Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam



TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM với các nội dung chính:

Tổng quan về NHTM, đặc điểm, chức năng của NHTM và đã nêu lên các hoạt động của NHTM.

Phần lý thuyết về dịch vụ phi tín dụng của NHTM đã đưa ra khái niệm và các loại dịch vụ phi tín dụng cũng như đặc điểm, vai trò của dịch vụ phi tín dụng.

Phần lý thuyết về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM đã đề cập đến khái niệm, ý nghĩa của phát triển dịch vụ phi tín dụng, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các NHTM.

Cuối cùng trong chương này đã nói đến kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số quốc gia và Ngân hàng ở Việt Nam.

Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở chương 2 và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng trong chương 3.



CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

BIDV Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình 55 năm xây dựng và phát triển của BIDV với những tên gọi khác nhau và chức năng, nhiệm vụ hoạt động luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Hơn 24 năm đầu BIDV mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) từ ngày thành lập đến 23/6/1981 với chức năng chính là cung cấp vốn kiến thiết cơ bản theo kế hoạch và dự toán Nhà nước duyệt; quản lý toàn bộ vốn Ngân sách Nhà nước và vốn tự có dùng để kiến thiết cơ bản.

- Ngày 24/6/1981 Hội đồng chính phủ ra quyết định số 259-CP chuyểnNgân hàngkiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN với chức năng chính là thu hút, quản lý và kiểm tra tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản; cho vay, cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động trong xây dựng cơ bản, đồng thời còn là trung tâm thanh toán và quản lý tiền mặt, kiểm soát quỹ lương và tình hình sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Ngày 14/11/1990 Theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 401/CT đổi tênNgân hàngĐầu tư và xây dựng Việt Nam thànhNgân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đây là thời kỳ thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quả lý của Nhà nước. Do vậy, chức năng của BIDV được thay đổi cơ bản gồm huy động vốn trung dài hạn trong và ngoài nước, nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân

hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển.



- Từ ngày 01/01/1995, đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản về chức năng hoạt động của BIDV, cụ thể là BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp trong nhiều lĩnh vục như các NHTM khác, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

- Đến 21/09/1995, BIDV được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (trước đây BIDV là loại hình doanh nghiệp Nhà nước), chính thức chuyển sang loại hình Ngân hàng đa năng.

- Thời kỳ từ năm 1996 đến nay được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”, chuẩn bị nền móng vững chắc BIDV.

Như vậy, cội nguồn của BIDV là một ngân hàng quốc doanh chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển then chốt của đất nước. Dần dần, chức năng và nhiệm vụ của BIDV được hoàn thiện và mở rộng thành một NHTM hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng nhằm thích ứng với sự phát triển chung của nền kinh tế, không ngừng nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Là một NHTM hàng đầu, BIDV thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một NHTM như chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động vốn trong n- ước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh... Nhờ việc đa phương



hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn:

- Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

BIDV luôn nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những ch- ương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp... với doanh số cho vay lớn. Nguồn vốn tín dụng của BIDV đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.

- Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và Ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước.

Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô.

BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê...

- Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của NHTM

Từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động Ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều



hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên Ngân hàng.

2.1.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

109 CHI

NHÁNH

3 SỞ GIAO

DỊCH

CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC)


CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)


CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II (BLC II)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC)

CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH: LAO-VIET BANK, VRB, BIDC

KHỐI LIÊN DOANH

CÔNG TY LIÊN DOANH THÁP BIDV; CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ BIDV-VP ; VALC


NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KHỐI NGÂN HÀNG


SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)

KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)

KHỐI CÔNG TY

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV



BIDV là NHTM quốc doanh với hơn 13.000 nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, hiệu quả và mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, vươn sang các nước trên thế giới.

Trụ sở chính: Gồm 34 ban, trung tâm và phân tách theo 7 khối chức năng: Khối Ngân hàng bán buôn (4 ban), khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới (3 ban) Khối vốn và kinh doanh vốn (1 ban), khối quản lý rủi ro (3ban), khối tác nghiệp (3ban), khối tài chính kế toán (3ban), khối hỗ trợ (16 ban).

Tại các chi nhánh: Các đơn vị thành viên gồm 109 chi nhánh. Chức năng

nhiệm vụ các phòng tổ được thiết kế gồm 5 khối:

+ Khối quan hệ khách hàng: Gồm phòng/tổ quan hệ khách hàng, Phòng /tổ tài trợ dự án.

+ Khối quản lý rủi ro: Gồm phòng/ tổ quản lý rủi ro.

+ Khối tác nghiệp: Gồm Phòng quản trị tín dụng, Phòng DVKH, Phòng/ tổ QL&DV Kho quĩ, Phòng/ tổ thanh toán quốc tê.

+ Khối quản lý nội bộ: Gồm Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng/tổ điện toán, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức nhân sự- Văn phòng.

+ Khối trực thuộc: gồm Các Phòng giao dịch, quĩ tiết kiệm.

2.1.4 Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong thời gian qua

Là một NHTM lớn, BIDV đã chủ động phân tích, dự báo, dự đoán diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, chủ động đưa ra những đề xuất kiến nghị, góp phần tạo kênh thông tin, tham vấn cho chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước trong điều hành kinh tế vĩ mô. BIDV liên tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra, đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Một số chỉ tiêu cơ bản mà BIDV đã đạt được những năm vừa qua như sau (bảng 2.1)

BIDV đã hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh năm 2011 Trong đó:

+ Tổng tài sản đạt 490.320 tỷ đồng, tương đương 23,5 tỷ USD, tăng trưởng 40% so với năm 2010.



+ Vốn chủ sở hữu đạt 34.550 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2010.

+ Huy động vốn đạt 312.156 tỷ đồng, tăng 24% so với 2010.

+ Dư nợ tín dụng đạt 285.432 tỷ đồng, tăng 21% so với 2010.

+ Thu dịch vụ ròng đạt 2.120 tỷ đồng, tăng 25% so với 2010.

+ Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng so với 2010 là 11,7 %

+ Lợi nhuận ròng tăng trưởng 23% so với năm 2010.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh của BIDV

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng tài sản

296.622

350.268

490.320

Thu nợ hạch toán ngoại bảng

452

400

395

Thu dịch vụ ròng

1.559

1.700

2.120

Chênh lệch thu chi (Ko gồm

HTNB)

4.490

5.120

5.300

Chênh lệch thu chi (Gồm

TNHTNB)

4.942

5.520

5.695

Chi DPRR

2.030

1.317

1.212

Lợi nhuận trước thuế

2.912

3.250

3.630

Lợi nhuận sau thuế

2.297

2.350

2.900

ROA (LNst/TTSbq)


0,7%

0,8%

ROE (LNst/Vốn CSHbq)


13,8%

16,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 7

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2009,2010,2011)

2.1.4.1 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống của BIDV, hiện hoạt động này vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho BIDV.

Chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, năm 2010 là 2,75%, năm 2011 là 3,1% . Nợ nhóm 1 tăng lên cả số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2010 nợ đủ tiêu chuẩn là 76,6%, năm 2011 tăng lên đạt 80,2%. Tỷ trọng quỹ



dự phòng rủi ro /Tổng nợ xấu phản ánh khả năng tự bù đắp rủi ro của BIDV ngày

càng được nâng lên từ 134% lên 199%.

Hình 2.2: Biểu đồ dư nợ tín dụng qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

236.127

197.594

154.176

126.616

93.453

285.432

300


250


200


Dư nợ

150


100


50


0

2006 2007 2008 2009 2010 2011


(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2009,2010,2011)

Thời gian qua, BIDV đã chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, vừa thực hiện cơ cấu, giới hạn tín dụng theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

2.1.4.2 Hoạt động huy động vốn

Số dư huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính qua

các năm thể hiện qua biểu đồ hình 2.3.

BIDV luôn khẳng định đảm bảo an toàn thanh khoản là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà các Ngân hàng cần thực hiện. Nền vốn của BIDV luôn được giữ ổn định, chủ yếu huy động từ tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế, tăng trưởng đều qua các năm ở mức 20%-24%. Trong điều kiện thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi và cạnh tranh quyết liệt từ các Ngân hàng khác, BIDV đã đa dạng hóa hình thức huy động, linh hoạt trong lãi suất để giữ ổn định nguồn vốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023