ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ và phải đảm đảm sự phát triển cân đối giữa hai loại dịch vụ này sao cho phù hợp với trình
độ, đặc điểm về tài chính, công nghệ, nhân lực của mình. Trong công trình
nghiên cứu của mình, Đào Lê Kiều Oanh đã hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn đặt trong mối tương quan với phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tác giả thống kê, tổng hợp, phân tích thực trạng phát triển song hành dịch vụ bán buôn và bán lẻ tại BIDV giai đoạn 20062010. Đào Lê Kiều Oanh đã đúc kết được những thành công, tồn tại và
nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán
buôn, bán lẻ tại BIDV. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp để BIDV phát triển song hành hai dịch vụ này.
(3) Tại trường Đại học Kinh tế TP HCM năm 2010, tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Hà thực hiện đề
tài “Phát triển marketing dịch vụ
NHBL tại BIDVchi
nhánh Ninh Thuận”. Đề tài là công trình nghiên cứu khá độc đáo, mới mẻ thời kỳ đó khi tác giả chọn khía cạnh nghiên cứu sâu về marketing trong phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Ninh Thuận. Công trình nghiên cứu này càng có ý nghĩa trong thực tiễn hiện nay khi không thể phủ nhận chìa khóa của chiến lược về
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 1
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 2
- Mục Đích, Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Và Câu Hỏi Nghiên Cứu
- Ngân Hàng Thương Mại Và Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ
- Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Nhtm Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
dịch vụ
NHBL là phát triển công nghệ
thông tin trên nền tảng kỹ
thuật số.
Marketing dịch vụ
NHBL như
thế
nào, bằng phương tiện gì là vấn đề
quan
trọng trong phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ NHBL.
(4) Năm 2012, cũng về chủ đề dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tác giả Lê Công
với công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
NH TMCP Quân đội” một lần nữa khẳng định phân khúc dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là chìa khóa thành công hướng tới sự phát triển bền vững của các NHTM Việt Nam nói chung và NH TMCP Quân đội nói riêng. Luận án hệ thống hóa lý
luận về
NHTM và dịch vụ
bán lẻ
của NHTM, tầm quan trọng của việc phát
triển dịch vụ
NHBL của các NHTM. Với các thông tin và số
liệu giai đoạn
20082012 luận án mô tả
thực trạng dịch vụ
ngân hàng bán lẻ
tại NHTM CP
Quân đội. Công trình nghiên cứu cũng chi rò những thành công, một số tồn tại và
nguyên nhân trong việc phát triển dịch vụ NHBL tại NH TMCP Quân đội. Từ đó
tác giả
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ
này tại NH TMCP
Quân đội.
(5) Năm 2014, tại Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ NHBL tại NH TMCP Công thương Việt Nam” được tác giả Tô Khánh Toàn bảo vệ thành công. Công trình nghiên cứu về dịch vụ NHBL tại Vietinbank giai đoạn 20082013. Có thể nói, đây là giai đoạn đầu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng thực hiện tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh. Phát
triển dịch vụ
NHBL được các NHTM coi là nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm
trong công cuộc tái cơ cấu này. Sau nhiều năm, các NHTM Việt Nam, nhất là các ngân hàng trong nhóm Big4 tập trung vào phân khúc cho vay bán buôn mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao thì đến giai đoạn 20082013, đặc biệt sau 2010, các NHTM trong đó có Vietinbank quay lại tập trung cho phân khúc dịch vụ bán lẻ. Cùng với việc hệ thống hóa lý luận cơ bản về NHTM và dịch vụ bán lẻ của NHTM, tác giả Tô Khánh Toàn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích thực
trạng dịch vụ
NHBL tại Vietinbank. Với thông tin, dữ
liệu khá đa dạng, đa
chiều tác giả đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong triển khai dịch
vụ NHBL của Vietinbank. Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại
Vietinbank được tác giả đề xuất căn cứ vào thực trạng, đặc thù của Ngân hàng này giai đoạn 20082013. Công trình được thực hiện và hoàn thành trong bối cảnh giai đoạn đầu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và trên thị trường ngân hàng Việt Nam cuộc cạnh tranh về dịch vụ NHBL bắt đầu “khởi động”.
(6) Năm 2016, tại Học viện Tài chính, Nguyễn Thu Giang đã bảo vệ thành công đề tài “Phát triển dịch vụ NHBL tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM ở Việt Nam hiện nay”. Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu và có nhiều đóng góp quan trọng trong
việc phát triển dịch vụ
NHBL tại VCB. Cụ
thể, tác giả
nghiên cứu dịch vụ
NHBL tại VCB giai đoạn 20112015 trong bối cảnh cạnh tranh tự do giữa các
NHTM Việt Nam. Bên cạnh việc hệ thống lại các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ NHBL, tác giả nêu các vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh tự do về mảng dịch vụ này trong nền kinh tế thị trường và mức độ tự do trong cạnh tranh dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Với thông tin rất đầy đủ, đa dạng, đa chiều về VCB, Nguyễn Thu Giang đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng
dịch vụ
NHBL của VCB, so sánh với các NHTM khác về
từng mảng dịch vụ
NHBL. Thông qua việc đánh giá thành công, hạn chế và năng lực cạnh tranh của
VCB về từng mảng dịch vụ NHBL, tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp với
đặc thù VCB để phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện cạnh tranh tự do.
(7) Với mong muốn tìm ra các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL, năm 2016, Đoàn Thị Thùy Anh, Đại học Kinh tế quốc dân đã bảo vệ công trình “Nghiên cứu nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL tại các ngân hàng trên địa bàn Hà nội”. Luận án tiến sĩ của tác giả Thùy Anh thực hiện trong giai đoạn 20102015 trong đó tác giả tập trung tìm hiểu, phân tích để thấy rò năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL chịu tác động bởi các yếu tố gì. Tác giả chọn không gian nghiên cứu tại các ngân hàng trên địa
bàn Hà nội. Trên cơ sở đánh giá mức độ, góc độ ảnh hưởng của các nhân tố
(năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực công nghệ, sản phẩm dịch vụ bản lẻ, mạng lưới giao dịch…) tác động đến sự phát triển của dịch vụ NHBL tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà nội.
(8) Năm 2020, tác giả Vũ Hồng Thanh, Học viện Tài chính đã bảo vệ
công trình “Phát triển dịch vụ NHBL tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam”, với mong muốn nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ
NHBL trước làn sóng số hóa các hoạt động ngân hàng dẫn đến những thay đổi hành vi của khách hàng. Luận án tiến sĩ của tác giả Hồng Thanh thực hiện trong giai đoạn 20152019. Luận án làm rò hơn cơ sở lý luận về dịch vụ NHBL của NHTM, các vấn đề về dịch vụ NHBL được xem xét đa chiều, bổ sung tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển này. Điểm khác biệt của luận án này so với các luận án trước là tác giả đã nêu các nội dung như: khái niệm về số hóa; nội dung số hóa trong hoạt động ngân hàng; xu hướng số hóa dịch vụ NHBL. Thông qua việc phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV, tác giả phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV. Trong số các giải pháp này có giải pháp về xây dựng hệ sinh thái số về dịch vụ NHBL, đây là một nội dung mới so với các công trình nghiên cứu trước.
(9) Năm 2020, với chủ đề nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ
NHBL, tác giả
Lưu Thị
Thùy Dương, Đại học Thương mại, bảo vệ
luận án
tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt”. Công trình nghiên cứu một cách toàn diện về các yếu tố cấu thành và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ NHBL theo quan điểm tiếp cận khách hàng. Thông qua việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Bảo Việt (so sánh với một số đối thủ cạnh tranh), tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh các dịch vụ NHBL của Ngân hàng Bảo Việt theo các yếu tố cấu thành trong mô hình thực tế đặt trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh đối sánh. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ NHBL cho Ngân hàng Bảo Việt.
2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu qua các bài báo, tham luận và các luận văn thạc sĩ
Bên cạnh các công trình nghiên cứu công phu toàn diện là các luận án tiến
sĩ kinh tế
còn có những công trình nghiên cứu đề
cập đến dịch vụ
NHBL chỉ
khác nhau về cấp độ nghiên cứu, góc độ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu hoặc thời gian nghiên cứu. Đa số bài viết khóa luận tốt nghiệp hoặc luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về
dịch vụ
NHBL
ở phạm vi một NHTM hoặc một chi nhánh
NHTM trên một địa bàn cụ thể. Một số bài viết về dịch vụ NHBL dưới dạng bài báo, bài tham luận. Các bài viết này chỉ tập trung một khía cạnh cụ thể mà
không đề cập toàn diện, không phân tích sâu, không đánh giá bao quát chủ đề dịch vụ NHBL.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
PricewaterhouseCoopers, hay còn gọi là PwC, là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay. Năm 2017, Công ty này công bố công trình nghiên cứu “Retail Banking 2020 Evolution or Revolution? Ngân hàng bán lẻ 2020 sự tinh chỉnh hay cuộc cách mạng?”. Công trình nghiên cứu về xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ NHBL trước tác động bởi cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi đáng kể mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội của con người. Lĩnh vực ngân hàng cũng không thể đứng ngoài những tác động to lớn của cuộc CMCN 4.0 này. Cụ thể, một số xu hướng được nêu ra như: (1) sự thay đổi mô hình kinh doanh dịch vụ theo đó mạng lưới ngân hàng sẽ phải thay đổi. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng trong việc quản lý rủi ro, khách hàng, cơ sở dữ liệu. Công nghệ ngân hàng sẽ được tiến hành trực tuyến thay vì cách truyền thống như hiện nay;(2)
sự thay đổi phương thức cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ theo đó cạnh tranh
giữa các ngân hàng không còn được xác định bằng sự hiện diện của mạng lưới chi nhánh mà bằng hệ thống công nghệ, hình ảnh và chất lượng sản phẩm dịch vụ; (3) giảm giá thành sản phẩm dịch vụ ngân hàng; (4) sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng được phân phối qua các thiết bị
thông minh
như
điện thoại thông minh,
máy tính, robot, chat bot…; (5) kinh tế chia sẻ sẽ được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (6) sản phẩm dịch vụ ngân hàng được thiết kế cho từng khách hàng căn cứ nhu cầu của từng khách hàng.
Năm 2016, Klaus Martin Schwab một kỹ sư và nhà kinh tế nổi tiếng người Đức. Ông là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Diễn đàn kinh tế thế giới. Ông là tác giả cuốn sách với tựa đề “The Fourth Industrial Revolution” tạm dịch “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cuốn sách là một công trình dày công và mang tính cập nhật rất cao với một số nội dung chính: (1) tổng
quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (2) các biến đổi chính về công
nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra và ảnh hưởng của nó đến tổ chức, cá nhân; (3) phân tích một cách chuyên sâu những tác động cũng như các hàm ý chính sách mà cuộc cách mạng này đặt ra và từ đó tác giả
đưa ra những ý tưởng, giải pháp thiết thực, hữu hiệu để các quốc gia, doanh
nghiệp, cá nhân có thể thích ứng và khai khác tiềm năng từ những biển đổi to lớn từ cuộc cách mạng này. Cũng trong cuốn sách này người đọc nhận thấy một số khía cạnh cụ thể cần đặc biệt chú ý như: (a) Bất bình đẳng như một thách thức hệ thống. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn và cũng chừng đó những thách thức. Một mối lo ngại đặc biệt là sự bất bình đẳng trầm trọng. Những thách thức đặt ra bởi sự gia tăng bất bình đẳng rất khó để định lượng bởi vì một phần lớn trong số dân chúng là những người tiêu dùng và nhà sản xuất, do vậy, đổi mới và sự phá vỡ sẽ ảnh hưởng cả hai mặt tích cực và tiêu cực đến mức sống và phúc lợi của mọi người. Những người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới cho phép gia tăng hiệu quả cuộc sống
của mỗi cá nhân trong vai trò là người tiêu dùng, với chi phí gần như bằng
không (b) Thay đổi sâu sắc và hệ
thống. Giáo sư
Klaus Schwab khẳng định
“Tiền đề của cuốn sách này là công nghệ và số hóa sẽ cách mạng hóa mọi thứ”. Liên hệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng càng thấy rò chìa khóa của chiến lược phát triển dịch vụ NHBL là phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trên nền tảng số hóa. Do vậy, với các gợi ý về chính sách nêu trong cuốn sách là lời khuyên quí báu để các NHTM Việt Nam đề ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng trên nền tảng CMCN 4.0.
Trong báo cáo thường niên về ngân hàng bán lẻ thế giới in trong ấn phẩm của Cơ quan nghiên cứu về tài chính ngân hàng toàn cầu năm 2016 (World Retail Banking Report 2016” in Global Banking & Financial Services), hai tác giả
Anirban Bose và Vicent Batis đề
cập đến những vấn đề
sau: nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng tới việc quan tâm đến sự trải nghiệm
của khách hàng; sự xuất hiện các công ty tài chính công nghệ là thách thức đối với ngân hàng truyền thống và; dịch vụ ngân hàng trong tương lai cần thay đổi như thế nào trong điều kiện số hóa ngân hàng.
Cũng trong báo cáo thường niên về
chủ
đề ngân hàng bán lẻ
thế
giới
2018 World Retail Banking Report 2018 (trích trong
ấn phẩm của Cơ
quan
nghiên cứu về
tài chính ngân hàng toàn cầu
Global Banking & Financial
Services). Hiện nay, các ngân hàng đang tìm cách đóng vai trò trung tâm trong hệ
sinh thái kỹ
thuật số
thông qua việc mang lại sự
trải nghiệm vượt trội cho
khách hàng. Bên cạnh đó là sự
xuất hiện của các công ty công nghệ
tài chính
(Fintech). Các công ty này hướng tới các khía cạnh quan trọng của chuỗi giá trị ngân hàng tạo ra sự phân tán trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Báo cáo thường niên năm 2018 mô tả sự trải nghiệm của khách hàng trên toàn cầu, thực trạng sự tác động của các công ty Fintech và cách khách hàng của các công
ty Fintech nhận thức về
họ. Khách hàng từng sử
dụng dịch vụ
từ ngân hàng
truyền thống nay chuyển dần sang sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các công ty Fintech. Điều này cho thấy các nhà cung cấp FinTech đang nắm bắt được cơ hội và tư duy đúng hướng hơn.Trong khi đó, các ngân hàng truyền thống đang tụt lại phía sau về giá trị cảm nhận, sự nhanh nhẹn và khả năng đổi mới. Dựa
trên một trong những khảo sát lớn nhất của ngành ngân hàng tài chính từ hơn
16.000 khách hàng trên 32 quốc gia và hơn 140 cuộc phỏng vấn chuyên sâu, báo cáo đề xuất sự cần thiết của việc phát triển hệ sinh thái kỹ thuật số và các yếu tố cần thiết để các ngân hàng thiết lập mối quan hệ cộng sinh với các bên liên quan khác nhau trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Roland Berger, 2015, “Digital Revolution in Retail Banking. Chances in the new multichannel world from a customer perspective” tạm dịch “Cuộc cách mạng số về ngân hàng bán lẻ. Cơ hội của khách hàng trong thế giới đa kênh”. Roland Berger qua công trình nghiên cứu này rút ra một số vấn đề chính sau: (1) Số hóa đã thay đổi kỳ vọng và hành vi của khách hàng trong gần như mọi lĩnh vực và ngân hàng bán lẻ cũng không ngoại lệ; (2) các ngân hàng bán lẻ cần thay
đổi để thích ứng với kỳ vọng của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ sáng tạo hơn và các thuật ngữ diễn tả trực quan hơn.
Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả
Qua việc thống kê, tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án cho thấy: chủ đề dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được quan tâm nghiên cứu từ
rất lâu, cho đến nay chủ
đề này vẫn còn nguyên giá trị
và tính thời sự. Đối
tượng, phạm vi và mức độ quan tâm chủ đề này ngày một rộng, đông đảo và đa dạng hơn. Chủ đề cũng được nghiên cứu “mổ xẻ” ở nhiều góc độ, khía cạnh cụ thể hơn. Mỗi công trình có cách tiếp cận khác nhau, giai đoạn nghiên cứu khác nhau, đối tượng và không gian nghiên cứu khác nhau. Một số công trình nghiên
cứu về
dịch vụ
NHBL
ở Việt Nam
ở một khía cạnh cụ
thể
như; phát triển
marketing dịch vụ NHBL hoặc nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ NHBL. Có công trình nghiên cứu về dịch vụ NHBL trước làn sóng số hóa của ngân hàng. Một số công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ NHBL tại một NHTM cụ thể như VCB, BIDV, MB, Bảo Việt hoặc tại một số NHTM
trên một khu vực địa lý cụ thể. Mỗi NHTM đều có đặc điểm riêng, mỗi thời
điểm nghiên cứu diễn biến thị trường cũng khác nhau và sự phát triển dịch vụ
NHBL của mỗi NHTM trình độ
cũng không giống nhau. Một số
công trình
nghiên cứu về dịch vụ NHBL có phạm vi rộng lớn (toàn cầu) và dưới dạng sách tham khảo, báo cáo thường niên của các tổ chức có uy tín trên thế giới (Cơ quan
nghiên cứu về
tài chính ngân hàng toàn cầu
Global Banking & Financial
Services). Các công trình đều có điểm chung là làm rò: lý luận về dịch vụ
NHBL, tầm quan trọng phát triển dịch vụ này, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ NHBL hiện nay…
Thuộc nhóm các NHTM hàng đầu Việt Nam, NH TMCP Công thương Việt Nam cũng đã được một số tác giả nghiên cứu ở một số khía cạnh như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính. Các công trình này tập trung đi sâu khai thác, phân tích thực trạng và đề xuất các