Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 1




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------


LÊ VĂN SƠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


Đề tài

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế - 1

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.10


Hà nội, 2009




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------


LÊ VĂN SƠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Đề tài

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.10


Hà nội, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------


LÊ VĂN SƠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Đề tài

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.10


Hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Văn Dũng


Hà nội, 2009


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nông thôn là vùng rộng lớn, đông dân cư, song đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ bước thiết của nước ta hiện nay, nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân ở nông thôn đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và xây dựng đời sống văn hoá mới ở nông thôn.

Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ngày nay, phát triển công nghiệp nông thôn là một vấn đề không chỉ thu hút sự quan tâm của Việt Nam mà còn được nhiều nước đang phát triển coi trọng. Điều đó chứng tỏ phát triển công nghiệp nông thôn có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 70% lực lượng lao động toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra 20,8% GDP. Thời gian nông nhàn chiếm 21%/năm, gần 8 triệu lao động bị thất nghiệp. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng, năm 1996 là 2,71 lần, năm 2001 là 3,45 lần đến năm 2005 thì con số này là 5 lần. Mặc dù số lượng lao động lớn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 22,35% giá trị sản xuất công nghiệp.[31, tr.1]

Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ góp phần động viên những tiềm năng của các nguồn lực trong các thành phần kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Nó cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội theo hướng hiện đại, thúc đẩy kinh tế


hàng hoá ở nông thôn phát triển mạnh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực trung Trung bộ, án ngữ quốc lộ 1A xuyên qua là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đây là khu vực, điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, ít thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Địa hình chia cắt mạnh, không bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp ít ỏi rất khó khăn cho nông nghiệp. Hơn nữa, vào mùa hạ thời tiết thường nóng và khô, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên mùa thu thường mưa rất nhiều gây nên lũ lụt gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi đặc biệt là ở những vùng thấp trũng và duyên hải.

Trong khi đó, Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi về những yếu tố cho phát triển công nghiệp nông thôn như có tài nguyên phong phú, có nhiều loại khoáng sản thích hợp cho việc phát triển công nghiệp như công nghiệp khai thác, công nghiệp xây dựng; có những khu rừng và vùng nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản và một số ngành thủ công nghiệp khác; có bờ biển dài hơn 120 km với ngư trường rộng và hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Trong lịch sử, Thừa Thiên Huế, với tỉnh lỵ là thành phố Huế, nơi đã từng được nhà Nguyễn chọn làm kinh đô nên trước đây đã có sự tập trung thu hút một lượng rất lớn thợ thủ công lành nghề từ các nơi khác trong cả nước về phục vụ cho nhu cầu xây dựng hoàng cung, sản xuất các sản phẩm phục vụ hoàng tộc, quan lại… cũng như đến để làm ăn sinh sống. Đây là yếu tố cơ bản để hình thành nhiều phường nghề, làng nghề truyền thống và phát triển ra ven đô cũng như các khu vực khác ở nông thôn Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các làng nghề truyền thống đó, có thể huy động nguồn lực sẵn có của các làng nghề như kỹ nghệ và kinh nghiệm sản xuất cũng như


đội ngũ thợ thủ công lành nghề nhằm thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Do đó, việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm tận dụng các lợi thế của địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ này.

2. Tình hình nghiên cứu

Công nghiệp nông thôn là khái niệm mới được quan tâm nghiên cứu trong khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ XX, song trong thực tế thì công nghiệp nông thôn được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các quá trình phát triển khác nhau gắn liền với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu.

Ở Việt Nam, công nghiệp nông thôn đã được khá nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về công nghiệp nông thôn ở nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cho đến nay, một số công trình nghiên cứu về công nghiệp nông thôn như:

Đề tài cấp nhà nước KX. 08-07 “Định hướng và chuyển giao công nghệ thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn” do Nguyễn Văn Hường (1992-1993), Đặng Ngọc Dinh (1994-1995) làm chủ nhiệm.

Luận án phó tiến sĩ của Vũ Thị Thoa (1999): “Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”; luận án tiến sĩ của Hà Văn Ánh (2000): “Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh”; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hùng (2005): “Phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Ngoài ra còn có một số đề tài liên quan mật thiết với vấn đề này như:

Luận án phó tiến sĩ “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lục (1996); đề tài “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá” của Trần Minh Yến


(2003), “Phát triển thị trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do PSG. TS. Trần Văn Chử (2003-2004) làm chủ nhiệm, “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Văn Phát (2002).

Trong các công trình nghiên cứu nói trên, tuy các tác giả có các cách tiếp cận khác nhau về công nghiệp nông thôn song các tác giả đã có sự thống nhất khi đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:

- Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kinh tế nông thôn nằm trong cơ cấu công nghiệp chung của cả nước.

- Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc phát triển kinh tế nông thôn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Tổng kết một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số nước, địa phương và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp nông thôn cho từng vùng nhất định. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến công nghiệp nông thôn trên một địa bàn cụ thể ở tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó luận văn này tiếp tục đi sâu nghiên cứu về công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế một cách có hệ thống làm cơ sở để xây dựng phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn trong những năm tiếp theo.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn: từ những cơ sở về lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp nông thôn nhằm làm rõ thự trạng phát triển công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu của quá trình đó, luận văn đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo.


Nhiệm vụ của luận văn:

- Khái quát lý luận về công nghiệp nông thôn một cách có hệ thống và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

- Trình bày một số mô hình phát triển công nghiệp nông thôn của các nước, khu vực trên thế giới và một số địa phương có thể vận dụng vào việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản có tỉnh khả thi nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn tập nghiên cứu các quan hệ kinh tế và chính sách của Nhà nước tác động đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn.

Phạm vi nghiên cứu:

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dưới các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đang tồn tại và phát triển ở nông thôn trên đại bàn tỉnh.

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý của các công trình nghiên cứu đã được công bố tác giả luận văn xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp nông thôn và sử dụng nó để phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để phát triển công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023