Nâng Cao Chất Lượng Và Cơ Cấu Lại Nhân Lực Khối Dịch Vụ Nhbl

xây dựng mạng lưới ngân hàng đại lý và đưa mạng lưới này vào hoạt động càng sớm càng tốt.

3.3.2.6. Nâng cao chất lượng và cơ cấu lại nhân lực khối dịch vụ NHBL

(i) Nâng cao chất lượng đối với cán bộ trong lĩnh vực dịch vụ NHBL về

trình độ

nghiệp vụ, về

tác phong giao dịch cũng như

nhận thức về

tầm quan

trọng của dịch vụ bán lẻ. Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò sống còn và là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công và sự khác biệt đối với bất cứ tổ chức nào. Do đó, thực hiện giải pháp này vừa giúp nâng cao chất lượng dịch vụ

NHBL, vừa giúp phát triển quy mô dịch vụ tại Vietinbank. Sau đây là một số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

(ii) Thường xuyên đào to, bi dưỡng, cp nht kiến thc kinh doanh cho nhân sự bộ phận bán lẻ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng cho nhân sự bán lẻ nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng bán hàng, tạo tiền đề cho việc

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng - 29

triển khai các sản phẩm dịch vụ

mới.

Các chương trình giảng dạy của

Vietinbank cần thay đổi nhiều hơn để sẵn sàng cho một nguồn nhân lực đáp

ứng được nhu cầu của thực tiễn, phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0, đồng thời tránh được việc chảy máu chất xám. Hiện nay, nhân sự cấp trung và cao cấp trong ngành ngân hàng đang được các ngân khác khác, đặc biệt là các ngân hàng liên doanh và 100% vốn nước ngoài thu hút tuyển dụng. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao cần phải thực hiện trên toàn hệ thống Vietinbank.

(iii) Xây dựng chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao. Vietinbank cần quan tâm đến các chính sách tuyển dụng và đãi ngộ hấp

dẫn đối với những lao động này. Theo đó, để

có thể

phát triển nhanh và bền

vững trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, về lâu dài, Vietinban cần tiếp tục có các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng... vànghiên cứu chỉnh sửa hợp lý nhằm

thu hút được nhân tài phục vụ lâu dài cho Ngân haǹ g. Cùng với đó, công tác

tuyển dụng nhân sự khối bán lẻ cũng cần khắt khe hơn, không chỉ đòi hỏi về trình độ chuyên môn, kỹ năng công nghệ mà các vấn đề về kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp cung cần phải quan tâm hơn.

(iv) Nhân sự của Bancassurance và các sản phẩm dịch vụ mới. Để phát

triển dịch vụ Bancassurance, Vietinbank cần liên tục cập nhật thông tin về dịch vụ này và tổ chức các khóa đào tạo về Bancassurance cho cán bộ của Ngân hàng trong tất cả các chi nhánh nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc phân phối sản phẩm. Thông qua các khóa học, học viên sẽ được cung cấp những kiến thức về bảo hiểm và các sản phẩm sẽ triển khai qua kênh Bancassurance, học hỏi một số kinh nghiệm các công ty bảo hiểm có kinh nghiệm quốc tế trong quan hệ với khách hàng, chiến lược phân phối sản phẩm và marketing, trực tiếp tư vấn và bán sản phẩm bảo hiểm.

(v) Cơ cu li nhân skhi bán lẻ: Khi Vietinbank chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần sự lệ thuộc vào tín dụng, chuyển dịch cơ cấu

thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, coi phát triển dịch vụ

NHBL là trụ cột trong chiến lược phát triển của mình thì nhân sự cần phải được cơ cấu lại cho phù hợp. Cụ thể, Vietinbank cần cơ cấu lại nhân sự nói chung và nhân sự khối bán lẻ nói riêng. Việc cơ cấu này theo hướng tăng tỷ trọng nhân sự khối bán lẻ trong tổng nhân sự toàn hệ thống. Tỷ trọng nhân sự này xác định cơ

bản căn cứ vào tỷ lệ

thu nhập bán lẻ

mục tiêu Vietinbank đề

ra. Về

nhân sự

khối bán lẻ cũng cần được cơ cấu lại theo hướng gia tăng tỷ trọng nhân sự có chuyên môn liên quan trực tiếp bán hàng, tư vấn sản phẩm. Hiện nay, tỷ trọng nhân sự này tại Vietinbank chỉ khoảng 30%, NCS đề nghị tỷ trọng này tăng lên 50­60%, đây cũng là tỷ lệ các NHTM trên thế giới đang áp dụng.

Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đào tạo nhân viên tại chỗ là giải pháp cần áp dụng ngay. Vietinbank với mục tiêu tăng thu nhập từ Bancassurance, khách hàng phải hiểu được các tính năng ưu việt và những điểm vượt trội của các sản phẩm bảo hiểm do Vietinbank cung cấp thông qua các

nguồn tin đa chiều, mà sống động, thực tế nhất là từ giao dịch viên. Các giao dịch viên hơn ai hết phải hiểu rò và chắt lọc những thông tin cần thiết của sản phẩm và tư vấn cho khách hàng. Để khách hàng hài lòng, sẵn sàng chi trả cho

sản phẩm dịch vụ của Vietinbank thì chính giao dịch viên phải là người hiểu

khách hàng cần gì để

khơi gợi, cung

ứng cũng như

lưu lại các phản hồi của

khách hàng một cách tốt nhất.

Ngành Ngân hàng Việt Nam nói cung và Vietinbank nói riêng đang tồn tại tình trạng nguồn nhân lực “vừa thừa lại vừa thiếu”, trong đó, rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu gắn với ngân hàng và công nghệ.

3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.3.3.1. Hợp tác quốc tế và mở rộng thị phần

Hợp tác quốc tế

không chỉ

giúp Vietinbank thu hút nguồn vốn để

phát

triển kinh doanh mà còn nâng tầm thương hiệu Vietinbank trong giới đầu tư và các định chế tài chính trên toàn cầu. Vietinbank có thể phát triển hợp tác quốc tế và mở rộng thị phần bằng cách:

(i) Tiếp tục tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài. Tháng 1/2020, sau

khi Tổ

chức tài chính quốc tế

(IFC) và Quỹ

Đầu tư

cấp vốn IFC (IFC

Capitalization Equity Fund) hoàn tất bán ra hơn 55,7 triệu cổ phiếu của

Vietinbank, theo đó, tỷ

lệ sở

hữu của nhóm cổ

đông này tại VietinBank còn

4,99%. Việc IFC thoái vốn khiến tỷ lệ sở hữu vốn ngoại tại VietinBank được

mở rộng hơn (cơ

cấu cổ

đông hiện tại của VietinBank, Ngân hàng Nhà nước

đang sở hữu 64,46% cổ phần; Ngân hàng của Nhật Bản – MUFJ sở hữu 19,73%; IFC 4,99%). Mặt khác, theo “Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng Vit Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, giai đoạn 2021­2025, tỷ lệ sở hữu nhà nước tối thiểu tại các NHTM Nhà nước, trong đó có Vietinbank sẽ ở mức 51% thay vì 65% như hiện nay. Đây chính là cơ hội để Vietinbank thu hút được

nhà đầu tư ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế và mở rộng thị phần­ động thái cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

(ii) M

rộng hợp tác thanh toán biên mậu. Hội nhập quốc tế

trên nền

tảng các hiệp định FTA sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn về thanh toán xuất nhập khẩu

giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước trên thế giới. Vì

vậy, việc mở rộng hợp tác thanh toán biên mậu với các ngân hàng của các quốc gia có hoạt động thương mại với Việt Nam sẽ là con đường phát triển hợp tác quốc tế của Vietinbank. Hợp đồng hợp tác thanh toán biên mậu giữa Vietinbank và các ngân hàng của các quốc gia khác giúp khách hàng của Vietinbank thanh toán nhanh chóng và an toàn hơn. Tiện ích này góp phần tăng xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, thêm sự lựa chọn về thanh toán cho các doanh nghiệp.

(iii) Tchc các chương trình kết ni kinh doanh quc tế. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV là khách hàng của Vietinbank cơ hội gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là cách giúp Vietinbank phát triển hợp tác quốc tế và mở rộng thị phần.

(iv) Tiếp tục mở rộng qui mô mạng lưới ngân hàng đại lý quốc tế. Việc

đặt quan hệ

đại lý với các ngân hàng ở

các quốc gia trên thế

giới sẽ

giúp

Vietinbank có cơ hội hợp tác với các ngân hàng này. Từ đó, Vietinbank có thể được kết nối và tham gia đồng tài trợ cho các dự án tầm cỡ quốc tế.

3.3.3.2. Tăng cường quảng bá sản phẩm, chọn lọc kênh và nội dung quảng bá, đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ bán lẻ Vietinbank

Hiện Vietinbank có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Song, không

phải khách hàng nào cũng biết đến những ưu điểm của các sản phẩm dịch vụ vượt trội của Vietinbank. Các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank chưa chủ động đến với khách hàng mà chủ yếu đặt bị động tại các văn phòng, trụ sở Vietinbank. Vietinbank cần có hành động mạnh mẽ, quyết

liệt và thường xuyên hơn trong công tác tuyên truyền và quảng bá sản phẩm cho người dân để hiểu rò và sử dụng dịch vụ của Vietinbank.

Sử dụng các kênh thông tin hiện đại như trên tivi tại thời điểm có tỷ suất

người xem cao, trên các kênh online về nhạc, phim truyện, trên các kênh báo

mạng, facebook, radio…Các quảng cáo cần ngắn gọn và có hình ảnh động gây chú ý cho người xem và với mỗi kênh thông tin thiết kế một nội dung phù hợp với người nghe để tăng hiệu quả của thông tin cần quảng bá.

Vietinbank nghiên cứu các tiêu đề quảng cáo ngắn gọn và có xu hướng

gắn với công nghệ số để khách hàng hiểu được vị thế và mục đích hướng tới

của Vietinbank. Ví dụ

Vietinbank­ ngân hàng số

hàng đầu Việt Nam hoặc

Vietinbank­ ngân hàng hàng đầu về chất lượng và dịch vụ số…

3.3.3.3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Vietinbank và các Bộ ngành liênquan.

Như đã đề cập một trong những bất cập lớn hiện nay là sự hạn chế trong

việc phối kết hợp giữa các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng với các Bộ ngành (Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục, Bảo hiểm, …) trong việc sử dụng triệt để tính năng của thẻ ngân hàng. Các đề án lớn về giao thông công cộng, thanh toán không dừng, hệ thống tàu điện đang có xu hướng áp dụng công nghệ khác nhau. Điều này gây lãng phí rất lớn và không đảm bảo tính đồng bộ. Vietinbank sớm có sự trao đổi, thống nhất với các Bộ ngành triển khai đồng bộ các giải pháp về sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đến các giải pháp thanh toán các dịch vụ công cộng nêu trên, thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp, ví dụ thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán khi sử dụng giao thông công công, nộp thuế, nộp tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc, và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác.

3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.4.1. Kiến nghị Chính phủ

Chính phủ đẩy nhanh kế hoạch thoái vốn khỏi các NHTM Nhà nước. Như vậy,VietinBank bắt kịp cơ hội thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là dòng vốn ngoại, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng với các tổ

chức tín dụng nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chính phủ sớm

hoàn tất việc sửa đổi Nghị

định 91/2015/NĐ­CP về

đầu tư

vốn nhà nước vào

doanh nghiệp và quản lý, sử

dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp để

các ngân

hàng thương mại có cổ phần chi phối của nhà nước trong đó có VietinBank có cơ sở được tăng vốn và nhanh chóng đáp ứng chuẩn mực Basel II về tỷ lệ an toàn vốn, đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cho hoạt động ngân hàng, sửa đổi Đề án thanh toán không dùng tiền mặt; khung pháp lý, cơ chế quản lý thử nghiệm ­ Regulatory Sandbox cho hoạt động Fintech, ngân hàng số, cho vay ngang hàng, ví điện tử, tiền di động, hợp tác ngân hàng –

