Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 2

Bảng 2.26


MỞ ĐẦU


Việc nghiên cứu

về dịch vụ

ngân hàng bán lẻ

(NHBL) của NHTM đã

được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước đề cập đến nhiều như: Anirban Bose (Giám đốc cơ quan nghiên cứu về tài chính ngân hàng toàn cầu­ Global Banking & Financial Services); nhóm các nhà nghiên cứu Daniel K. Orlow, Lawrence J. Radecki, and John Wenninger thuộc Ngân hàng dự trữ liên ban Mỹ (FED); Trịnh Minh Thảo, Hoàng Nguyên Khai, Nguyễn Văn Thụy, Đỗ Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thu Giang, Lê Công, Tô Khánh Toàn v.v…

Để thực hiện luận án “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng” tác giả nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan mật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

thiết đến đề

tài luận án đã được công bố

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 2

trong và ngoài nước. Cụ

thể, tổng

quan các công trình nghiên cứu về dịch vụ NHBL của các NHTM nói chung và

các công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ thương Việt Nam nói riêng.

NHBL của NH TMCP Công

Thông qua nghiên cứu tổng quan, tác giả sẽ làm rò hướng nghiên cứu

chính, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được, kết luận và

chỉ

ra những vấn đề

còn tồn tại

ở các công trình nghiên cứu có liên quan mà

luận án sẽ tập trung giải quyết. Từ đó, tác giả xác định rò mục tiêu đề tài luận án, nội dung và phương pháp nghiên cứu luận án phù hợp.

1. Lý do chọn đề tài

Vcơ slý lun. Hiện nay, khái niệm về dịch vụ NHBL khá đa dạng, chưa có sự thống nhất. Có quan điểm cho rằng dịch vụ NHBL chỉ là dịch vụ phục vụ cho khách hàng là các cá nhân, nhưng cũng có quan điểm cho rằng dịch vụ NHBL bao gồm cả dịch vụ phục vụ cho cá nhân, hộ gia đình và DNNVV. Về phạm vi hoạt động, trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ hiện cũng có sự thay đổi nhất định, việc cung cấp dịch vụ NHBL không còn là nghiệp vụ của riêng các ngân hàng, nó được xem như là một thị trường, nơi có sự tham gia của các công ty công nghệ.

Vcơ sthc tin. Vấn đề phát triển dịch vụ NHBL của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, NHTMCP Công thương Việt Nam nói riêng đặt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng về tài chính ngân hàng. Đặc biệt từ

năm 2018, hội nhập quốc tế của Việt Nam thực hiện trên nền tảng của các

Hiệp đinh tự do (FTA) thế hệ mới, sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ NHBL ngày càng gay gắt. Bên cạnh những cơ hội, việc quản lý và phát triển dịch vụ

NHBL của các NHTM đối mặt với nhiều thách thức, nhiều nhân tố mới xuất

hiện đến từ

các nhà cung cấp dịch vụ

NHBL nước ngoài. Điều này dẫn đến

chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam đã từng được

hoạch định nhiều năm trước giờ phải được điều chỉnh, thậm chí hoạch định lại để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới.

Tại Việt Nam với qui mô dân số hơn 96 triệu dân, hơn 90% là doanh nghiệp

nhỏ

và vừa (DNNVV), tỷ

lệ người dùng điện thoại thông minh (smartphone)

gần 80% (năm 2018)[81], nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ

NHBL nói riêng rất lớn. Về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam tính đến quý

3/2020 có 49 ngân hàng. Trong đó 4 NHTM 100% vốn nhà nước (Agribank,

Oceanbank, GPbank và CB), 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 9 ngân hàng

100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân hàng liên doanh[82]. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất lớn, trong đó dịch vụ NHBL là một phần trọng yếu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng này. Dịch vụ NHBL góp phần tăng đáng kể thu nhập cho NHTM, đem đến sự tiện

ích rất lớn cho khách hàng, nền kinh tế xã hội theo đó phát triển nhanh. Bên

cạnh đó, cũng từ

sức ép cạnh tranh ngày càng lớn về

mảng dịch vụ

này, các

NHTM đang chạy đua với thời gian trong việc hoạch định và thực thi chiến lược dịch vụ NHBL nhằm tăng thị phần, nâng cao chất lượng, số lượng dịch vụ, số

lượng khách hàng. Ngân hàng thương mại cổ (Vietinbank) là một trong số đó.

phần Công thương Việt Nam

Vietinbank là ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm đa số. Báo cáo thường

niên của Vietinbank năm 2019 cho thấy; giá trị tổng tài sản hơn 1,2 triệu tỷ

đồng, vốn chủ sở hữu hơn 77.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng hơn 953.000 tỷ,

lợi nhuận trước thuế

hơn 11.000 tỷ

đồng. Mạng lưới trong nước, Vietinbank

có155 chi nhánh, 07 công ty thành viên, 09 đơn vị sự nghiệp, gần 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Mạng lưới quốc tế, Vietinbank có 02 chi nhánh tại Đức, 01 ngân hàng con tại Lào, 01 văn phòng đại diện tại Myanma, cùng với đó là trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng

lãnh thổ trên thế giới. Là ngân hàng đứng trong top đầu của hệ thống NHTM, Vietinbank cũng đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Song, cho đến nay Vietinbank vẫn đang nỗ lực không ngừng và gặp không ít khó khăn trong việc tìm hướng đi đúng cho mảng dịch vụ này. Bởi có một thực tế đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Vietinbank nói riêng trong phân khúc dịch vụ NHBL là:

(1) Phương án phát triển dịch vụ NHBL chưa được xây dựng đồng bộ dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế.

(2) Kênh phân phối đa dạng nhưng chưa có sự phối hợp nhịp hàng, xuất hiện sự chồng chéo khi triển khai, phương thức giao dịch quầy vẫn chiếm ưu thế. Số lượng ATM đặt chủ yếu ở thị xã, khu đô thị và thành phố. Máy POS chưa được sử dụng triệt để.

(3) Các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để kết nối thống nhất chia sẻ hạ tầng kĩ thuật. Do vậy, gây lãng phí trong việc mua sắm máy móc thiết bị chưa tạo sự thuận lợi trong việc sử dụng thẻ. Dẫn đến làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

(4) Chưa có chiến lược tiếp thị rò ràng, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng

bán lẻ, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ NHBL. Chính

sách khách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao.

(5) Sự

hiện diện ngày càng nhiều của các tổ

chức tín dụng nước ngoài có

trình độ

quản lý cao, công nghệ

hiện đại, vốn lớn, có kinh nghiệm dày dặn

trong mảng dịch vụ NHBL

(6) Vấn đề bảo mật thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Nền tảng công

nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Hội nhập quốc tế trở thành trào lưu và hiện thực hóa tại nhiều quốc gia. Hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường trong

nước, trong đó có lĩnh vực tài chính ­ ngân hàng. Đặc biệt, bắt đầu từ 2018 việc hội nhập quốc tế của Việt Nam đi trên con đường của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nơi đó mức độ cam kết rộng nhất, bao gồm gần

như

toàn bộ

hàng hóa và dịch vụ

mà không có loại trừ;

mức độ

cam kết sâu

nhất; và cơ

chế

thực thi cực kỳ

cht chẽ; và nó bao gồm cả

những lĩnh vực

được coi là “phi truyền thống” như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà

nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa.

Thực tế cho thấy, không một ngân hàng nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì một ngân hàng có lợi thế về mặt này và hạn chế về mặt khác. Các ngân hàng cần nhận biết được điều này

để tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc phát huy tốt những điểm

mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Có

như

vậy các ngân hàng mới có thể

giữ

vững và phát triển được thị

phần, lợi

nhuận trong điều kiện mở cửa thị trường, có sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng trong nước và nước ngoài.

Thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của NHTM Việt

Nam nói chung và của Vietinbank nói riêng còn hạn chế nên khả năng phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) chưa cao.

Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện tự do hóa và mở rộng thị trường ngân hàng theo các cam kết quốc tế. Điều

này đã và đang tạo ra cho các NHTM Việt Nam những cơ

hội để

phát triển

nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức khó khăn phải vượt qua.

Cơ hội

Thnht, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, một mặt

cho phép các NHTM trong và ngoài nước được hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Hội nhập còn đem lại cho ngành ngân hàng Việt

Nam những cơ

hội trao đổi, hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực hoạch định chính

sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của các NHTM Việt Nam trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế, điều vốn là hạn chế của các NHTM Việt Nam hiện nay.

Thhai, sự tham gia thị trường của các NHTM nước ngoài làm gia tăng sự

lành mạnh và an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM. Mặt khác, thông qua hội

nhập, các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm

và trình độ

quản lý của các NHTM phát triển trên thế

giới. Bên cạnh đó, để

nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước, các NHTM trong nước phải chủ động thực hiện cơ

cấu lại tổ chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài

chính, thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đó là những điều

kiện quan trọng để các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả và

đứng vững trong cạnh tranh.

Thba, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Thtư, hội nhập sẽ giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát

triển đa dạng các dịch vụ

và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở

rộng hoạt

động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách

hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

Thnăm, việc hội nhập cũng đòi hỏi môi trường pháp lý phải được cải thiện hơn để thực hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo cơ hội để các NHTM cho vay và huy động vốn lớn hơn.

Thách thức

Thnht, đòi hi các NHTM Vit Nam nâng cao năng lc tài chính. Các NHTM Việt Nam hiện nay với tiềm lực tài chính còn hạn chế, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ có lợi thế về mạng lưới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phương và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần đi khi lĩnh vực ngân hàng thực sự tự do hóa hoàn toàn.

Thhai, hi nhp kinh tế quc tế sdin ra scnh tranh gay gt và khc lit trên thtrường ngân hàng Vit Nam. Các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ

ba,

hội nhập kinh tế

quốc tế

sẽ xuất hiện nhiều rủi ro với các

NHTM Việt Nam, trong khi cơ

chế

quản lý chưa hoàn thiện, nhất là cơ

chế

thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên

quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Nếu như

năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính ­ ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy ra: Hoặc là ngành ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả 2 trường hợp này đều có hại cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Thtư, hội nhập đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng

nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM Việt Nam.

Thnăm, các NHTM Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách quyết liệt trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng”

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Nghiên cứu trong nước

2.1.1. Các luận án tiến sĩ

(1) Năm 2009, tại trường Đại học KTQD, tác giả Hoàng Tuấn Linh đã

bảo vệ

luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển dịch vụ

thẻ

tại các ngân hàng

thương mi nhà nước Vit Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ thẻ ­ một trong những sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Không gian nghiên cứu được tác giả Tuấn Linh chọn là các NHTM có vốn chủ sở hữu nhà nước, nhóm ngân hàng thuộc nhóm big4 ở Việt Nam và cũng là nhóm NHTM đi đầu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán. Công trình khái quát lý luận về dịch vụ

thẻ, vai trò và đặc điểm của thẻ

thanh toán. Thực trạng dịch vụ

thẻ

tại các

NHTM nhà nước được tác giả tập trung mô tả và phân tích rất rò, qua đó làm nổi bật lên những kết quả đạt được, các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các NHTM nhà nước. Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ của công trình đúng chủ trương của NHNN và bám sát tồn tại đã nêu.

(2) Tác giả Đào Lê Kiều Oanh, năm 2011, bảo vệ thành công đề tài “Phát trin dch vngân hàng bán buôn, bán lti BIDV”. Ngân hàng đầu tư và phát

triển Việt Nam (BIDV) đứng trước sự đòi hỏi thực tiễn phải chuyển đổi từ

Xem tất cả 258 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí