Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Phát Triển Dịch Vụ Phi Tín Dụng



dịch vụ đó nhằm hỗ trợ khách hàng để thu dịch vụ khác hoặc duy trì dịch vụ như

một hình thức quảng bá thương hiệu.

1.2.3 Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng

Dịch vụ phi tín dụng có các đặc điểm sau:

Một là: dịch vụ không làm phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến việc cung cấp và thu hồi vốn đối với khách hàng.

Đây là đặc điểm phân biệt rõ nhất dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng. Xét về mặt nghiệp vụ, khi dịch vụ phi tín dụng được Ngân hàng cung cấp không làm phát sinh khoản mục cho vay trong phần tài sản của bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng hay nói cách khác Ngân hàng không phải bỏ ra một khoản vốn nhất định để có được một khoản lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Như vậy dịch vụ bảo lãnh cũng có thể coi là dịch vụ tín dụng vì khi phát hành bảo lãnh là Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một khoản bằng số tiền bảo lãnh, trong trường hợp không phát sinh khoản vay tức là khách hàng không vi pham cam kết thì Ngân hàng được phí bảo lãnh. Trong trường hợp phát sinh khoản vay tức là khách hàng vi phạm cam kết thì Ngân hàng bắt buộc phải cho vay và tính lãi vay. Mức độ rủi ro của bảo lãnh cũng gần như rủi ro trong hoạt động cho vay.

Hai là: dịch vụ phi tín dụng được khách hàng trực tiếp sử dụng, lặp đi lặp lại và không giới hạn về không gian, thời gian.

Dịch vụ phi tín dụng cũng như một số dịch vụ khác: dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm,... các sản phẩm giao dịch trên thị trường tồn tại dưới dạng “phi hữu hình”. Sự khác biệt của dịch vụ phi tín dụng là quá trình cung cấp, sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời, dịch vụ phi tín dụng được cung cấp không giới hạn bởi không gian, thời gian và được lặp đi lặp lại đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đa dạng, vừa tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Ba là: dịch vụ phi tín dụng ngày càng đòi hỏi trình độ phát triển cao của khoa học công nghệ Ngân hàng, công nghệ phần mềm, viễn thông,...

Do tính chất của dịch vụ là giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, cập nhật,...

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 4

nên đòi hỏi đối với dịch vụ phi tín dụng là muốn phát triển và đa dạng hóa các dich



vụ phi tín dụng phải sử dụng công nghệ tiến tiến hiện đại nhất với một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp có khả năng am hiểu nhu cầu của khách hàng và có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng.

Với số lượng khách hàng đông đảo, dịch vụ phi tín dụng đòi hỏi phải sử dụng công nghệ Ngân hàng tiên tiến, hiện đại mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngày càng đa dạng và phong phú.

Xu hướng hiện nay là phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Dịch vụ này chỉ có thể thực hiện được dựa trên nền tảng khoa học công nghệ Ngân hàng hiện đại, ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại.

Bốn là: Khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng rất đa dạng, với số lượng khách hàng lớn.

Ngày nay các Ngân hàng đang dần chuyển trọng tâm hoạt động từ dịch vụ tín dụng sang dịch vụ phi tín dụng, chú trọng nhiều hơn đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ,....với số lượng khách hàng đa dạng, phong phú và ngày càng tăng về số lượng.

Dịch vụ phi tín dụng đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, do đó số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng khá đông. Có khách hàng sử dụng một dịch vụ phi tín dụng, nhưng cũng có khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ phi tín dụng, có khách hàng vừa sử dụng dịch vụ tín dụng vừa sử dụng dịch vụ phi tín dụng.

1.2.4 Vai trò của dịch vụ phi tín dụng

a) Dịch vụ phi tín dụng góp phần thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của

nhà nước.

Với sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng, chính sách hạn chế dùng tiền mặt trong thanh toán của nhà nước được thực thi, góp phần giảm chi phí sử dụng tiền mặt của nền kinh tế. Mặt khác nhà nước còn kiểm soát được dòng tiền của các doanh nghiệp, kiểm soát được thu nhập của cá nhân, là cơ sở để tính thuế thu nhập.



Thanh toán bằng tiền mặt lớn sẽ có nhiều bất lợi cho quản lý nhà nước về tiền tệ. Nhà nước khó lòng mà quan lý được, kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp, lợi dụng những khe hở, doanh nghiệp có thể trốn thuế, gây thất thu cho nhà nước, dùng tiền mặt nhiều cũng có thể tiếp tay cho những tiêu cực trong xã hội như rửa tiền, hối lộ, tham ô,...

Thanh toán không dùng còn tiền mặt thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong nước và ngoài nước thông qua các kênh thanh toán hữu hiệu và nhanh chóng. Khách hàng mua hàng Nam- Bắc có thể thanh toán ngay, ngoài ra có thể thanh toán mua bán hàng hóa qua mạng dễ dàng, an toàn.

Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đưa nền kinh tế ra khỏi nền kinh tế tiền tệ, điều này cũng phù hợp với xu hướng của các nước phát triển trên thế giới. Hiện nay nước ta cơ bản vẫn là nền kinh tế tiền tệ. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm 21 đến 22% tổng phương tiện thanh toán. Phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng phù hợp với định hướng chỉ đạo của chính phủ, góp phần thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nền kinh tế.

b) Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch, tiết kiệm của cải của xã hội.

Hiện nay đa số người dân Việt Nam cho rằng sử dụng tiền mặt trong thanh toán là thuận tiện và nhanh chóng nhất, nhưng thực tế sử dụng tiền mặt trong thanh toán đang là thói quen ngày càng lạc hậu, gây lãng phí tiền của và thời gian của bản thân khách hàng và xã hội. Với các dịch vụ Ngân hàng hiện đại tất cả các giao dịch đều có thể thực hiện không dùng tiền mặt, không phải đến Ngân hàng. Điều này mang laị nhiều lơị ích cho khách hàng như quản lý được dòng tiền, tiết kiệm thời gian giao dịch,...Với Ngân hàng có thể tạm thời sử dụng nguồn vốn trong thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với xã hội có thể tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, tối đa hoá của cải của xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế.

c) Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội.



Để phát triển kinh tế, bên cạnh việc phát triển sản xuất cần phát triển các kênh thanh toán đa dạng, nhanh chóng và thuận lợi. Dịch vụ phi tín dụng có khả năng đem lại các kênh thanh toán như vậy. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cho phép các chủ thể kinh tế trong xã hội ứng dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán, có thể thanh toán khắp nơi, không giới hạn về không gian và thời gian,... Như vây việc giao lưu thương mại được rút ngắn lại, thuận tiện hơn có tác dụng thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng là cầu nối đưa các ứng dụng của khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào cuộc sống. Các khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng thông qua mạng lưới các máy ATM, qua mạng viễn thông, qua tin nhắn,... là nhưng kênh thanh toán hiện đại, đưa khách hàng đến với những phương tiện thanh toán văn minh nhất, tạo ra một nét văn hóa trong đời sống xã hội.

d) Dịch vụ phi tín dụng có đóng góp vào tăng thu nhập của Ngân hàng.

Đối với dịch vụ tín dụng, thu nhập thu được là tư lãi tiền vay. Đối với dịch vụ phi tín dụng, thu nhập đạt được là từ phí dịch vụ, chênh lệch giá, hoa hồng,.... Để xác định Ngân hàng có hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển hay không có thể xem xét tỷ lệ thu phí dịch vụ trên tổng thu nhập của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng. Theo xu thế hiện nay, thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngày càng tăng lên. Dựa trên một lượng khách hàng đông đảo, mỗi khách hàng sử dụng một hoặc một số dịch vụ Ngân hàng, mặc dù mức phí mỗi người phải trả là không lớn nhưng tổng số phí thu được không phải là nhỏ.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng là “nguồn lợi nhuận sạch” ít rủi ro. Vì vậy các Ngân hàng ra sức phấn đấu đưa nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tăng lên. Tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của Ngân hàng chiếm 50% đến 60% là mục tiêu lý tưởng mà các Ngân hàng đang phấn đấu đạt tới.



1.3 Phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các NHTM

1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của phát triển dịch vụ phi tín dụng

1.3.1.1. Khái niệm phát triển dịch vụ phi tín dụng

Phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng có thể hiểu một cách đơn giản là việc gia tăng các loại hình dịch vụ phi tín dụng đồng thời mở rộng thị phần, đối tượng khách hàng kết hợp nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ phi tín dụng của NHTM để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Gia tăng dịch vụ phi tín dụng của NHTM là mở rộng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng việc gia tăng về mặt số lượng các loại hình dịch vụ của Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng là việc không ngừng làm cho chất lượng dịch vụ phi tín dụng mà Ngân hàng cung cấp ngày càng tốt hơn thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Kết quả là các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngày càng tiện ích, nhanh chóng và chính xác hơn.

1.3.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng

Phát triển dịch vụ phi tín dụng có ý nghĩa lớn đối với cả Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế xã hội:

a) Đối với các NHTM

Sự phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của một Ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là:

- Góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, từ đó thu hút và

mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng.

- Phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng góp phần nâng cao uy tín và vị thế của một NHTM, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, củng cố và nâng cao sự lớn mạnh của một NHTM trong nền kinh tế.

- Phân tán rủi ro cho Ngân hàng: nếu như hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro thì hoạt động phi tín dụng chứa rất ít rủi ro và mang lại nguồn thu ổn định cho Ngân hàng.



- Làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng: trong hoạt động của một NHTM hiện đại, lợi nhuận không chỉ tập trung chủ yếu ở sản phẩm tín dụng mà còn khai thác từ những sản phẩm dịch vụ khác.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng: để phát triển dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại, các Ngân hàng buộc phải có sự liên kết, hợp tác với nhau. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu cho phép các Ngân hàng trên toàn thế giới hợp tác, liên kết để cùng phát triển. một Ngân hàng có thể hoạt động cung cấp dịch vụ khắp nơi trên thế giới thông qua sự liên kết với các Ngân hàng quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế.

b) Đối với khách hàng

Dịch vụ Ngân hàng nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng đều có những lợi ích to lớn đối với người tiêu dùng, thể hiện ở giác độ sau:

- Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí: khi các dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng phát triển sẽ phục vụ cho hoạt động đời sống cũng như sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí do khắc phục được những khó khăn về không gian và thời gian cũng như năng lực tài chính.

- Cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả: thông qua các dịch vụ màNgân hàngcung cấp, khách hàng không chỉ được đáp ứng nhu cầu đơn nhất của mình mà còn được tư vấn hay nhanh chóng tiếp cận thông tin tin cậy, kịp thời, từ đó có thể đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn đem lại hiệu quả cao.

- Giúp khách hàng nâng cao trình độ hiểu biết sử dụng dịch vụ: các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp thường hàm chứa các yếu tố tri thức cao vì vậy kích thích người tiêu dùng tìm hiểu và tiếp cận với công nghệ hiện đại, giúp nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết của khách hàng.

c) Đối với nền kinh tế xã hội

- Góp phần tăng cường sự luân chuyển của dòng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế: dịch vụ Ngân hàng cung cấp có tác động tổng thể đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu…



- Thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới: ngày nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế được coi là tất yếu. Trong xu hướng đó từng quốc gia không ngừng khai thác những nguồn lực của mình, chủ động hội nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng nền kinh tế tri thức, bởi nó ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ thông tin.

Ngoài ra, xét về một góc độ nào đó thì phát triển dịch vụ phi tín dụng còn có thể được coi là góp phần đẩy mạnh quá trình minh bạch hoá tài chính trong nền kinh tế, đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn các tệ nạn kinh tế xã hội như: tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền tạo điều kiện cho dịch vụ Ngân hàng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, lành mạnh hoá nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu, rộng hơn.

1.3.2. Nội dung phát triển dịch vụ phi tín dụng

1.3.2.1. Một số nội dung phát triển dịch vụ phi tín dụng

a) Hoàn thiện chiến lược, kế hoạch phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM

Chiến lược có từ lâu đời và được bắt nguồn từ quân sự, sau đó nó đã thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như khoa học kỹ thuật, kinh tế, dân số, môi trường,...Lý thuyết về chiến lược được hình thành từ các nước phương tây và được phát triển thành hệ thống. Ngày nay, quản trị chiến lược đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu , một nội dung quan trọng trong các lĩnh vực các doanh nghiệp. Có nhiều quan niệm về chiến lược , tuy nhiên các quan niệm đều coi chiến lược là một tập hợp các kế hoạch chiến lược làm cơ sở, hướng dẫn các hoạt động để một ngành hay một tổ chức nào đó đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Đối với dịch vụ phi tín dụng, xây dựng và tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển là một đòi hỏi khách quan. Việc xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng sẽ xác định được những định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ, từ đó đưa ra những biện pháp phát triển dịch vụ một cách bền vững và hiệu quả, là cơ sở quan



trọng để thực hiện công tác qui hoạch, kế hoạch, đồng thời tạo tiền đề cho việc khai thác hiệu quả lợi thế và tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển dịch vụ phi tín dụng. Cùng với mục tiêu xây dựng và phát triển thì phải xây dựng kế hoạch phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng. Bên cạnh việc xác định những mục tiêu chiến lược lâu dài, cần xây dựng kế hoạch hàng năm. Kế hoạch ngắn hạn là cụ thể hóa những chiến lược dài hạn, những phương hướng chủ yếu phát triển thị trường dịch vụ phi tín dụng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thị trường. Kế hoạch ngắn hạn xác định những mục tiêu cơ bản, định hướng cho sự phát triển của thị trường. Kế hoạch xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu để có những bước đi đúng định hướng đã chọn. Kế hoạch cũng cần phải đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể, có tính thực tiễn nhằm thực hiện thành công kế hoạch ngắn hạn đã đề ra.

Kế hoạch hàng năm nhằm đảm bảo thực hiện tuần tự các nhiệm vụ của kế hoạch ngắn hạn, đồng thời có sự điều chỉnh kế hoạch hàng năm có tính tới sự biến động và thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội. Kế hoạch hàng năm là một bộ phận của kế hoạch ngắn hạn. Hàng năm các Ngân hàng phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra đồng thời tích cực, chủ động đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đã đề ra.

b) Tăng cung về sản phẩm dịch vụ phi tín dụng

Cung trên thị trường dịch vụ phi tín dụng là các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng do các NHTM cung cấp. Hiện các NHTM đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng đa dạng và phong phú.

Dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế là dịch vụ truyền thống mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng từ nhiều năm nay. Để tăng cung về dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế cần đa dạng hóa các kênh thanh toán, tham gia các liên minh thanh toán, hợp tác với các NHNNg để đẩy mạnh dịch vụ thanh toán. Phát triển nền khách hàng cũng là một biện pháp tăng cung dịch vụ phi tín dụng, từ các khách hàng hiện có khi sử dụng dịch vụ để thanh toán cho

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí