Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 8



sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Ngân hàng có thể cho vay từng lần hoặc vay theo hạn mức. Doanh nghiệp có thể chọn loại tiền để vay như: VND, ngoại tệ, vàng... Để đảm bảo khoản vay doanh nghiệp có thể sử dụng các loại tài sản: Bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa... hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

Bao thanh toán nội địa: Đây là sản phẩm cho vay ứng trước tiền cho doanh nghiệp thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng. Với sản phẩm này doanh nghiệp không cần tài sản đảm bảo cho khoản ứng trước,thời gian giải quyết nhanh chóng; tiết kiệm chi phí và thời gian vì không phải theo dòi thu nợ; bán hàng thoe phương thức trả chậm nhưng vẫn đảm bảo được nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính; đa dạng hóa hình thức bán hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh; được ngân hàng ứng trước tiền ngay sau khi giao hàng thay vì đợi đến ngày thanh toán. Để sử dụng sản phẩm này doanh nghiệp cần cung cấp cho ngân hàng các hồ sơ gồm: Hợp đồng, hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu xuất nhập kho hàng hóa...

Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán doanh nghiệp: Ngân hàng cung cấp doanh nghiệp một hạn mức thấu chi để vượt số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời như: cần tiền gấp để trả lương, nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu...trong khi chờ tiền thanh toán từ đối tác. Loại tiền vay là VND, thời gian cua hạn mức thấu chi thường tối đa 12 tháng, phương thức vay theo hạn mức thấu chi.

Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp: Ngân hàng cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh nhưng mong muốn việc trả nợ vay được chia nhỏ và trả theo nhiều kỳ hạn nhằm giảm áp lực trả vốn khi đáo hạn. Thời hạn vay linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thời hạn vay tối đa lên đến 60 tháng. Phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với khả năng trả nợ của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể trả cho nhiều kỳ hạn nợ hoặc trả trước toàn bộ khoản nợ để giảm chi phí sử dụng vốn.



Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ: Đây là sản phẩm ưu đại dành riêng cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thu chi hộ với ngân hàng. Với sản phẩm này, doanh nghiệp có những tiện ích sau: không cần tài sản bảo đảm, phương thức vay đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức vay theo thấu chi hoặc vay theo hạn mức tín dụng; được ngân hàng hỗ trợ quản lý nguồn tiền bán hàng một cách an toàn và hiệu quả; tập trung giao dịch về một ngân hàng đầu mối tạo thuận lợi trong việc theo dòi quản lý tiền mặt, tiền bán hàng của doanh nghiệp cũng như về giao dịch.

- Bảo lãnh: gồm có bảo lãnh trong nước và bảo lãnh nước ngoài

Bão lãnh trong nước: doanh nghiệp có nhu cầu bảo đảm nghĩa vụ đối với bên mời thầu khi tham gia dự thầu, bảo đảm thực hiện đúng các thỏa huận về chất lượng của sản phẩm do mình cung cấp như đã cam kết với khách hàng hay bảo đảm việc hoàn trả tiền ứng trước theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Một số loại bảo lãnh chủ yếu do VCB QB cung cấp: bảo lãnh dự thấu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bão lãnh bảo hành, bão lành vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán, bão lãnh thanh toán thuế...

Bảo lãnh nước ngoài: bảo lãnh dưới hai hình thức” Thư tín dụng dự phòng và

thư bảo lãnh.

b. Các ngành hàng thuộc đối tượng DNNVV mà Vietcombank Quảng Bình phát triển dich vụ tín dụng

- Ngành khai thác khoáng sản (Trừ than, dầu thô, khí đốt): dư nợ 43,9 tỷ đồng, cho vay 3 khách hàng, trong đó có Công ty Hiếu giang (37,8 tỷ đồng) và Công ty Khoáng Sản Hoàng Long (4,9 tỷ đồng), Công ty Khoáng Sản Đá Việt (1,1 tỷ đồng). Các khách hàng ngành này nhìn chung hoạt động hiệu quả, có uy tín trong thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Ngành chế biến thủy hải sản: dư nợ 10,89 tỷ đồng cho vay đối với Công ty Thủy sản Sông gianh: Hoạt động của Công ty chủ yếu là thu mua thủy hải sản trực tiếp của ngư dân và cấp đông hoặc chế biến thành chả cá bán lại cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu đi Hàn Quốc và Trung Quốc. Đặc thù ngành hàng phụ



thuộc nhiều về thời tiết, tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của đơn vị vẫn tăng trưởng, doanh thu hàng năm đạt 10 - 12 tỷ đồng, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng và có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

- Ngành sản xuất trang phục may mặc: dư nợ 14,1 tỷ đồng: Cho vay đối với Công ty Đại Thành dư nợ 14,1 tỷ đồng: Hoạt động của Công ty chủ yếu là gia công áo sơ mi cho các hãng may mặc của Hàn Quốc, Mỹ và Thị trường Châu Âu, doanh thu hàng năm ước đạt 15.000 triệu đồng công ty có uy tín trong việc trả nợ ngân hàng.

- Ngành khai thác chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ: Cho vay đối với 4 đơn

vị với dư nợ 27,25 tỷ đồng: Trong đó:

Công ty Lâm công nghiệp Long Đại 17 tỷ đồng: Hoạt động chính là Trồng rừng và chăm sóc rừng, Xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản khác. Đối tượng vay là mua Colophan và tinh dầu thông cho Công ty CP Chế Biến Nhựa thông Quảng Bình phục vụ hoạt động xuất khẩu, đây là đơn vị mang lại lợi ích tổng thể cho Chi nhánh với nguồn tiền gửi bình quân khoảng 6 tỷ đồng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 1.361.330 usd/năm.

Công ty CP Sản xuất lâm sản Quảng Đông: dư nợ 0 đồng, hạn mức 20 tỷ đồng: Hoạt động chính là thu mua gỗ bạch đàn, keo, tràm … băm thành dăm và xuất khẩu đi Trung Quốc. Hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển, doanh thu đạt 172.258 triệu đồng/ năm, lợi nhuận 5.114 triệu đồng, vòng quay vốn luân chuyển nhanh, đảm bảo trả gốc lãi ngân hàng đúng hạn.

Công ty CP XNK Công nghiệp Trường Thành: Dư nợ 3,4 tỷ đồng: Công ty đang đầu tư dự án ở Khu công nghiệp sản xuất ván ghép thanh xuất khẩu với tổng mức đầu tư là 29 tỷ đồng, vay vốn VCB là 13 tỷ đồng, dự kiến tháng 12/2013 đi vào hoạt động.

- Ngành sản xuất bột giấy và các sản phẩm từ giấy: dư nợ 1,2 tỷ đồng: Công ty Bao bì Phong Nha: hoạt động kinh doanh của công ty ổn định, đảm bảo trả nợ vay ngân hàng đúng hạn.

- Ngành sản xuất xi măng: Dự án xi măng Chinfon: khách hàng vay dự án



từ năm 2007 số tiền 272 tỷ quy đồng, mỗi quý trả nợ 12 tỷ đồng, đến nay dư nợ còn 37 tỷ quy đồng.

- Ngành sản xuất gạch ngói, đá ốp lát: Cho vay 02 khách hàng với tổng dư

nợ 13,4 tỷ đồng, trong đó:

Công ty CP Chánh Hòa: 11,9 tỷ đồng: Chuyên sản xuất gạch xây dựng, hoạt động của công ty từ khi đầu tư dự án khá hiệu quả, doanh thu hàng tháng đạt 1.500 triệu đồng, có uy tín trong trả nợ ngân hàng, tuy nhiên, cơn bão số 10 gây thiệt hại khá nghiêm trọng đối với đơn vị, hệ thống nhà xưởng bị tốc mái, lò gạch và máy móc bị ướt, số gạch non tồn kho bị ướt hỏng hoàn toàn. Vì vậy, Công ty phải tạm dừng hoạt động để tu sửa nhà máy. Hiện nay, Chi nhánh đang gia hạn lãi tháng 10 cho công ty với số tiền 106.144.889 đồng.

Công ty gốm sứ và xây dựng Cosevco: Dư nợ 1,5 tỷ đồng: hoạt động của

Công ty ổn định, trả nợ gốc lãi ngân hàng đúng hạn.

- Ngành sản xuất kim loại khác (Trừ thép): Công ty CP Khoáng sản và công nghiệp Đại Trường Phát: Dư nợ 32 tỷ đồng: Đây là đơn vị từ ngày nhận bàn giao của Chi nhánh Vietcombank Huế với dư nợ 80 tỷ đồng, không có tài sản bảo đảm, không có đối tượng vay và Chi nhánh Huế đã có văn bản dừng cho vay nhưng tại thời điểm đó, nếu dừng cho vay đồng nghĩa với mất vốn 80 tỷ đồng, vì vậy, Chi nhánh Quảng Bình đã tìm cách đồng hành cùng với doanh nghiệp, tìm các hoạt động còn tạo được nguồn thu để cho vay nhằm tạo nguồn trả nợ ngân hàng, trên cơ sở thu nợ nhiều hơn doanh số cho vay nên dư nợ đã giảm dần hàng năm và đến nay còn 32 tỷ đồng với tài sản bảo đảm là 26,6 tỷ đồng, bao gồm: 01 nhà biệt thự trên hai thửa đất của Tổng Giám đốc, 01 mảnh đất của Thành viên công ty, 01 kho hàng ở Tây Bắc Đồng Hới, 02 xe ô tô tải. Hiện nay, Chi nhánh tiếp tục vừa cho vay vừa thu nợ, do khó khăn từ cơn bão số 10 nên Chi nhánh đang gia hạn một phần lãi tháng 9 và lãi tháng 10 cho đơn vị, số tiền gia hạn đến nay là 427 triệu đồng

- Ngành xây dựng: Dư nợ 220 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng dư nợ, cho vay đối với 28 doanh nghiệp, cụ thể:

Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải: dư nợ 23 tỷ đồng, bảo lãnh 100 tỷ đồng,

hạn mức 200 tỷ đồng: là đơn vị xây dựng lớn nhất trong tỉnh với năng lực hiện có



công ty trúng thầu được các gói thầu lớn của Bộ Nông nghiệp, Bộ giao thông vận tải... Doanh thu hàng năm trên 800 tỷ đồng. Thời điểm dư nợ cao nhất của khách hàng này tại các ngân hàng là 450 tỷ đồng (lúc đó số dư tại VCBQB là 250 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 100 tỷ đồng, nợ trung dài hạn là 150 tỷ đồng, số dư bảo lãnh là 180 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2012, khách hàng này vay vốn tại các ngân hàng là 225 tỷ đồng, trong đó: vay ngắn hạn là 81 tỷ đồng, vay trung dài hạn là 144 tỷ đồng (riêng vay trung dài hạn 100% vay VCB).

Các Công ty Hoàng Minh, Minh Tiến, Thanh Bình, Thành Đạt, Đại Thành An, Trường Sơn, Tiến Đạt, Việt Tiến, Cosevco 1, Hoàng Văn, Trường Tiến Lợi, Quỳnh Anh dư nợ từ 2 tỷ đến 6 tỷ đồng, hoạt động xây dựng các công trình vừa và nhỏ của tỉnh, nguồn thu đảm bảo, trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn.

Công ty TNHH Bê tông Phan Vũ, dư nợ 49,5 tỷ đồng: Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. Doanh thu 9 tháng đầu năm: 51.308 triệu đồng, lợi nhuận đạt: 4.490 triệu đồng. Dự kiến dư nợ cuối năm đạt: 54.000 triệu đồng. Dòng tiền bình quân hàng tháng về tài khoản khoảng 10 tỷ đồng, trả gốc lãi đúng hạn.

- Ngành thương mại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng (Trừ xăng dầu, gas): tổng dư nợ ngành là 8,7 tỷ đồng, cho vay 4 doanh nghiệp (Công ty Đức Đạt, Thủy Trang, Ngọc Châu, Bảo Long): Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này có thị trường ổn định, hoạt động hiệu quả, vòng vốn luân chuyển tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

- Ngành thương mại xăng dầu, gas: Công ty CP Kinh doanh dầu khí: Trước đây có dư nợ tại Chi nhánh nhưng những năm gần đây hoạt động hiệu quả, công ty đảm bảo nguồn vốn tự có để hoạt động, không vay ngân hàng, hiện chỉ có quan hệ bảo lãnh 1 tỷ đồng.

- Ngành thương mại tiêu dùng: Dư nợ 97,1 tỷ đồng, chiếm % tổng dư nợ, cho vay đối với 23 doanh nghiệp, cụ thể:

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Song Thành, dư nợ 60,6 tỷ đồng:

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, Mua bán (xuất



nhập khẩu) hàng thực phẩm công nghệ, hàng bách hóa tổng hợp, vải, hàng may mặc, Kinh doanh khu liên hợp vui chơi giải trí- thể thao. Đến 30/09/2013, doanh thu đạt: 174.976 triệu đồng, lợi nhuận đạt: 5.537 triệu đồng. Nguồn tiền thanh toán xuất nhập khẩu đạt trên 1 triệu usd/năm.

Các công ty TNHH Thu Hiền, Trường Xuân, Sung Yến, Phương Dung, Ngọc Phương, Thái Hoàng, Nam Hoàng, Phú Hưng Hải ... dư nợ từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh ổn định, chắc chắn, vòng quay luân chuyển tốt, hàng tồn kho bảo đảm, trả nợ gốc lãi ngân hàng đúng hạn.

- Ngành thương mại nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp: dư nợ 75 triệu đồng: Công ty vật tư nông nghiệp: Hoạt động hiệu quả, luôn trả nợ gốc lãi ngân hàng đúng hạn.

- Ngành thương mại hàng nông lâm ngư nghiệp khác: Dư nợ 63,3 tỷ đồng cho vay 14 khách hàng, trong đó:

Các công ty kinh doanh gỗ: Ngọc Toàn, Long Tuyền, Thành Long, Trang Phi Hùng, Lâm Sản Thương Mại Quảng Bình, Thành Đồng: Dư nợ từ 3 đến 10 tỷ, hoạt động chủ yếu là nhập khẩu gỗ từ Lào và xuất khẩu sang Trung Quốc, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có, nguồn đầu ra chắc chắn và có lợi nhuận cao.

Các công ty kinh doanh thủy hải sản: Doanh nghiệp tư nhân Linh Loan, Phương Bình: Đây là hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hải sản. Tuy nhiên, hiện nay tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, lượng hàng hải sản đánh bắt mất mùa liên tục, phía đối tác nhập khẩu Trung Quốc ép giá, một số khoản công nợ chuyển sang khó đòi nên công ty không có khả năng trả được nợ đến hạn. Hiện nay, Chi nhánh đang tích cực xử lý tài sản để thu hồi nợ, dự kiến thu nợ trong năm 5,8 tỷ đồng

Công ty kinh doanh gạo: Công ty Trường Quang: hoạt động chính là xay xát chế biến và thương mại gạo xuất khẩu: dư nợ 13,1 tỷ đồng; do tình hình kinh tế khó khăn, các đầu mối xuất khẩu bị thu hẹp, thị trường tiêu thụ hạn chế, công nợ phải thu tăng cao, các nguồn tiền thanh toán chậm nên không trả nợ đúng hạn cho ngân



hàng. Qua các buổi làm việc, đơn vị cam kết bổ sung thêm tài sản thế chấp, tích cực thu hồi công nợ để giảm dần dư nợ về mức 10 tỷ đồng, đồng thời Chi nhánh thực hiện cơ cấu lại nợ, cấp tín dụng đối với các phương án kinh doanh hiệu quả để đơn vị tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Các công ty kinh doanh cao su: Công ty T&H, Xuân Quý, Khánh Toàn: Dư nợ từ 1 đến 5 tỷ đồng, vòng quay vốn luân chuyển nhanh, kinh doanh các lô hàng vừa phải, đảm bảo dòng tiền chắc chắn, trả nợ ngân hàng đúng hạn.

- Ngành vận tải đường bộ, đường sông: Dư nợ 28 tỷ đồng, cho vay 5 công ty, trong đó lớn nhất là Công ty Mai Linh Quảng Bình với tổng dư nợ 19,4 tỷ đồng; Công ty vận tải Lê Nam 3,7 tỷ đồng, công ty vận tải An Hoàng Linh 2,5 tỷ đồng, Công ty vận tải Minh Huy 1,7 tỷ đồng, và công ty Đại Nam 650 triệu đồng. Hoạt động của Các công ty đảm bảo hiệu quả, trả nợ gốc lãi ngân hàng đúng hạn.

- Ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí: Dư nợ 152,7 tỷ đồng, cho vay 3 đơn vị, cụ thể:

Doanh nghiệp tư nhân Tân Bình là khách sạn tư nhân đầu tiên trên địa bàn Quảng Bình, năm 2012 Doanh nghiệp đầu tư khách sạn Tân Bình với tổng mức đầu tư là 104 tỷ đồng, vốn vay Vietcombank Quảng Bình là 70 tỷ đồng, doanh thu hàng tháng 1,5 đến 2 tỷ đồng. Hiện tại do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, cộng với khó khăn của bước đầu đi vào khai thác và ảnh hưởng của cơn bão số 10 nên Chi nhánh đang thực hiện gia hạn lãi số tiền 3,7 tỷ đồng.

Thêm vào đó, tuyến đường Nguyễn Trường Tộ (đường đi qua quán Café Hoàng Tử) được sửa chữa, lắp đặt hệ thống thoát nước từ tháng 04/2012 đến giữa năm 2013 gây khó khăn trong việc đi lại cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, lượng khách đến quán Café Hoàng tử giảm đáng kể, hoạt động kinh doanh của Công ty đã bị giảm sút, chỉ hoạt động cầm chừng, doanh thu không đủ bù đắp phần chi phí. Vì vậy, Công ty đã gặp khó khăn trong việc tạo nguồn trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến các khoản vay chuyển nợ quá hạn. Hiện nay, Chi nhánh đang tập trung xử lý dứt điểm tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.

- Ngành thông tin và truyền thông khác: Dư nợ 8,7 tỷ đồng, cho vay 3

Công ty, cụ thể:


Formatted Table

Formatted: Normal, Don't add space between paragraphs of the same style, No widow/orphan control

Formatted: Normal, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control

Formatted: Normal, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control

Formatted: Normal, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan control

Formatted: Centered, Don't add space between paragraphs of the same style, Line spacing: 1.5 lines



Công ty Điện tử tin học Tiến Thành: dư nợ 6 tỷ đồng; Công ty Quảng cáo số 1 Quảng Bình: Dư nợ 1,4 tỷ đồng; Công ty in mỹ thuật Thanh Phúc: dư nợ 1,2 tỷ đồng. Hoạt động các công ty ổn định, đảm bảo trả nợ gốc và lãi ngân hàng khi đến hạn.

- Ngành giáo dục đào tạo: Công ty CP Giáo dục Trí Nhân Tâm đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở và Phổ thông trung học Chu Văn An với tổng mức đầu tư là 147 tỷ đồng, trong đó: vốn vay Vietcombank Quảng Bình là 70 tỷ đồng, dư nợ là 58 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã đi vào hoạt động, trong năm đầu tuyển sinh được 219 học sinh và có nguồn thu, một phần dự án là nhà thi đấu đa năng tiếp tục thi công đảm bảo hoàn thành trong năm 2013.

- Ngành sản xuất hạt nhựa: Công ty Hoàng Tiến với tổng dư nợ 1,7 tỷ đồng:

Hoạt động của Công ty hiệu quả, đảm bảo trả nợ gốc và lãi ngân hàng đúng hạn.

- Ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ: công ty hóa chất chống mối Đức Giang dư nợ 320 triệu đồng Hoạt động của Công ty hiệu quả, đảm bảo trả nợ gốc và lãi ngân hàng đúng hạn.

c. Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh Vietcombank Quảng Bình

Bảng 2.1: Số lượng khách hàng DNNVV

Đơn vị: khách hàng



Chỉ tiêu


31/12/20134


31/12/20145


31/12/20156

So sánh

20145/20134

20156/20145

Chênh lệch

Tỷ lệ %

Chênh lệch

Tỷ lệ

%

Số lượng KH

đang có dư nợ

428

613

757

185

43

144


23

DN lớn

15

17

15

2

13

-2

- 12

DNVVN

37

43

52

6

16

9

21

Tư nhân cá thể

376

553

690

177

47

137

25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietcombank Quảng Bình 20134-20156)

Số lượng khách hàng trên bảng 2.83 là số lượng khách hàng có dư nợ tại Chi nhánh tại các thời điểm 31/12/20134, 31/12/20145, 31/12/20156. Qua bảng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 8

trên, ta có thể thấy số lượng DNNVV đang có xu hướng tăng lên. Số lượng khách hàng là DNNVV năm 20146 là 43 khách hàng, tăng 6 đơn vị so với năm

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí