Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 13

- Miễn giảm thuế và được hưởng ưu đãi cho các tổ chức dịch vụ nếu các tổ chức đó phục vụ cho phát triển làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề.

Thứ tư, thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp trong làng nghề.

Trên thực tế, chưa có tiến bộ và thay đổi đáng kể trong giải quyết ô nhiễm môi trường ở các làng nghề khi thành lập CCNLN. Để giảm ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các CCNLN, cần có giải pháp đồng bộ về: Qui hoạch, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường và chính sách kèm theo.

- Về công nghệ sản xuất: Cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, ví dụ: lò ga thay lò hộp sử dụng than củi trong các làng và các cụm công nghiệp sản xuất gốm sứ.

- Về xử lý ô nhiễm: Tại các CCNLN có thể thành lập các xí nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất thải. Nên có các giải pháp để nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người lao động. Mỗi cơ sở sản xuất - kinh doanh phải có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở CCNLN với sự hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước.

Thứ năm, hỗ trợ xây dựng tên tuổi thương hiệu và tiếp cận thị trường cho các làng nghề.

Các sản phẩm làng nghề của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rất cao tuy nhiên hiện nay do chưa có kinh nghiệm trong giao lưu buôn bán với nước ngoài nên hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở các làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều làng nghề vẫn gặp khó khăn, vướng mắc lớn trong công tác tiếp cận thị trường và chưa nhậ thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.

Các giải pháp chính phủ có thể thực hiện là:

- Tổ chức các kênh thông tin thương mại hiệu quả đến doanh nghiệp và tổ chức tuyên truyền về thương hiệu.

- Chúng ta cũng có thể đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch điện tử để các làng nghề có cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường, đối tác, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuyến cho phép các doanh nghiệp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Đẩy mạnh và nâng cạo hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ở làng nghề như: Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh; tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong nước và ngoài nước; phát triển thông tin thương mại; thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại; xây dựng cơ sở kỹ thuật vật chất phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động xúc tiến thương mại của làng nghề.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - 13

- Xây dựng mối quan hệ và tổ chức thường xuyên việc đỗi thoại giữa các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp làng nghề.

5. Các giải pháp phát triển DNV&N ở vùng nông thôn


Để phát triển và đa dạng hoá các DNV&N ở nông thôn, ngoài các giải pháp đã nêu Nhà nước cần có các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các chính sách và chương trình phát triển DNV&Nở nông thôn.

- Trong chính sách đảm bảo thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước không những cần ưu tiên dành một số hợp đồng mua sắm của mình cho các DNV&N mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trở nên có năng lực trước khi tham gia đấu thầu.

- Hoàn thiện, minh bạch các chính sách về thanh tra, kiểm tra đồng thời giảm quan liêu, bao cấp, can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập về trình độ quản lý, nguồn lực ít được đào tạo, thị trường bị hạn chế, bị ảnh hưởng của thiên tai…

- Trong thời gian tới cần xây dựng cơ chế, lộ trình để hình thành hàng loạt công ty ở khắp nông thôn. Nhà nước cần có sự chỉ đạo, quản lý thống nhất để người dân ở nông thôn làm quen với phương thức kinh doanh mới, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo hợp đồng thương mại, xây dựng thương hiệu, có thương phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia rồi quốc tế. Hoạt động này cần được hoạch định thành chiến lược.

Thứ hai, phát triển hệ thống hợp tác xã và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

- Hoàn chỉnh các văn bản pháp quy nhằm tăng thêm các chức năng mới cho hợp tác xã như kinh doanh, phát triển công nghiệp, chế biến, thương mại, xuất nhập khẩu, tín dụng, bảo hiểm... Có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản về công nghiệp hoá nông thôn thời gian đầu Cách mạng Minh Trị. Họ

không dùng ngân hàng để cho nông dân vay mà xây dựng tổ chức hợp tác xã làm luôn chức năng cho vay. Hợp tác xã và các tổ chức nông dân không chỉ làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn là đại diện, bảo vệ quyền lợi nông dân, tham gia hoạch định, quản lý, giám sát các dự án đầu tư phát triển nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn như:

- Giảm mạnh tiền thuê đất đến mức tối đa có thể được;


- Đơn giản thủ tục hành chính;


- Giảm thuế và hỗ trợ việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu nhiều lợi nhuận, dùng nhiều lao động.

Thứ tư, tăng cường các hoạt động truyền thông và đào tạo ở nông thôn.


Cần tăng cường phối hợp các hoạt động truyền thông đại chúng của Nhà nước, chính quyền địa phương với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, hiểu biết kinh doanh thị trường, làm giàu chính đáng. Đồng thời. Tăng cường các hình thức giáo dục về nâng cao dân trí, giúp giảm thiểu các hình thức kinh doanh sai trái, chộp giật làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

Truyền thông đại chúng phải hướng đến hình thành hệ thống phân tích thị trường, tư vấn kinh doanh thương mại, quảng cáo, marketing sản phẩm, nhất là khi xuất khẩu. Thông qua các hoạt động giáo dục, truyền thông tích cực giới thiệu các hoạt động chuyên nghiệp như quan hệ công chúng, văn hoá kinh doanh, thương hiệu doanh nghiệp... cho các DNV&N ở nông thôn.

KẾT LUẬN

Năm 2006 là năm mở đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 – 2010 mang tên: “chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Đây cũng là năm đánh dấu mốc hội nhập kinh tế quan trọng của Việt Nam với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đây, nền kinh tế nước ta sẽ thực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều thách thức và cơ hội mới. Tìm ra phương hướng phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và bối cảnh quốc tế đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.

Qua Khoá luận trên chúng ta đã thấy được nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng to lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu đó. Tuy nhiên, hiện nay quá trình phát triển của các doanh nghiệp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội, để có thể phát huy tối đa vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ đó, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải nỗ lực vươn lên để có thể phát triển xứng đáng với tiềm năng và vai trò của mình. Là một doanh nhân trong tương lai, ngay từ bây giờ các sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên năm cuối khối Kinh tế cũng nên có cái nhìn đúng đắn để có thể góp phần vào việc “phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế” của đất nước. Với sự nỗ lực của tất cả chúng ta, có thể lạc quan tin tưởng rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đưa nền kinh tế Việt Nam không ngừng đi lên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. PGS. TS. Lê Thanh Bình (2006), Phát triển, đa dạng hoá doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam, Tạp chí Công Nghiệp tháng 7/2006.

3. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2006), Báo cáo tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2001-2005, Hà Nội.

4. PGS.TS. Nguyễn Cúc (2005), Hai mươi năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

5. TS. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Đặng Hiếu (2006), Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản tháng 2/2006.

7. Trần Thị Vân Hoa (2002), Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới và một số ý kiến đối với chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Học viện tài chính- Viện khoa học tài chính (2002), Tình hình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Vũ Ngọc Huỳnh (2005), Hệ thống các văn bản pháp luật mới nhất, Nxb Lao động, Hà Nội.

11. Thanh Mai (2006), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Những điều trông thấy, Báo Hà Nội mới số ra các ngày 23 - 25 - 26 - 27 - 30 tháng 10, Hà Nội.

12. Nguyễn Thuỷ Nguyên (2006), WTO - thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. GS.TSKH Lê Du Phong (2006), Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ. Kinh nghiệm Hungary và vận dụng vào Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội.

15. Bích Thuỷ (2006), Phát triển công nghiệp phụ trợ - con đường đầy gian khó, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 339 tháng 8/2006.

16. GS.TS. Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

17. GS.TS. Nguyễn Văn Thường, GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước ngưỡng cửa của tổ chức thương mại thế giới, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Tổng cục Thống kê (2006), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra các năm 2003, 2004, 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

20. Tổng cục Thống kê (2006), Tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21. Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Konrad Adenauer (2005), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.

22. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo kinh tế Việt Nam 2005, Hà Nội.

Danh mục các trang web:


Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư : http://www.mpi.gov.vn Trang web của Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn Trang web của Bộ Thương mại: http://www.mot.gov.vn

Trang web của Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn Trang web của Bộ Công nghiệp: http://www.moi.gov.vn

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: http://www.ciem.org.vn Tin nhanh Việt Nam: http://www.vnn.vn

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.mof.gov.vn Trang thông tin hỗ trợ DNV&N: http://www.smenet.com.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022