Thực Trạng Phát Triển Tín Dụng Đối Với Dnnvv Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Quảng Bình.



- Xây dựng chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tập trung vào doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề ưu tiên theo định hướng của Vietcombank theo từng thời kỳ.



- Chú trọng các DNNVV sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, sản phẩm thiết yếu, hàng thay thế hàng nhập khẩu.

- Những DNNVV chủ yếu có nhu cầu về tín dụng tại Vietcombank, hoạt

động tiền gửi không nhiều.

* Chính sách khách hàng đối với DNNVV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank, Chi nhánh đánh giá, phân loại và đưa ra chính sách áp dụng đối với từng nhóm khách hàng DNNVV một cách phù hợp.

• Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA:

Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 7

Chi nhánh đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh nhằm hỗ trợ vốn cho khách hàng thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển thông qua các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh của Vietcombank chi nhánh Quảng Bình, đặc biệt trong đó:

- Chi nhánh hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc lập dự án, hồ sơ vay vốn và thu xếp vốn.

- Đối với cho vay đầu tư dự án: được đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về vốn khi khách hàng đã đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, của

Ngân hàng Nhà nước về khách hàng, dự án, điều kiện vay vốn.

- Đối với cho vay vốn lưu động: Khách hàng nhóm này được áp dụng cho vay theo phương thức vay hạn mức, phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (nếu có). Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu xem xét áp dụng linh hoạt hình thức cho vay đảm bảo bằng hàng hoá, quản chấp lô hàng, đảm bảo bằng quyền đòi nợ, các khoản phải thu của doanh nghiệp.


- Về loại tài sản đảm bảo, VCB CN QB xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của VCB.

• Đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB:



Chi nhánh đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng, bảo lãnh nhằm hỗ trợ vốn cho khách hàng thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển thông qua các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh của Chi nhánh phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt trong đó: hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc lập dự án, hồ sơ vay vốn và thu xếp vốn.

- Đối với cho vay đầu tư dự án: được đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu về vốn khi khách hàng đã đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của VCB về khách hàng, dự án, điều kiện vay vốn.

- Đối vớỉ cho vay vốn lưu động: Khách hàng nhóm này được xem xét áp dụng cho vay theo Phương thức vay hạn mức, phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (nếu có).

- - Về loại tài sản đảm bảo: Chi nhánh xem xét kết hợp linh hoạt các tài sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của VCB, trừ các tài sản là: hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; hàng hóa trong kho của doanh nghiệp; quyền đối với phần góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

* Đối với khách hàng có mức xếp hạng BB:

Chi nhánh đáp ứng nhu cầu phù hợp về tín dụng, bảo lãnh thông qua các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh của Chi nhánh theo đúng quy định của VCB và của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó đặc biệt, VCB hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc lập dự án, hồ sơ vay vốn và thu xếp vốn, tuy nhiên hạn chế cho vay theo phương thức vay hạn mức; không áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.


Chi nhánh hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc giải quyết các khó khăn tạm thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua tư vấn tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng khả năng huy động vốn hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp



đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính; xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng bao gồm gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ toàn diện theo đúng quy định của pháp luật, quy định hiện hành của VCB và phù hợp với phương án kinh doanh, dòng tiền trong tương lai của khách hàng.

- Về loại tài sản đảm bảo: VCB CN QB chỉ nhận những tài sản đảm bảo sau đây phù hợp với quy định hiện hành của VCB để đảm bảo cho các khoản vay, bảo lãnh của khách hàng, gồm:

+ Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm tại VCB hoặc tại tổ chức tín dụng khác, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc;

+ Kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác;

+ Bất động sản;

+ Phương tiện giao thông, phương tiện vận chuyển như ô tô, xe máy;

+ Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.

• Đối với khách hàng có mức xếp hạng B, CCC và CC:

Chi nhánh hạn chế cấp mới tín dụng, bảo lãnh hoặc dừng việc cấp tín dụng, bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này. Thực hiện đánh giá thường xuyên, quan hệ tín dụng với nhóm khách hàng này trên cơ sở giám sát được luồng tiền và hoạt động của doanh nghiệp để giảm dần dư nợ. Kiểm soát rủi ro tín dụng trên cơ sở áp dụng tăng cường các điều kiện tín dụng đặc biệt là các điều kiện về bảo đảm tiền vay.

Chi nhánh hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc giải quyết các khó khăn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay thông qua tư vấn tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng khả năng huy động vốn hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính; xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng bao gồm gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ toàn diện theo đúng quy định của pháp luât, quy định hiện hành của VCB và phù hợp với phương án kinh doanh, dòng tiền trong tương lai của khách hàng, qua đó thực hiện chiến lược “giảm dần dư nợ" một cách có hiệu quả.

- Thường xuyên phải rà soát tài sản đảm bảo, định giá lại... và yêu cầu bổ



sung tài sản bảo đảm (nếu được). Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định để thu hồi nợ.

• Đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D:

Chi nhánh không cho vay mới, bảo lãnh đối với nhóm khách hàng này đồng thời đặt đối tượng khách hàng này trong diện kiểm soát đặc biệt, tăng cường các hoạt động đôn đốc, thực hiện các biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay của Chi nhánh.

- Thường xuyên phải rà soát tài sản đảm bảo, định giá lại... và yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm (nếu được). Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Đối với các DNNVV không đủ điều kiện xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Chi nhánh áp dụng chính sách khách hàng tương tự như đối với khách hàng xếp hạng BB. Việc cấp tín dụng đối với các DNNVV không đủ điều kiện xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do Hội đồng tín dụng chi nhánh xem xét, quyết định phù hợp với thẩm quyền quyết định mức cho vay theo quy định hiện hành của VCB về thẩm quyền phán quyết tín dụng (trừ các khoản tín dụng được đảm bảo 100% bằng: số dư trên tài khoản tiền gửi; sổ tiết kiệm tại MB hoặc tại tổ chức tín dụng khác; Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc).

* Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:

• Lãi suất cho vay:

- Lãi suất cho vay được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau:

+ Lãi suất bình quân đầu vào + Chi phí quản lý

+ Chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi + Phụ trội giá

để bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro)

+ Mức lợi nhuận dự kiến (mức lợi nhuận mong đợi hay là tỷ lệ thu nhập hợp



lý mà ngân hàng đặt ra trong mục tiêu kế hoạch tài chính tại một năm xác định).

• Những yếu tố cần cân nhắc khi tính giá bao gồm:

- Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật;

- Yếu tố rủi ro của khách hàng vay: Ngân hàng cần tính một mức lãi suất có hiệu quả cho khoản vay mà mình cung cấp, thể hiện mức độ rủi ro của khách hàng vay, nghĩa là rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn. Điều này có nghĩa là lãi suất đối với khách hàng không có hoặc có ít thành tích kinh doanh sẽ cao hơn đối với khách hàng có thành tích kinh doanh tốt.

- Đối với các khoản vay có thời hạn dài, ngân hàng phải chịu thêm rủi ro do không dự đoán hết các biến động xảy ra trong tương lai vì vậy lãi suất cho vay được xác định cao hơn.

- Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà ngân hàng nắm giữ và phí thu

được từ các dịch vụ khác;

- Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh;

- Phí thu được từ các dịch vụ khác;

- Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay.

Khi quyết định giá cho các khoản tín dụng, các Lãnh đạo phòng và cán bộ quan hệ khách hàng phải cân nhắc khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Lãi suất phải tăng cùng với mức độ rủi ro.

• Định giá khoản vay:

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Chi nhánh tiến hành định giá khoản vay cho khách hàng theo công thức:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở + Mức phí

Trong đó:

- Lãi suất cơ sở:

+ Ngắn hạn: là lãi suất tiết kiệm 6 tháng trả lãi sau (cùng loại tiền).

+ Trung dài hạn: là lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau (cùng loại tiền).

- Mức phí (margin) cộng thêm với lãi suất cơ sở, bao gồm 04 cấu phần: chi phí quản lý; chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi; phụ trội



giá để bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro) và mức lợi nhuận dự kiến.

+ Đối với khách hàng xếp hạng BB: Mức phí tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

Ngắn hạn (VNĐ): 3,2 %. Trung dài hạn (VNĐ): 3,5 %. Ngắn hạn (ngoại tệ): 3 %.

Trung dài hạn (ngoại tệ): 3,2 %.

+ Đối với các khách hàng có mức xếp hạng cao hơn mức BB (AAA, AA, A, BBB) chi nhánh áp dụng mức phí ưu đãi thấp hơn so với mức phí của khách hàng BB nêu trên. Ngược lại đối với những khách hàng có mức xếp hạng thấp hơn mức BB chi nhánh áp dụng mức phí cao hơn.

- Trường hợp nếu mức lãi suất theo định giá vượt quá lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật thì chi nhánh áp dụng mức lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

Trong những năm qua, Vietcombank Chi nhánh Quảng Bình đã tập trung phát triển khách hàng là các DNNVV trên cơ sở đánh giá những DN có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản bảo đảm tốt và nhu cầu sử dụng vốn hợp lý. Cùng với xu hướng phát triển khách hàng, số lượng các DNNVV nhận được các khoản vay của chi nhánh ngày càng gia tăng. Năm 2006 mới chỉ có 127 khách hàng DNNVV được vay vốn, năm 2008 con số này đã tăng lên gấp đôi (263 khách hàng). Đây là tiêu điểm quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà chi nhánh đã đề ra là chú trọng tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với bộ phận khách hàng này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế khi các DNNVV lớn mạnh cả về số lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, các DNNVV trong tỉnh Quảng Bình nói chung và các khách hàng của Vietcombank Quảng Bình là DNNVV nói riêng vẫn là các DN có nhiều



hạn chế về tài chính cũng như năng lực kinh doanh. Thực tế này khiến cho các DNNVV luôn thiếu sự chủ động trong kinh doanh và tìm kiếm thị trường, chủ yếu hoạt động mang tính chất “ăn theo”. Chính vì vậy, các DNNVV này rất dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn, khả năng thu hồi lợi nhuận không cao, khả năng tích lũy kém dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh cũng như đầu tư nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin của các DNNVV, nhiều khi thông tin về các doanh nghiệp không rò ràng, minh bạch .Việc thu thập thông tin về tình hình vay vốn của các DN gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ với nhiều TCTD.

Để đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh một cách toàn diện cần xem xét theo những mặt sau: Quy mô cho vay đối với DNNVV luôn là chỉ tiêu cơ bản được quan tâm đầu tiên khi xem xét đến chất lượng tín dụng mặc dù không phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng. Trong đó doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ vay đối với DNNVV là các chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, để xem xét quy mô cho vay phản ánh chất lượng tín dụng như thế nào phải phân tích đồng thời cả ba chỉ tiêu.

2.2.2.1. Mở rộng các sản phẩm dịch vụ tín dụng đối với DNNVV

a. Một số sản phẩm cho vay phổ biến được Vietcombank Quảng Bình vận dụng đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Ngày nay, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện dưới nhiều hình thước rất đa dạng thể hiện bằng các sản phẩm cho vay nhằm các sản phẩm cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay Vietcombank Quảng Bình cung cấp các sản phẩm cho vay chủ yếu sau đây:

- Cho vay bổ sung lưu động

Cho vay sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh: xuất nhập khẩu, nguyên liệu sản xuất, thương mại... Đây là loại hình cho vay ngắn hạn, thời hạn vay phù hợp chu kỳ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022