giải pháp cụ thể cho từng khía cạnh riêng của mình. Mỗi tác giả có cách tiếp cận và sử dụng dữ liệu, phân tích và đánh giá khác nhau phù hợp mục tiêu của
mỗi công trình nghiên cứu. Chủ
đề phát triển dịch vụ
NHBL của Vietinbank
cũng đã từng được nghiên cứu trong giai đoạn 20082013. Giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế xã hội còn đang gặp nhiều khó khăn, công nghệ ngân hàng còn nhiều hạn chế, sự cạnh tranh về
dịch vụ
NHBL
ở mức độ
thấp, giai đoạn bắt đầu. Về
hội nhập quốc tế
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 1
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Qua Các Bài Báo, Tham Luận Và Các Luận Văn Thạc Sĩ
- Ngân Hàng Thương Mại Và Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ
- Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Nhtm Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Vai Trò Của Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Đối Với Phát Triển Kinh Tếxã Hội
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
nói
chung và hội nhập quốc tế lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, mức độ cam
kết của Việt Nam trong các FTA chưa sâu, rộng, một số nội dung trong FTA
thời gian đó chưa đến thời điểm thực hiện và cơ
chế
thực hiện các cam kết
cũng chưa chặt chẽ. Thời kỳ đó Vietinbank vừa kết thúc thực hiện đề án tái cơ cấu về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh và cổ phần hóa thành công.
Kể từ
2014 tới nay, trải qua gần chục năm biến động, thị
trường tài chính
ngân hàng Việt Nam có nhiều thay đổi lớn. Nền kinh tế Việt Nam đã bước qua giai đoạn khủng hoảng tài chính một khoảng thời gian dài và đang trên đà phát triển. Việt Nam hội nhập quốc tế trên cơ sở các FTA thế hệ mới. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có thành tựu nhất định, công nghệ ngân hàng hiện đại hơn, tiệm cận hơn với công nghệ ngân hàng của các nước phát triển như; ngân hàng số, ngân hàng ảo, ngân hàng tự động, fintech…Thị trường dịch vụ NHBL phát triển mạnh mẽ hơn, sôi nổi hơn. Sự cạnh tranh về mảng này do đó cũng gay gắt hơn. Tất cả các NHTM đều ý thức rất rò ràng về tầm quan trọng của dịch vụ NHBL trong chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng. Họ dốc toàn tâm, toàn lực phát triển dịch vụ NHBL. Có thể coi đây là thời kỳ “tăng tốc” phát triển phân khúc dịch vụ này của các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng.
Câu chuyện về phát triển dịch vụ NHBL tại các ngân hàng Việt Nam còn rất
nhiều nội dung và rất nhiều việc phải làm trong bối cảnh tại Việt Nam ngày càng nhiều định chế tài chính đã, đang và sẽ phát triển cùng chia sẻ thị trường ở cả mảng bán buôn, bán lẻ (như thị trường chứng khoán, các ngân hàng đầu tư,
các quĩ đầu tư và nhiều mô hình công ty tài chính khác (fintech, vinapay,
vietelpay, alipay, momo…). Chính lẽ đó, phát triển dịch vụ NHBL đã và đang trở thành vấn đề sống còn của các NHTM Việt Nam thời kỳ này. Từ phân tích trên
tác giả nhận thấy về dịch vụ NHBL của NHTM Việt Nam hiện nay vẫn còn
khoảng trống chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa được thấu đáo, chưa
toàn diện ở các công trình nghiên cứu trước. Cụ thể:
Thứ
nhất, khái niệm dịch vụ
NHBL còn nhiều quan điểm khác nhau; đối
tượng, phạm vi cung cấp dịch vụ NHBL đa dạng và ngày càng mở rộng (bên
cạnh hệ thống NHTM, dịch vụ NHBL còn được cung cấp bởi các tổ chức phi ngân hàng)
Thứ hai, phát triển dịch vụ NHBL trong bối cảnh hội nhập quốc tế khác so với phát triển dịch vụ NHBL trong bối cảnh bình thường, hoặc không hội nhập quốc tế. Hơn nữa tại Việt Nam kể từ 2018, hội nhập quốc tế thực thi trên nền tảng của các FTA thế hệ mới đây là một chủ đề/khoảng trống đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.
Thứ
ba,
nếu coi 2010 2017 là giai đoạn đầu cuộc đua phát triển dịch vụ
NHBL trong điều kiện hội nhập trên nền tảng các FTA truyền thống, thì giai đoạn 2018 2025 là giai đoạn tăng tốc, thị trường dịch vụ NHBL phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của các FTA thế hệ mới. Vietinbank cần có chiến lược, giải pháp gì để phù hợp với tính chất của chặng đua này và các chặng đua tiếp theo.
Thứ
tư,
làm sao tạo ra được hệ
thống dịch vụ
NHBL liên kết giữa các
NHTM từ đó có thể đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm được chi phí đối với mỗi ngân hàng, sự tiện lợi và an toàn với mỗi khách hàng.
Thứ năm, sự xuất hiện các nền tảng thanh toán từ các công ty công nghệ tài
chính (fintech) hiện nay (như
momo, moca, vietelpay, vinapay,…)
ảnh hưởng
như thế nào đến chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng.
Trên đây là những khoảng trống để
tác giả
nghiên cứu trong đề
tài “Phát
triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ
tại NH TMCP Công thương Việt Nam
(VietinBank) trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng”
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ giai đoạn 20152020.
NHBL của Vietinbank
Đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm phát triển dịch vụ
NHBL tại
Vietinbank trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng (trên nền tảng các FTA thế hệ mới và CMCN 4.0).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa, bổ sung và làm rò hơn lý luận dịch vụ NHBL của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng dịch vụ NHBL, ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ NHBL của
Vietinbank hiện nay.
Thứ ba, phân tích cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ NHBL
của Vietinbank trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng trên
nền tảng FTA thế hệ mới và ảnh hưởng bởi CMCN 4.0.
Thứ tư, từ hệ thống lý luận và thực trạng đã phân tích, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng hiện nay.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa lý luận về NHTM, về dịch vụ NHBL, hệ thống hóa
khung pháp lý về
NHBL. Luận án tổng hợp thực trạng dịch vụ
NHBL tại
Vietinbank hiện nay, góp phần trả lời các câu hỏi như:
Một là, các quan điểm về dịch vụ NHBL hiện nay như thế nào? Các quan điểm thống nhất với nhau/ khác nhau ở điểm gì?
Hai là, từ
thực trạng dịch vụ
NHBL tại Vietinbank hiện nay, trong bối
cảnh hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng ngày càng sâu, rộng, Vietinbank cần giải pháp gì để thích ứng với điều kiện/hoàn cảnh mới?
Ba là, Vietinbank cần làm gì để
tận dụng cơ
hội và giảm thiểu tối đa
thách thức đến từ hội nhập quốc tế và CMCN4.0?
Bốn là, dịch vụ NHBL tại Vietinbank trong tương lai cần thay đổi như thế nào trong điều kiện toàn cầu hóa (hội nhập) và số hóa ngân hàng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận dịch vụ NHBL và thực tiễn phát
triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank. Sự cần thiết phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank trong bối cảnh hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực tiễn phát triển dịch vụ NHBL tại
Vietinbank trong bối cảnh hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng. Các sản
phẩm dịch vụ NHBL Vietinbank cung cấp ra thị trường như huy động vốn bán
lẻ, tín dụng bán lẻ, kinh doanh thẻ chuyển tiền kiều hối và Bacassurance
và các dịch vụ
ngân hàng điện tử
khác,
Về không gian: Luận án nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ NHBL của Vietinbank trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng.Thông tin, dữ liệu từ hội sở và một số chi nhánh NH TMCP Công thương Việt Nam. Bên
cạnh đó có sử
dụng thêm dữ
liệu từ
Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hôi thẻ
Việt
Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và thông tin từ các nguồn uy tín khác.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu dịch vụ NHBL của Vietinbank trong
khoảng thời gian 2015 – 2020 và đề 2030.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học
xuất giải pháp cho khoảng thời gian đến
Hệ thống hóa và luận giải những vấn đề mang tính lý luận về phát triển dịch vụ NHBL đối với các NHTM trong tình hình thị trường dịch vụ NHBL đã phát triển; Các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá sự phát triển các dịch vụ này
Luận giải các vấn đề lý luận về hội nhập quốc tế về dịch vụ tài chính ngân hàng. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ NHBL đối với các NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế trên nền tảng các FTA thế hệ mới và CMCN 4.0.
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank, tập trung hoạt động kinh doanh dịch vụ bán lẻ.
Phân tích đánh giá tác động của hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng
đến phát triển dịch vụ
NHBL. Phân tích cơ
hội và thách thức của Vietinbank
trong phát triển dịch vụ NHBL trên nền tảng các FTA thế hệ mới và CMCN 4.0.
Đề
xuất giải pháp để
Vietinbank có thể
phát triển dịch vụ
NHBL một
cách bền vững, có chọn lọc và đúng xu thế thị trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luôn bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát
triển kinh tế xã hội nói chung và chủ ngân hàng Việt Nam
* Phương pháp nghiên cứu
trương phát triển chung của toàn ngành
Để thu thập và phân tích dữ liệu có hiệu quả, tác giả tiến hành theo một quy trình như sau:
Bước 1: Xác định các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank: tình hình huy động vốn; tình hình cho
vay; nợ
quá hạn; số
liệu về
phân khúc dịch vụ
NHBL; sản phẩm dịch vụ
NHBL; mức độ cạnh tranh về dịch vụ NHBL của Vietinbank, v.v….
Bước 2: Tìm hiểu các nguồn dữ liệu. Trong nghiên cứu, tác giả thu thập
dữ liệu từ
các nguồn dữ
liệu như: Báo cáo thường niên của Vietinbank trích
xuất từ dịch vụ
trang web của Ngân hàng này; Báo cáo tổng kết hoạt động phát triển NHBL của Vietinbank; báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động phát triển
dịch vụ NHBL của Vietinbank. Ngoài ra tác giả còn thu thập dữ liệu từ một số nguồn như: Báo cáo thườn niên của các ngân hàng trong nhóm Big 4 và một số NHTM khác; Báo cáo hàng năm của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, của hiệp hội DNNVV, v.v…
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin. Tác giả thu thập và tiến hành ghi chép lại các thông tin thu thập để đưa ra các phân tích trong đề tài.
Bước 4: Đánh giá các dữ liệu thu thập. Đây là bước lựa chọn ra những giá trị cần thiết nhất cho quá trình nghiên cứu và loại bỏ những thông tin không có giá trị đã thu thập được ở bước 3.
Bước 5: Phân tích các dữ liệu thu thập được. Để phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp:
Phương pháp thống kê: tổng hợp các dữ liệu cần thiết
Phương pháp phân tích: phân tích dữ liệu cần thiết
Phương pháp đánh giá: đưa ra các nhận định, đánh giá
7. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận
Khái niệm phát triển dịch vụ NHBL, tác giả đi từ các khái niệm gốc về phát triển dịch vụ NHBL trong các cuốn sách, giáo trình, chuyên khảo của các nhà kinh tế hiện đại, để đưa ra một khái niệm tổng hợp về phát triển dịch vụ NHBL của NHTM. Khái niệm này là một từ khóa, định hướng để tác giả nghiên cứu các nội dung tiếp theo và đưa ra quan điểm của Tác giả
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHBL của NHTM. Đây là trọng tâm của phần lý luận cơ bản. NCS đã trình bày 03 loại tiêu chí: định lượng 07 tiêu chí; định tính 03 tiêu chí; và tiêu chí khác gồm 03 tiêu chí về cơ cấu dịch vụ NHBL. Các tiêu chí này hàm chứa những nội dung toán học và khoa học kinh
tế lượng chuẩn xác. Do vậy, có thể sử dụng để đánh giá đúng thực trạng mức
độ đạt được về
phát triển dịch vụ
NHBL của NH TMCP Công thương Việt
Nam
Hội nhập quốc tế về dịch vụ NHBL của NHTM, đây là mục gắn kết hai
nội dung chính của đề tài. Luận án giải quyết được mối quan hệ biện chứng và logic giữa hai phạm trù “Phát triển dịch vụ NHBL” và “Hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng” trong nền kinh tế thị trường
Về thực tiễn
Phương pháp đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của NH
TMCP Công thương Việt Nam. Luận án sử dụng các phương pháp đánh giá toàn
diện và đầy đủ
thực trạng phát triển dịch vụ
NHBL của NH TMCP Công
thương Việt Nam. NCS lựa chọn các hoạt động dịch vụ NHBL chủ yếu, phân tích các dịch vụ NHBL theo các tiêu chí và so sánh các tiêu chí của nội bộ Ngân hàng và các NHTM khác có trình độ phát triển tương đồng. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy mức độ phát triển các loại dịch vụ NHBL, những thành công,
hạn chế
về phát triển dịch vụ
NHBL của NH TMCP Công thương Việt Nam
trong thời gian nghiên cứu (giai đoạn 20152020) Đề xuất các giải pháp mới
+ Nhóm giải pháp “Đa dạng hóa dịch vụ NHBL”, đây là nhóm giải pháp luận án dựa vào nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế thị trường. Từ đó đề ra các phương thức phát triển sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới, sản phẩm mang đậm hàm lượng công nghệ hiện đại. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển nhanh chóng dịch vụ NHBL.
+ Giải pháp “Hợp tác quốc tế
và mở
rộng thị
phần”. Đây là giải pháp
mang tính hỗ trợ nhưng có tác động rất quan trọng để phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng ngày càng mở rộng và cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước và trên thi trường quốc tế khốc liệt. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển dịch vụ NHBL của NH TMCP Công thương Việt Nam.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng.
Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 20152020.
Chương 3. Giải pháp phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ
tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng.