đua, khen thưởng vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc mà ở đó thi đua, khen thưởng là biện pháp đòn bẩy được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng nhiệm vụ chuyên môn được phân công đã thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng theo quy định hiện hành: Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26 tháng 1 1 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005, 2013; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013; Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định tổ chức và hoạt động cụm, khối thi đua của tỉnh Đắk Lắk; Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 09/10/2014 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của Tỉnh; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 25/02/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 11/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắ về việc đẩy mạnh phong trào thi đua «cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Lắk thi đua thực hiện văn hóa công sở» giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 3157/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định xét công nhận phạm

vi ảnh hưởng của thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu trong khen thưởng các danh hiệu thi đua; Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định tổ chức và hoạt động cụm, khối thi đua của tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 156/QĐ- KTĐ11-CĐVHNT ngày 16/10/2020 của Khối trưởng khối thi đua số 11 về việc Ban hành quy định tổ chức và hoạt động của khối thi đua số 11, năm học 2020- 2021.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Khối trưởng khối thi đua về công tác thi đua, khen thưởng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã kịp thời ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các Trường như: Chỉ thị về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Kế hoạch hoạt động của các khối thi đua; Thông báo về việc cử Trưởng khối, Phó khối thi đua; Công văn hướng dẫn chấm điểm thưởng, điểm trừ các Khối thi đua; phân công thành viên hội đồng thi đua, khen thưởng huyện chỉ đạo các khối thi đua; phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, thang bảng điểm của khối thi đua các huyện, thị xã và thành phố, các cơ quan, đơn vị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nhìn chung công tác xây dựng và ban hành các văn bản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 của huyện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành đã thực hiện đảm bảo, đúng quy định. Các văn bản đều xác định rõ về thẩm quyền, đảm bảo thể thức và quy trình xây dựng. Công tác thẩm định dự thảo văn bản đã có nhiều tiến bộ, các trường hợp sử dụng sai căn cứ pháp luật để ban hành văn bản cũng đã được rà soát và sửa đổi kịp thời. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là cơ quan chuyên môn thực hiện công tác giảng dạy là chính, không phải cơ quan quản lý nhà nước, văn bản về công tác thi đua, khen thưởng chỉ là văn bản hướng dẫn thực hiện trong cơ quan

đơn vị. Do vậy, đối với nội dung này tác giả không tiến hành triển khai đánh giá, phân tích tại chương 2 của luận văn này.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5

1.2.2.2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng

Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng chính sách; một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đó là xây dựng Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó đề cập một cách toàn diện các mặt của công tác thi đua, khen thưởng.

Chính sách trong thi đua, khen thưởng được xác định rất quan trọng để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội thi đua lao động, sản xuất và sáng tạo để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân; đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội; tạo động lực phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Xã hội phát triển rất sinh động phong phú, phong trào thi đua, khen thưởng cũng không ngừng phát triển phong phú đa dạng nhất là ở các ngành, các địa phương cho đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng là xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng, chính sách này phải đáp ứng kịp thời sự phát triển cuộc sống xã hội thậm chí của mỗi ngành, mỗi cấp đặc biệt của địa phương và cơ sở. Chính sách bao gồm: Chính sách chung cho danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của nhà nước quy định và chính sách riêng của từng ngành, từng địa phương.

Trong thời gian qua, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đã chủ động phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt về thể chế, chính sách đối với lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chính sách, góp ý xây dựng chính sách nhằm đảm bảo tính ổn định và phát huy tính động viên, thúc đẩy của các chính sách thi

đua, khen thưởng mang lại. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng hiện nay tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập còn nhiều hạn chế liên quan đến nội dung xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; chủ yếu áp dụng, triển khai các chính sách theo quy định, đây là một nội dung cần phân tích làm rõ hơn trong khuôn khổ luận văn này.

1.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

Trong công tác thi đua, khen thưởng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng là một khâu rất quan trọng nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức, vì nhận thức của các thành viên, đơn vị, địa phương về thi đua, khen thưởng nói chung và các phong trào, kế hoạch thi đua, khen thưởng nói riêng không đồng đều và từ đó có sự thống nhất trong hành động, tổ chức triển khai từ mục tiêu, chỉ tiêu, tiến độ và phương pháp.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị khi tiến hành công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện.

Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau. Cấp Trung ương, nhà nước có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật đồng thời có sự hướng dẫn các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện các quy định pháp luật ấy. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất nhận thức và hành động.

Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau khi được quán triệt và hướng dẫn tổ chức thực hiện, chính quyền cấp tỉnh vận dụng vào đặc điểm cụ

thể của địa phương từ đó có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đối với cấp huyện và các Ban ngành, đoàn thể ở địa phương.

Ở các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tương tự như vậy, sau khi được quán triệt và hướng dẫn tổ chức thực hiện, các Trường vận dụng vào đặc điểm cụ thể của từng Trường từ đó có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đối với các đơn vị thuộc Trường đó. Một khi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này sẽ tạo ra được sự thống nhất nhận thức, hành động trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở đối với các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện gồm: Tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định về thi đua, khen thưởng, kế hoạch, phong trào; hướng dẫn việc thực hiện các văn bản, quy định; tổ chức thực hiện trong phạm vi quản lý. Trong đó vấn đề hướng dẫn và tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất đặc biệt, vì có tổ chức thực hiện luật, các văn bản quy định của pháp luật mới trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhà nước mới thực sự quản lý được công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó công tác thi đua, khen thưởng tạo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở mới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.

Tại các Cơ sở GDNN, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng luôn được quan tâm và thực hiện thường xuyên liên tục với các hình thức phong phú, song ở từng nội dung vẫn còn nhiều điểm bất cập cần được phân tích đánh giá cụ thể hơn. Do vậy, đây là một nội dung mà tác giả đưa vào khung lý thuyết để nghiên cứu tại chương 2 của luận văn này.

1.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

Muốn quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng thì trước hết phải có bộ máy thống nhất, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác thi đua, khen thưởng. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì phải đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Bồi dưỡng về chính trị là để nâng cao sự hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, về quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng; trên cơ sở đó nâng cao về năng lực tổ chức phong trào thi đua yêu nước và có phẩm chất đạo đức trung thực khách quan để làm tốt công tác.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở là rất cần thiết. Nếu cán bộ ở cơ sở không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền về tổ chức phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương và đề xuất xét duyệt những hình thức khen thưởng được chính xác, kịp thời.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử và có nhận thức tốt để tiếp cận thông tin mới, nhanh nhạy nắm bắt chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước thì mới đáp ứng được yêu cầu về tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về các chủ trương giải pháp trong chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua.

Tại các Cơ sở GDNN công lập, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức nói chung và phụ trách thi đua, khen thưởng nói riêng luôn được quan tâm. Viên chức luôn được tạo điều kiện tham gia các lớp Lý luận chính trị, các chương trình Quản lý nhà nước hay các khóa bồi dưỡng

ngắn hạn. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng là cấp thiết, tuy nhiên thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập về đối tượng tham gia, về nội dung, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, nội dung này cần được đưa vào phân tích đánh giá sâu hơn trong thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại chương 2 của luận văn này.

1.2.2.5. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng

Sơ kết, tổng kết nhằm mục đích đánh giá kết quả của công tác thi đua, khen thưởng về những mặt đã làm được và chưa làm được. Chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng và chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng. Từ thực tế tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong từng đợt thi đua hay hằng năm học hoặc từng giai đoạn, qua sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn tiếp theo góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của của Trường nói riêng và của tỉnh nói chung.

Nội dung sơ kết, tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả; về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà soát các hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất công tác chỉ đạo, quản lý và quy trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí