DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ 30
giai đoạn 2017 - 2019 30
Bảng 2.4: Số lượng điểm POS của Agribank qua các năm.........
Bảng 2.5. Mô thức TOWS của Agribank – CN Phú thọ 43
Bảng 2.6. Đánh giá của khách hàng về sự phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank CN Phú Thọ về chất lượng 46
Bảng 2.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank chi nhánh Phú Thọ 49
Bảng 2.8: Cơ cấu doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng doanh thu hoạt động các năm 51
Bảng 2.9: Bảng thông kê gia tăng số lượng sản phẩm cá nhân phi tín dụng 52
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 1
- Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Phát Triển Dịch Vụ Phi Tín Dụng Dành Cho Khách Hàng Cá Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Thương Mại
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tăng Trưởng Dịch Vụ Phi Tín Dụng Dành Cho Khách Hàng Cá Nhân
- Thực Trạng Dịch Vụ Phi Tín Dụng Dành Cho Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Bảng 2.10: Thống kê số lượng KHCN sử dụng các sản phẩm 53
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Thọ 29
Hình 2.2: Thực trạng thu dịch vụ phi tín dụng từ KHCN của CN Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 32
Hình 2.3: Kết quả tăng trưởng doanh số dịch vụ TTQT đối với KHCN tại CN Phú Thọ giai đoạn 2016-2019 36
Hình 2.4: Tăng trưởng phát hành thẻ qua các năm .......Hình 2.5: Doanh thu từ sản phẩm phát hành thẻ ............ Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ các SPCN ngoài tín dụng 52
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tế hàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã hình thành hệ thống ngân hàng thương mại và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn còn mang dấu ấn của ngân hàng truyền thống, các sản phẩm chưa có nhiều chủng loại và thích ứng với nhu cầu khách hàng, chủ yếu vẫn là dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, thanh toán... Bên cạnh đó, dưới áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hiện nay, xu hướng phát triển mô hình ngân hàng thương mại trở thành ngân hàng bán lẻ đang ngày càng tăng. Bởi vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam là một chiến lược đúng đắn và cần thiết.
Phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: (i) Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; (ii) Đáp ứng tối ưu nhu cầu của nền kinh tế, góp phần củng cố sự lớn mạnh và nâng cao uy tín, vị thế của NHTM trong nền kinh tế; (iii) Phân tán rủi ro cho ngân hàng, mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, làm tăng lợi nhuận của NHTM; (iv) Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Với vai trò quan trọng như vậy, các NHTM đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường tiềm lực tài chính, kênh phân phối hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ phi tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, năng lực cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh đặc biệt là hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do vậy, bằng cách nào, biện pháp nào và giải pháp nào để nhanh chóng phát triển các hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng đang là yếu tố cần thiết đối với hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng. Là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Agribank - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng đang trong quá trình tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để phát triển các hoạt động dịch vụ phi tín dụng của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Xuất phát từ lý do trên, là một cán bộ đang làm việc tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.
Phạm Phương Thảo (2017), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Trung Yên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Trong luận văn này, tác giả tổng hợp thông tin từ các báo cáo thống kê trong ngân hàng, đặc biệt là các bảng tổng kết hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của ngân hàng qua các năm để tổng hợp, so sánh, thống kê, phân tích,... Đồng thời, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc và trưởng phòng tại Agribank Trung Yên để có được những kết quả mong muốn phục vụ cho việc đánh giá thực trạng từ đó tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng.
Trịnh Minh Đức (2016), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Bỉm Sơn, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Để tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ phi tín dụng của NHTM tại Vietinbank Bỉm Sơn giai đoạn 2013-2015 trên các khía cạnh cơ cấu, quy mô phát triển DVPTD, các loại DVPTD chủ yếu. Từ đó rút ra một số kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát triển DVPTD của Vietinbank Bỉm Sơn trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Mai Thanh (2010), Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ phi tín dụng và phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên, luận văn chưa chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế nên các đề tài đề xuất chưa cụ thể.
Nguyễn Mai Hương (2018), Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã luận giải lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại NHTM. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại BIDV Đà Nẵng để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận văn đã đề xuất các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận phân tích thực trạng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, đánh giá chất lượng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân thông qua các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ, phân tích so sánh các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng, về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân do ngân hàng thương mại cung cấp.
Các công trình nghiên cứu đã được công bố đã đề cập tới nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu hướng đến đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu khác nhau, nên không thể áp dụng các giải pháp của các nghiên cứu trước đây tại Agribank Phú Thọ. Thêm vào đó, chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN trong giai đoạn 2017-2019 tại Agribank Phú Thọ được công bố. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu
“Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ” đảm bảo tính kế thừa, tính độc lập, đáp ứng yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: đề xuất các giải pháp và kiến nghị khả thi và phù hợp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+Phân tích tổng quan các tài liệu để hệ thống các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
+Khảo sát thực trạng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
+Nhận dạng các thành công, tồn tại và nguyên nhân dẫn tới các tồn tại để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cần thiết đối với AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ và các cơ quan hữu quan nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ
+ Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp nghiên cứu trong giai đoạn 2017 – 2019; Dữ liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
+Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn chuyên gia tại ngân hàng về sự phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại AGRIBANK – chi nhánh Phú Thọ.
+Dữ liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu có sẵn trong nội bộ ngân hàng (tài liệu quy định và hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ của AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ; báo cáo về tình hình kinh doanh dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ; tài liệu về quy trình xử lý, các tình huống phát sinh trong cung ứng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ;…) kết hợp với các tư liệu bên ngoài ngân hàng (báo cáo nghiên cứu, đề tài nghiên cứu có liên quan.)
* Phương pháp xử lý dữ liệu:
+ Đối với các dữ liệu sơ cấp, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia để phục vụ mục đích nghiên cứu.
+ Đối với các dữ liệu thứ cấp, luận văn sử dụng các kỹ thuật phân tích theo chỉ tiêu, phân tích biến động, phân tích xu hướng.
6. Đóng góp của luận văn về mặt khoa học và thực tiễn
* Về mặt khoa học: luận văn cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại một chi nhánh ngân hàng thương mại.
* Về thực tiễn: luận văn giúp ban lãnh đạo AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ nhận diện các yếu tố chủ chốt cấu thành chất lượng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, phân tích thực trạng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, cung cấp cơ sở thực nghiệm giúp cho các cán bộ quản lý đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của AGRIBANK - chi nhánh Phú Thọ, từ đó đưa ra những giải pháp quản lý nhằm tiếp tục phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời cảm ơn, lời nói đầu, mục lục, các danh mục và phụ lục, phần mở đầu, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ
Chương 3: Những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