Ngân Hàng Thương Mại Và Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TRONG‌

ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ


CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ TRƯỜNG

THỊ

1.1.1. Tổng quan về ngân hành thương mại trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

Sự hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển

của nền sản xuất hàng hóa. Tiền thân của các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 5

ngày nay bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đổi tiền, đúc tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.

Xuất phát từ yêu cầu cất trữ tiền của các nhà buôn, nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện thêm nghiệp vụ cất trữ hộ. Uy tín của những người đổi tiền tăng dần, họ không chỉ cất trữ mà còn thực hiện cả việc thanh toán hộ cho các nhà buôn. Khi tích lũy được nhiều tiền, những người đổi tiền kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề ngân hàng. Thời kỳ đầu, nghề ngân hàng chỉ bao gồm những nghiệp vụ đơn giản bao gồm: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán và cho vay.


trầm.

Trong lịch sử

phát triển, nghề

ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng

Loại hình ngân hàng hiện đại xuất hiện vào thế kỷ 17, với việc thành lập các ngân hàng như: ngân hàng Amstecdam năm 1609 tại Hà Lan; ngân hàng Hamburg năm 1619 tại Đức; hay ngân hàng Anh quốc năm 1649. Các ngân hàng được kết

nối thành hệ thống nhưng vẫn hoạt động độc lập nhau với quyền phát hành

giấy bạc ngân hàng riêng. Từ thế kỷ 19, qui mô và phạm vi lưu thông hàng hóa phát triển mạnh, việc độc lập phát hành tiền của mỗi ngân hàng đã trở thành rào cản hạn chế quá trình lưu thông và phát triển kinh tế. Để xóa bỏ tình trạng này, các quốc gia đã cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thành hai cấp: Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Ngân hàng thương mại (NHTM). Theo đó, tại nhiều nước NHTW được Nhà nước giao việc phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ. NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền tệ trên thị trường.

Tại Việt nam, trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986, hệ thống ngân hàng được tổ chức

lại theo Nghị định 53/HĐBT được tách ra làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước

đảm nhận công tác phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ, còn chức năng

kinh doanh được thực hiện bởi NHTM. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên

của NHTM là huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu,

cung ứng các dịch vụ thanh toán và nhiều dịch vụ tài chính đa dạng khác có liên quan. Ngày nay, hệ thống NHTM đã phát triển mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực kinh tế xã hội và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.

1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng thương mại

Khái niệm

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận[82]

Nhà kinh tế học Frederic Mishkin cho rằng, “Ngân hàng thương mi là

một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác”

Một số quan điểm cho rằng, “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực cung cấp tiền tệ, trung gian trao đổi tiền tệ, cung cấp dịch vụ tài chính (như tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi…) cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp”

Tổng hợp các quan điểm trên, theo tác giả thì “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, thực hiện các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Đặc điểm

Hot động kinh doanh trong lĩnh vc tài chính tin tvà cung cp dch vthanh toán: cụ thể đó là hoạt động huy động tiền gửi và cấp tín dụng cho nền kinh tế theo nguyên lý cơ bản là đưa tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu để đồng tiền có thể đi vào quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra giá trị cho nền kinh tế. Bất kỳ nền kinh tế nào cũng vậy, do có sự lệch pha trong việc thực hiện các mục tiêu đầu tư về thời gian cần vốn nên sẽ dẫn đến tình trạng thừa và thiếu vốn trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngân hàng số vốn này sẽ được điều tiết. Chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi sẽ mang tiền đến gửi tại các tổ chức tín dụng và hưởng lãi suất huy động vốn. Chủ thể cần vốn để kinh doanh đến tại các tổ chức tín dụng để vay vốn và phải trả lại suất cho vay.

Sản phẩm dịch vụ, gắn liền với phân phối và sử

dụng vốn, tư

vấn tài

chính, với các đặc điểm như: tính vô hình (sự sản xuất ra dịch vụ ngân hàng là quá trình tạo ra một giá trị kinh tế phi vật chất, không hiện hữu. Do đó, trước khi mua khách hàng không nhìn thấy, không thể nắm giữ được, đặc biệt là họ khó khăn trong đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ trước, trong quá trình mua và sau khi mua.); tính không tách rời (việc cung ứng dịch vụ và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Chính điều này đã làm cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng không có khả năng lưu trữ); tính không đồng nhất (trong khi các doanh nghiệp công nghiệp có thể sản xuất một khối lượng lớn hàng hóa được chuẩn hóa tốt nhằm đáp ứng

các tiêu chuẩn đã được ấn định trước thì việc cung ứng dịch vụ của ngân hàng sẽ khác với những lần khác nhau, có nghĩa rằng việc cung ứng sản phẩm dịch

vụ không nhất quán. Vì vậy, nó tạo ra những dịch vụ cùng loại nhưng không

đồng nhất với nhau. Những dịch vụ cùng loại được thực hiện bởi những nhân viên khác nhau sẽ khác nhau, ngay cả khi chúng được thực hiện bởi cùng một người nhưng ở những thời điểm khác nhau cũng không giống nhau)

Hot động kinh doanh tim n nhiu ri ro: Ngân hàng là nơi tích tụ tập trung vốn của nền kinh tế, do vậy mọi rủi ro trong nên kinh tế đều liên quan và ảnh hưởng đến ngân hàng. Hoạt động ngân hàng mang tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Hoạt động ngân hàng có liên hệ mật thiết với các hoạt động tài chính tiền tệ khác vốn có tính rủi ro tự thân như thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường dầu mỏ, thị trường bất động sản…

Hot động kinh doanh mang tính hthng, chu nh hưởng dây chuyn ln nhau: Hoạt động ngân hàng đều có chung đối tượng tác động là tiền tệ và dựa trên những nền tảng cơ bản của quy luật lưu thông tiền tệ. Các tổ chức tín dụng đều có chung đối tượng tác động và mục đích kinh doanh trên cùng một thị

trường. Vì vậy, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, hoạt động ngân hàng

trong hệ thống ngân hàng có mối liên hệ, hợp tác và gắn bó với nhau. Mặt khác hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính “nhạy cảm” với các biến động của kinh tế­ chính trị­ xã hội, do đó dễ chịu sự tác động của các quy luật mang tính nhạy cảm như: quy luật lây lan, tâm lý đám đông.

1.1.1.3. Chức năng và nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

(1) Chức năng


Trung gian tín dng: Đây được xem là chức năng quan trọng nhất của

ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời

nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Khi thực hiện chức năng

trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản

vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình

thành nên quỹ

cho vay để

cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng

này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại thực hiện các việc như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Với chức năng này ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại thực hiện trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng, vì điều kiện để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là phần tiền khách hàng gửi ngân hàng trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách

hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ

đó, các chủ thể

kinh tế sẽ

tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền.... Chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể

hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

Chc năng to tin: Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương

mại. Đây chính là một bộ

phận của lượng tiền được sử

dụng trong các giao

dịch. Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử

dụng để

cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ

được

quay lại ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rò ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra. Chức năng này cũng

chỉ

ra mối quan hệ

giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối

lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

(2) Nghiệp vụ:

Cùng sự

phát triển của kinh tế

xã hội và nhu cầu của

khách hàng, nghiệp vụ của NHTM ngày càng gia tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng. Cụ thể bao gồm:

Nghiệp vụ

tài sn nợ: Đây là nhóm nghiệp vụ

tạo lập nguồn vốn cho

ngân hàng. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn của ngân hàng quyết định quy mô hoạt động, uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng. Nghiệp vụ này bao gồm vốn tự có của ngân hàng và các khoản mà ngân hàng nợ khách hàng.

Nghip vtài sn có gồm các nghiệp vụ ngân quĩ, tín dụng và đầu tư

Nghiệp vụ

vấn…

trung gian

thanh toán, đại lý, bảo lãnh,

ủy thác, ký gửi, tư

Nói cách khác, NHTM kinh doanh thường xuyên và chủ yếu vụ: Huy động vốn, sử dụng vốn và trung gian thanh toán

ở 3 nghiệp

Huy động vn: NHTM được coi là tổ chức kinh doanh tiền gửi, điều đó cho thấy nghiệp vụ huy động tiền gửi quan trọng đến mức nào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. NHTM huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các

hình thức như

nhận tiền gửi tiết kiệm (có kỳ

hạn, không kỳ

hạn), tiền gửi

thanh toán…, phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…) hoặc vay từ NHNN, từ các NHTM và tổ chức tín dụng khác. Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản giúp NHTM thực hiện chức năng tạo tiền.

Sdng vn: Cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong việc sử dụng vốn của NHTM. Cụ thể là việc NHTM thực hiện việc cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho thuê tài chính, bảo lãnh…. NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay từ đó thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch chi phí đầu vào và đầu ra. Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NHTM,

nghiệp vụ này cũng chứa đựng rủi ro cao. Ngoài cấp tín dụng, nghiệp vụ sử

dụng vốn của NHTM còn bao gồm nghiệp vụ ngân quỹ (dự trữ, đảm bảo thanh toán an toàn) và nghiệp vụ đầu tư (liên doanh liên kết, kinh doanh chứng khoán)

Trung gian thanh toán: Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản nói trên, trong quá

trình hoàn thiện chức năng và vai trò của mình, NHTM còn thực hiện một số nghiệp vụ khác của một trung gian thanh toán như nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ thanh toán, thanh toán điện tử, ủy nhiệm chi/thu, séc, L/C…), nhận ủy thác, ký gửi, tư vấn tài chính…

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các nghiệp vụ của NHTM cũng phát triển đa dạng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghiệp vụ huy động vốn quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của nghiệp vụ sử dụng vốn. Nghiệp vụ này tiền đề, điều kiện để duy trì và phát triển nghiệp vụ kia.

1.1.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

(1) Cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế luôn xuất hiện những chủ thể ở tình trạng thặng dư tạm thời. Họ có nhu cầu đầu tư để bảo toàn vốn và sinh lời. Tuy vậy, không phải ai cũng có cơ hội thực hiện điều đó. Các NHTM huy động những khoản vốn này dưới nhiều hình thức: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, tích tụ chúng và cho vay lại nền kinh tế. Như vậy, thay vì bị rút khỏi lưu thông, tồn tại dưới dạng cất trữ, tiền được chuyển thành vốn đầu tư, sinh lời. Thông qua hệ thống NHTM, các dòng vốn được hình thành và luân chuyển một cách dễ dàng, thông suốt hơn trong nền kinh tế. Một số bộ phận của các dòng vốn này có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, như các khoản đầu tư vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng hầu hết các bộ phận khác chỉ đơn thuần làm tăng nguồn lực vốn trong quan hệ với lợi tức tài chính

của các khoản đầu tư, cả

trong các khoản đầu tư

nợ lẫn đầu tư

vốn chủ sở

hữu. Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểm

khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

(2) Là trung gian năng động giữa doanh nghiệp với thị


trường. Trong

nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần có vốn để có thể đưa sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiếp cận với thị trường đầu ra và tìm kiếm lợi nhuận. Khi vốn tự có không đủ , các doanh nghiệp tìm đến các nguồn vốn khác. NHTM sẽ giúp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022