Fintech và Bigtech, chia sẻ dữ

liệu..., tạo điều kiện cho các tổ

chức tín dụng

triển khai ngân hàng số thành công. Chính phủ tạo điều kiện bằng các hành lang pháp lý, các định hướng chiến lược để ngân hàng, các công ty fintech, bigtech có thể tham gia và cùng đưa ra giải pháp thúc đẩy chi tiêu không tiền mặt. Khi có được các hành lang pháp lý và chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý thì các ngân hàng và doanh nghiệp sẽ vào cuộc mạnh mẽ hơn.

Chính phủ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện; phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận,

sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí

hợp lý; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện; hoàn thiện, tăng hiệu quả sử

dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện.

Chính phủ tiếp tục thúc đẩy chương trình số hóa, áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống, xã hội. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và có cách thức khai thác hiệu quả vào các hoạt động ngân hàng, tài chính, phục vụ

phát triển đất nước và quản lý xã hội. Để đảm bảo an toàn và đẩy nhanh tài

chính toàn diện, Chính phủ nên cho phép ngân hàng thương mại truy cập hệ

thống cơ

sở dữ

liệu quốc gia về dân cư. Hệ

thống cơ

sở này đang được Bộ

Công an tập trung xây dựng

Chính phủ cần chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng điện tử và xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia đối với phát triển thị trường; ban hành quy định các chính sách an ninh bắt buộc đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính số để giảm thiểu rủi ro thất thoát tài sản và dữ liệu; có chính sách đầu tư vốn, công nghệ xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia, xây dựng hệ thống pháp lý quy định số hóa dữ liệu, cập nhật và cung cấp thông tin cho trung tâm dữ liệu.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông các nhà mạng trong việc xây dựng kho dữ liệu sinh trắc học và đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng kho dữ liệu quốc gia trong tương lai.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử trong khu vực nhà nước và dịch

vụ hành chính công. Kết nối cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính,

cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương với cổng thanh toán điện tử của

Ngân hàng Nhà nước để hỗ

trợ

phát triển dịch vụ

nộp thuế

điện tử

và thanh

toán trong thương mại điện tử và các điểm bán lẻ. Các ngân hàng cần có các

chương trình khuyến khích, chính sách thanh toán điện tử

3.3.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước

ưu đãi khi sử

dụng các phương thức

Đề nghị NHNN đồng ý chủ trương xây dựng mô hình một đơn vị quản lý tập trung các giao dịch POS chung cho toàn thị trường. Điều này góp phần tiết

kiệm chi phí trong việc phát triển hạ tầng thanh toán của mỗi ngân hàng. Theo

đó, các ngân hàng sẽ trường

thống nhất chính sách phí dịch vụ

hợp lý cho toàn thị

Với vai trò đầu mối, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường tham

gia vào các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, đẩy mạnh

hợp tác về

tài chính toàn diện trong khuôn khổ

APEC, ASEAN, CP TPP, EV

FTA và với các đối tác phát triển như WB, ADB… nhằm huy động và tận dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để triển khai tài chính toàn diện thành công tại Việt Nam.

NHNN tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách và ban hành các quy định

quản lý tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thành tựu của CMCN

4.0 vào hoạt động ngân hàng, thanh toán. Qua đó cho phép các đơn vị cung ứng

các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện ích, hợp nhu cầu theo hướng lấy khách

hàng làm trung tâm, góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh năng động, liên tục đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành.

3.3.3. Kiến nghị Bộ tài chính

Bộ Tài chính sớm hoàn thiện trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ­CP nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng vốn điều lệ cho các ngân

hàng thương mại cổ Vietinbank.

phần Nhà nước nắm quyền chi phối, trong đó có

Áp dụng mức thuế ưu đãi đối với các sản phẩm dịch vụ NHBL mới đưa ra thị trường. Thực tế, khi đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ mới, ngoài

việc ngân hàng phải chịu nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường,

Xem tất cả 258 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí