Thu Nhập Trên Mỗi Cổ Phiếu Của Ctcp Nam Việt 2010 - 2013

mình vẫn là một công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai sau khi nền kinh tế phục hồi.

4.2.5. Các tỷ số về chứng khoán

4.2.5.1. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS:


Bảng 4.18: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của CTCP Nam Việt 2010 - 2013


Với số cổ phiếu bình quân không đổi trong suốt thời gian 2010 2013 lợi nhuận 1


Với số cổ phiếu bình quân không đổi trong suốt thời gian 2010-2013, lợi nhuận công ty có xu hướng giảm do các nguyên nhân đã phân tích ở trên làm cho thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu của giai đoạn này cũng giảm. Cụ thể là 1.457đ/cp vào năm 2010, 1.496đ/cp vào năm 2011, 560đ/cp năm 2012 và chỉ còn 475đ/cp.

4.2.5.2. Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần P/E:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Bảng 4.19: Tỷ số P/E của CTCP Nam Việt 2010 - 2013


P E của công ty giảm mạnh trong năm 2011 chỉ còn 4 88 lần từ 9 06 lần ở năm 2

P/E của công ty giảm mạnh trong năm 2011 chỉ còn 4,88 lần từ 9,06 lần ở năm 2010. Vì P/E là tỷ số được thiết kế để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty nên ở đây có thể biết được trong năm 2011, nhà đầu tư chỉ sẵn sàng bỏ 4,88 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận của công ty. Sự suy giảm P/E cũng cho thấy sự đánh giá không tốt của các nhà đầu tư về cổ phiếu của công ty Navifico. Sang năm 2012-2013, P/E đã tăng trở lại. Tuy năm này giá thị trường và EPS của cổ phiếu đều giảm nhưng mức giảm của cổ phiếu ít hơn mức giảm của EPS nên cũng có thể nhận định rằng nhà đầu tư vẫn còn lòng tin vào triển vọng phát triển trong tương lai của công ty.

4.2.5.3. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường DPS:

Bảng 4.20: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường của CTCP Nam Việt 2010 - 2013


Từ bảng số liệu trên cho thấy số cổ tức mà nhà đầu tư nhận được trên 3


Từ bảng số liệu trên cho thấy số cổ tức mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phiếu đang giảm qua các năm.

4.2.5.4. Tỷ suất cổ tức DY:


Bảng 4.21: Tỷ số cổ tức của CTCP Nam Việt 2010 - 2013


Tuy rằng trong năm 2011 cổ tức mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư nhận được là 4


Tuy rằng trong năm 2011, cổ tức mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư nhận được là

1.200 đồng là mức cao nhất trong suốt 4 năm; cụ thể năm 2010 là 1.200đ/cp, 2012 và 2013 là 900đ/cp, nhưng so với số tiền mà nhà đầu tư đã bỏ ra để mua cổ phiếu đó thì tỷ lệ thu nhập từ cổ tức năm 2011 cao hơn hẳn, đạt 16%, trong khi con số này chỉ còn 13% ở năm 2013.

4.2.5.5. Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách M/B:


Bảng 4.22: Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách cổ phiếu CTCP Nam Việt 2010 - 2013


Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách cho biết quan hệ giữa giá trị thị 5

Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá sổ sách của công ty, đồng thời nó phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.

Trong giai đoạn 2010-2011, tỷ số M/B của công ty giảm cho thấy sự đánh giá triển vọng thấp của thị trường đối với cổ phiếu của công ty. Đến năm 2012-2013, tỷ số này được giữ ổn định như mức ở năm 2011 cho thấy thị trường bắt đầu ổn định lại lòng tin với công ty.

4.3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG TRÌNH DUPONT

4.3.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất


𝐑𝐎𝐀 =

Lãi ròng

Tổng tài sản

=

Doanh thu

Lãi ròng × Doanh thu

Tổng tài sản

= ROS × VQTTS

ROA (2012) = 2,61% x 0,97 = 2,53%

ROA (2013) = 2,03% x 1,03 = 2,09%

ROA = ROA (2013) – ROA (2012) = - 0,44%

Tác động của ROS tới ROA:

ROA = ROS x VQTTS(2012)

= (2,03% - 2,61%) x 0,97 = - 0,56%

Tác động của VQTTS tới ROA:

ROA = ROS (2013) x VQTTS

= 2,09% x (1,03 – 0,97) = 0,13%

Tổng hợp cả 2 yếu tố ROA thay đổi: - 0,56 + 0,13 = - 0,43%

Như vậy nhân tố chính đóng vai trò quyết định đối với ROA là ROS.

Như đã nói ở trên, doanh thu của Navifico tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, tuy năm 2013 doanh lợi tiêu thụ có giảm nhưng nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố khách quan từ nền kinh tế tác động nhiều hơn. Nếu công ty muốn gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải có biện pháp thích hợp để tăng trước hết là doanh lợi tiêu thụ và/hoặc vòng quay tổng tài sản


4.3.2. Đẳng thức Dupont thứ hai



𝐑𝐎𝐄 =

Lãi ròng

Lãi ròng

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

=

×


= 𝐑𝐎𝐀 ×

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

ROE (2012) = 2,53 % x 183.119 = 4,96%

93.456

ROE (2013) = 2,10 % x 178.703 = 3,9%

96.176

ROE = ROE (2013) – ROE (2012) = - 1,06%

Tác động của ROA lên ROE:

ROE = ROA x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu


(2012)

= (2,10% - 2,53%) x 183.119 = - 0,84%

93.456

Tác động của tỷ số đòn bẩy lên ROE:

ROE = ROA (2013) x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

= 2,10% x (178.703 - 183.119) = - 0,21%

96.176 93.456


Tổng hợp cả 2 yếu tố ROE thay đổi:- 0,84 + (- 0,21) = - 1,05%

Như vậy có thể thấy được ROE giảm nguồn gốc là do ROA giảm. Muốn ROE tăng ở kì tới thì ROA phải tăng, và để ROA tăng thì phải làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy ROE của công ty giảm chủ yếu là do công ty sử dụng chưa hiệu quả tài sản hiện có thể hiện qua việc giảm vòng quay tài sản, mức lợi nhuận gộp giảm qua các năm đồng thời chi phí cũng chưa được kiểm soát tốt. So với năm 2012 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty đã giảm từ 49% xuống còn 47%, điều này chứng tỏ trong năm 2013 công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ ít hơn năm 2012.

Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, những doanh nghiệp nào có mô hình kinh doanh tốt, cơ chế quản lý đầu vào hiệu quả, doanh thu tăng trưởng dựa chủ yếu trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính sẽ là khoản đầu tư tốt trong trung và dài hạn.

4.3.3. Sơ đồ Dupont năm 2013 của Navifico

ROE 4%

ROA Chia 1- Tỷ số nợ 2,09% 52,25%

Doanh lợi tiêu thụNhânVòng quay TS

2,03% 1,03

LN ròng

3.797

Chia

Doanh thu

186.938

Doanh thu

186.938

Chia

BQ Tổng tài sản

180.911

Tổng doanh thu

Tổng chi phí

TS ngắn hạn

TS dài hạn

TS khác


Hình 4.1: Sơ đồ Dupont năm 2013 của CTCP Nam Việt

4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY:


Bảng 4 23 Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 6

Bảng 4.23: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của CTCP Nam Việt 2010 – 2013


Điểm mạnh:

Lượng nợ tuy đã tăng nhiều nhưng vẫn được ý thức duy trì ở 1 mức an toàn so với tổng tài sản và nguồn vốn, cân bằng giữa khả năng sinh lợi và rủi ro khi sử dụng nợ.

Vẫn duy trì khả năng tự chủ tài chính cho mình, duy trì cơ cấu tài chính cao nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào nợ, cũng như khả năng trả nợ và lãi vay luôn được đảm bảo.

Chính sách bán hàng tương đối ổn định

Ban quản trị có phương pháp cải thiện việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập khá trong thời kì khó khăn.

EPS tuy có xu hướng giảm dần nhưng DPS vẫn mang tính ổn định cho thấy cam kết của công ty đối với lợi ích của cổ đông

Tỷ số P/E luôn tăng qua các năm thể hiện lòng tin của thị trường đối với công ty ngay trong tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng khả năng sản xuất kinh doanh.

Điểm yếu:

Bảng tổng hợp đã chỉ ra rất rõ thời gian này, tài chính công ty không được ổn định và suy giảm dần qua các năm do tác động rất lớn từ nền kinh tế.

Lượng nợ tăng nhanh nhằm bù đắp các chi phí đã làm thay đổi lớn tới cơ cấu tài chính công ty.

Doanh thu không ổn định, chi phí liên tục tăng dẫn tới lợi nhuận sụt giảm mạnh, không còn lý tưởng.

Chương 5

HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NĂM 2014


5.1. TỔNG QUAN KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ 2014

Trước khi bắt đầu với bất kì dự báo nào, ta xem xét các yếu tố vĩ mô và ngành liên quan ảnh hưởng đến công ty sau:

Công ty có thâm niên hoạt động lâu năm, là một trong những công ty đầu ngành dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và gỗ nội thất.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty bao gồm cả nội địa và nước ngoài.

Công ty sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước tuy nhiên nguồn cung này đa số không được chuẩn hóa, thiếu tính ổn định về nguồn cung cấp, thiếu thị trường giao dịch nguyên liệu gỗ.

Chính sách năng lượng, nước, môi trường,… thời gian này thay đổi nhiều tạo áp lực chi phí lớn, có nguy cơ làm tăng giá thành sản phẩm

Tình hình kinh tế từ 2010 không lạc quan, sức cầu trong và ngoài nước đều suy giảm mạnh.

Tình hình bất động sản Việt Nam năm 2013 phục hồi chậm, tồn kho lớn. Quý 3 là mùa cao điểm xây dựng nhưng tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn chậm, không có tín hiệu khởi sắc.

Ngành sản xuất VLXD phụ thuộc rất lớn vào thị trường BĐS. Thị trường sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành sản xuất VLXD chứ ngành này không quyết định được thị trường.

2014 nền kinh tế sẽ tăng trưởng và ổn định hơn năm 2013, từ đó kéo theo thị trường bất động sản sẽ có những chuyển biến tốt lên. “Nhận xét về thị trường 2014, bà Đỗ Thị Thu Hằng, trưởng phòng nghiên cứu Savills Việt Nam cho rằng, thị trường sẽ tốt hơn và là động lực thúc đẩy thị trường đi lên vào năm 2015. Tuy nhiên, mức độ đi lên của thị trường sẽ được cải thiện dần dần từng bước, chứ không thể nhanh và “nóng” như trước đây” (Kiều Thuật, 17/02/2014, “Bất động sản ồ ạt chào hàng đón tín hiệu tốt của thị trường”, Cafef.vn)

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí