Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Sinh Khí Hậu, Du Lịch Nghỉ Dưỡng, Du Lịch Chữa Bệnh.‌


đó, việc nghiên cứu đề tài luôn được xem xét trong mối liên hệ quá khứ-hiện tại- tương lai để làm rõ hơn bản chất vấn đề theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác.

- Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Quá trình phát triển con người luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đồng thời con ngời cũng có những tác động làm biến đổi môi trường xung quanh. Trong tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra và tác động xấu đến cuộc sống loài người. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, con người trong quá trình phát triển của mình cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề này. Phát triển con người phải đi đôi với phát triển kinh tế, công bằng xã hội và phát triển môi trường bền vững, mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

b. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, Trên cơ sở sưu tầm nhiều nguồn tài liệu có liên quan, chúng ta tiến hành lựa chọn và xử lý nguồn thông tin, số liệu đáng tin cậy nhất phục vụ hiệu quả cho đề tài.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa trên việc phân tích nguồn tài liệu đã có cũng như nhận định từ quan sát thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đặt ra.

- Phương pháp thống kê các số liệu thu thập nhằm lượng hóa các thông tin, làm tăng tính định lượng trong khi lập luận nghiên cứu các sự vật hiện tượng địa lý, sẽ là giảm đi sự suy đoán định tính.

- Phương pháp dự báo: Đề tài sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.


- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính khoa học và đưa ra những dự báo chính xác, hợp lý,…cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu có liên quan với nội dung của đề tài.


6. Những đóng góp của luận văn‌

- Góp phần là phong phú thêm cơ sở lý luận về nghiên cứu SKH sức khỏe con người nói chung cũng như mối quan hệ giữa khí hậu – sức khỏe – du lịch.

- Xác định rõ điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH đối với sức khỏe con người, đối với du lịch và nghỉ dưỡng ở á vùng Nam Bộ.

- Tạo cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng, nhất là chính sách phát triển kinh tế du lịch.

- Góp phần vào định hướng phát triển du lịch bền vững của á vùng.

7. Cấu trúc của luận văn‌

- PHẦN MỞ ĐẦU:

+ Tính cấp thiết của đề tài

+ Lịch sử nghiên cứu

+ Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

+ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

+ Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

+ Những đóng góp của luận văn

- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

- NỘI DUNG: Gồm 3 chương:

+ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KHÍ HẬU VÀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG, DU LỊCH CHỮA BỆNH.

+ Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SKH ĐỐI VỚI DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ DU LỊCH CHỮA BỆNH Ở Á VÙNG NAM BỘ


+ Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Á VÙNG NAM BỘ DỰA VÀO ĐIỀU KIỆN SKH.

- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KHÍ HẬU, DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG, DU LỊCH CHỮA BỆNH.‌

1.1. TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU DU LỊCH‌

Khí hậu là một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát triển du lịch. Từ cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ở những nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ như: Dovos, Crans-Montan, Lesyin ở Thụy Sĩ, Kitzibunel,…ở Đức, Shimla, Dazilung, Neinitan ở Ấn Độ, núi Thái Sơn ở Trung Quốc; Sapa, Đà Lạt, Bạch Mã, Ba Vì, Mẫu Sơn, Bà Nà, Tam Đảo ở Việt Nam. Các điều kiện của tài nguyên khí hậu khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển du lịch khá đa dạng như: tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người; tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng; tài nguyên khí hậu phục vụ cho các hoạt động thể thao mùa đông; tài nguyên khí hậu thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm, lặn biển và thể thao biển,….

- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người: Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt.

Các yếu tố khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến 2 cực, theo độ cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa lý, thủy văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con người.

Vì vậy, các yếu tố của khí hậu ở nhiều nơi trong từng thời gian nhất định có thể tạo ra những điều kiện sống thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con người, hấp dẫn du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai nhiều loại hình du lịch. Ngược lại, có nhiều địa phương, quốc gia, các yếu tố khí hậu có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, giảm sức hấp dẫn du khách, gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động du lịch.


Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người (sinh khí hậu người). Các nhà nghiên cứu du lịch cũng như các nhà quản lý kinh doanh du lịch thường vận dụng các chỉ tiêu khí hậu, sinh học để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, mức độ phù hợp với sức khỏe con người của khí hậu hoạt động du lịch. Trong thực tế, những điều kiện khí hậu ôn hòa thường hấp dẫn khách du lịch. Du khách thường không thích những nơi có các yếu tố khí hậu quá lạnh, quá nóng, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, tốc độ gió mạnh, ít ánh nắng. Những người ở xứ nóng trong những ngày hè oi bức thường thích đi nghỉ mát ở các vùng biển hoặc ở các vùng núi, cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khả năng chịu lạnh kém hơn. Những người sống ở xứ lạnh thường đi nghỉ đông ở những vùng ấm áp và khả năng chịu lạnh tốt hơn.

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng

Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng. Một số loại bệnh như huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp rất cần được điều trị, có sự kết hợp giữa các liệu pháp y học với tài nguyên du lịch tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ. Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng, độ trong lành của không khí có tác dụng tốt cho việc chữa lành bệnh và phục hồi sức khỏe của con người.

Ngoài việc phân bố ở những nơi có nguồn tài nguyên khác nhau như nước khoáng, bãi biển đẹp, có nhiều ánh nắng, nơi có phong cảnh đẹp, các điểm du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng ở Việt Nam cũng như trên thế giới thường được xây dựng, phát triển ở những nơi có khí hậu tốt, thích hợp với sức khỏe của con người như ở ven các hồ, ven biển và các vùng núi, cao nguyên.

Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí.


Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như bơi thuyền, lướt ván, bơi lội, lặn, tắm biển, hồ, thường được triển khai ở những vùng ven biển, hồ có các điều kiện về tốc độ gió và nhiệt độ của nước phù hợp và nhiều ánh nắng.


- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch

Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch và hấp dẫn du khách được coi là tài nguyên du lịch như: có nhiều ngày thời tiết tốt, số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không khí không quá cao cũng không quá thấp, không có hoặc ít thiên tai và những diễn biến thời tiết đặc biệt. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của khí hậu, ở các địa phương, các quốc gia trong nhiều thời kỳ trong năm còn có những yếu tố khí hậu không thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch như: những thời kỳ mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, tốc độ gió lớn, có nhiều thiên tai. Để khắc phục được tính mùa vụ, những hạn chế của khí hậu đối với các hoạt động du lịch cần phải nghiên cứu, đánh giá cả những điều kiện thuận lợi và không thuận lợi để có những định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các điều kiện thuận lợi, hạn chế những tác động tiêu cực của khí hậu với các hoạt động du lịch.


1.2. SINH KHÍ HẬU VÀ SINH KHÍ HẬU SỨC KHỎE CON NGƯỜI‌

1.2.1. Khái niệm về SKH‌


Theo Từ điển Bách Khoa Nông nghiệp. Trung tâm quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1991, tr.365: “SKH là bộ môn khoa học liên ngành giữa Khí hậu học và Sinh thái học, nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống. SKH chú trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm,…) trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết trong phạm vi từng vùng và trong từng khu vực nhỏ (vi khí hậu), trong cảnh quan và thiết bị chuồng trại do con người tạo nên cho cây trồng vật nuôi. Nghiên cứu


SKH là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật để nâng cao sức sản xuất của một môi trường nhất định”.

SKH sức khỏe con

người

Kiến trúc

SKH

Sinh khí hậu

Theo nhận định của học viên: “SKH là việc nghiên cứu khí hậu ứng dụng trong các lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, y học, du lịch, xây dựng trên quan điểm sinh thái”.


Khí hậu học


Sinh thái học




SKH

thảm thực vật


SKH

nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Hình 1.1: Sơ đồ về SKH


Như vậy, SKH ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống và việc nghiên cứu SKH cũng là cơ sở cho việc phát triển bền vững về lâm nghiệp, nông nghiệp, du lịch,…

1.2.2. Sinh khí hậu sức khỏe con người‌


SKH sức khỏe con người nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu-thời tiết lên cơ thể người (các cơ quan cảm thụ, sức khỏe con người nói chung) phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế du lịch, điều dưỡng cũng như các hoạt động sản xuất khác của con người.

1.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết đối với cơ thể người‌

1.2.3.1. Bức xạ Mặt Trời


Hình 1 2 Bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất 1

Hình 1.2: Bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí